Những nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam (Trang 27)

Ganesh Mani và Srivyal Vuyyuri (2005) nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến giá vàng ởẤn Độ bằng mô hình hồi quy nhiều biến gồm lạm phát kỳ vọng, lãi suất kỳ vọng, tỷ

giá hối đoái giữa đồng USD và đồng Rupees Ấn Độ, chỉ số giá chứng khoán, giá bạc và độ

trễ của giá vàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát kỳ vọng không ảnh hưởng nhiều

đến giá vàng, lãi suất kỳ vọng có tác động nghịch chiều với giá vàng: khi lãi suất tăng, các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán hay người dân sẽđem vàng và các khoản thu nhập khác gửi đểđược lãi suất cao. Tỷ giá hối đoái của đô la Mỹvà đồng Rupees Ấn Độ có ảnh hưởng

đáng kểđến giá vàng. Giá vàng bị ảnh hưởng phần lớn là độ trễ của chính nó. Giá kim loại thay thếvàng như bạc cũng có ảnh hưởng đến giá vàng, còn chứng khoán dường như không

có ảnh hưởng đáng kểđến giá vàng.

Vural (2003) đã thử nghiệm độ nhạy cảm của giá vàng với các biến số khác nhau (USD/Euro, chỉ số sản xuất công nghiệp Dow Jones, giá dầu, lãi suất, giá bạc và giá đồng) xây dựng mô hình hồi quy đa biến sử dụng dữ liệu hàng tháng từnăm 1990 đến 2003. Kết quả là giá vàng liên quan cùng chiều với giá dầu, giá bạc và giá đồng, tương quan nghịch chiều với lãi suất, tỷ giá USD/Euro và chỉ số Dow Jones.

Ismail và cộng sự(2009) đã tiến hành nghiên cứu dự báo giá vàng bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Multiple Linear Regression (MLR). Mô hình nghiên cứu của các tác giả này có 1 biến phụ thuộc và 8 biến độc lập. Biến phụ thuộc là giá vàng thế giới, 8 biến độc lập gồm có Chỉ số hàng hóa CRB, Tỷ giá EUR/USD, Tỷ lệ lạm phát Mỹ, Cung tiền M1 của Mỹ, Chỉ số New York Stock Exchange, Chỉ số Standard & Poor 500, Lãi suất trái phiếu của Mỹ và chỉ số USD. Các số liệu cho mô hình MLR được xử lý bằng chương

trình SPSS với thông số Mean Square Error (MSE) có chức năng đểxác định độ chính xác dự báo. Kết quả là có hai mô hình được xem xét:

• Đầu tiên là mô hình xem xét tất cả các biến độc lập có thể. Mô hình này khá hữu ích để dựđoán giá vàng với 85,2% của các biến thể mẫu giá vàng hàng tháng giải thích bằng mô hình.

• Mô hình thứ hai xem xét bốn biến độc lập sau: Chỉ số hàng hóa CRB, Tỷ giá EUR/USD, Tỷ lệ lạm phát Mỹ và cung tiền M1 có ý nghĩa. Về dự báo, mô hình thứhai đạt

được mức độ chính xác dự báo. Sốlượng phương sai giải thích là khoảng 70% và hệ số hồi

quy cũng cung cấp một phương tiện đánh giá tầm quan trọng tương đối của biến cá nhân trong dựđoán tổng thể của giá vàng.

Kết quả nghiên cứu có bốn biến tác động đến giá vàng bao gồm Chỉ số hàng hóa

CRB tương quan thuận, Tỷgiá EUR/USD tương quan thuận, Tỷ lệ lạm phát tương quan

nghịch và Cung tiền M1 tương quan thuận với giá vàng.

Pravit Khaemasunun (2009) đã tiến hành nghiên cứu dự báo giá vàng Thái Lan bằng mô hình ARIMA (1,1,1). Mô hình nghiên cứu có 1 biến phụ thuộc và 14 biến độc lập. Biến phụ thuộc là giá vàng Thái Lan, 14 biến độc lập là giá dầu, chỉ số SET, Lãi suất, Giá

vàng phái sinh tương lai, Dịp tết âm lịch (biến giả), Tỷ giá USD/THB, Tỷ giá AUD/THB, Tỷ giá CAD/THB, Tỷ giá PEN/THB, Tỷ giá HKD/THB, Tỷ giá JPY/THB; Tỷ giá EU

ponds (Đức & Ý)/THB, Tỷ giá SGD/THB, Tỷgiá COP/THB (mười nước đứng đầu về xuất khẩu vàng trong thời gian nghiên cứu của tác giả). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như sau: Tỷ giá AUD/THB, Tỷ giá JPY/THB, Tỷ giá CAD/THB, Tỷgiá EU ponds/THB, Giá vàng phái sinh tương lai, Giá dầu

tương quan thuận với giá vàng Thái Lan. Trong khi đó Tỷgiá USD/THB tương quan nghịch với giá vàng Thái Lan. Nghiên cứu cho thấy mô hình ARIMA là mô hình tốt nhất cho dự

báo giá vàng Thái Lan mặc dù mô hình có chứa một số lỗi. Bài viết có đề cập đến yếu tố mà nhà đầu tư nên quan tâm nhất đó là đồng đôla Mỹ, vì nó có giá trị hiệu quả cao nhất trong số tất cả các yếu tố, nếu tỷ giá USD/THB giảm có nghĩa rằng giá vàng Thái Lan nhiều khảnăng sẽtăng lên.

Cũng trong bài nghiên cứu của Pravit Khaemasunun (2009) có trích dẫn kết quả

thời gian 1/1/1998 - 30/10/2005, kết quả cho thấy có 4 yếu tốảnh hưởng đến giá vàng Thái Lan là Giá vàng thế giới, Tỷ giá USD/THB, Chỉ số CPI Thái Lan và vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ.

Topcu (2010) xem xét mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số Dow Jones, Chỉ số

USD, Giá dầu, Tỷ lệ lạm phát Mỹ, Cung tiền M3 của Mỹ từ 1995 đến 2009. Kết quả cho thấy chỉ số Dow Jones tương quan thuận với giá vàng, Chỉ sốUSD tương quan thuận với giá vàng, Cung tiền M3 tương quan nghịch với giá vàng. Nghiên cứu của Topcu chủ yếu

dùng phương pháp thống kê mô tả nhằm mục đích thực nghiệm xác định các yếu tố ảnh

hưởng đến giá vàng.

Cengiz Toraman và cộng sự(2011) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng: Một nghiên cứu của mô hình MGARCH được ước tính bằng mô hình CCC. Các biến độc lập bao gồm Giá dầu, Chỉ số USD, Tỷ lệ lạm phát Mỹ, Lãi suất thực Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy Chỉ số USD và Giá vàng tương quan nghịch, Giá dầu và Giá vàng có mối

tương quan thuận.

Sindhu (2013), một nghiên cứu về sựtác động của các yếu tốđược lựa chọn lên giá vàng ở Ấn Độ. Các biến độc lập được chọn là Tỷ giá USD/INR, Giá dầu, Tỷ lệ Repo, Tỷ

lệ lạm phát Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy Giá vàng và Tỷgiá USD/INR tương quan

thuận, Giá vàng và Giá dầu tương quan nghịch, Giá vàng và Tỷ lệRepo tương quan thuận trong thời gian từ tháng 11/2006 - 08/2008; 03/2010 - 10/2011 và tương quan nghịch từ

tháng 09/2008 - 02/2010, Giá vàng và Tỷ lệ lạm phát Ấn Độtương quan thuận. Trong bài nghiên cứu này tác giả kết luận rằng “Vàng thực sự là một hàng rào chống lại sự biến động của đồng đô la Mỹ trên sàn giao dịch nước ngoài”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)