CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc đểm hình thái và chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương trong nghiên cứu
3.1.2. Chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương tại các địa điểm nghiên cứu
Chiều cao thân chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đặc tính sinh trưởng của cây đậu tương. Thân cây đậu tương đóng vai trò là nơi vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ về lá, quả, hạt và sản phẩm đồng hóa từ lá vào hạt. Thân cây đậu tương còn làm giá đỡ cho cành, lá, quả, hoa
Sự sinh trưởng về chiều cao thân chính sẽ làm tăng số đốt, dẫn đến tăng số lượng quả và làm tăng năng suất.
Chiều cao cây biến động rất lớn tùy theo đặc tính di truyền của từng giống và điều kiện ngoại cảnh. Sự sinh trưởng chiều cao cây đậu tương phản
ánh khả năng tích lũy chất khô và sự di truyền của giống. Mối tương quan giữa sinh trưởng dinh dưỡng được biểu hiện bằng tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây. Thông qua chiều cao thân chính ta đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống đổ của cây đậu tương nói chung và năng suất cá thể nói riêng. Sự tăng trưởng chiều cao thân chính ảnh hưởng trực tiếp đờn tốc độ ra lỏ, cành, số hoa hữu hiệu. Kết quả theo dừi chỉ tiờu chiều cao thân chính trên đồng ruộng thu được kết quả ở bảng 3.2.
Kết quả trong bảng 3.2. cho thấy, chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương có sự biến động lớn khi trồng tại ba địa điểm của khu vực Nghệ An.
Chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương trồng tại địa điểm Nam Đàn: Chiều cao cây cuối cùng giao động từ 39,46 ÷ 69,73 cm, trong đó có hai giống đậu tương có chiều cao lớn đó là ĐT20, ĐT2008 (69,73 cm và 66,34 cm) và có sự sai khác về mặt thống kê so với các giống khác, nhưng giữa hai giống này lại không có sự sai khác về mặt thống kê. Giống ĐT2101, ĐVN6 có chiều cao cây thấp hơn so với giống đối chứng ĐT84.
Chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương trồng tại địa điểm Nghi Lộc: Chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương giao động từ 34,82 ÷ 48,80 cm, trong đó giống đậu tương ĐT2008 có chiều cao cây đạt giá trị cao nhất (48,80cm) và có sự sai khác về mặt thống kê so với các giống đậu tương khác. Giống ĐT12, ĐT26 có chiều cao cây thấp hơn so với giống đối chứng ĐT84. Các giống khác như ĐT22, ĐT19, ĐT20, ĐT2101, VX93 có chiều cao cây cao hơn hơn và có sự sai khác về mặt thống kê so với giống đối chứng ĐT84. Chiều cao cây của giống ĐVN6 không thấy có sự sai khác về mặt thống kê so với giống đối chứng ĐT84.
Bảng 3.2. Chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương tại các địa điểm nghiên cứu
Địa điểm Giống
Chiều cao cây cuối cùng (cm)
Nam Đàn Nghi Lộc Anh Sơn
ĐVN6 40,63a 37,17c 33,35b
ĐT12 46,07b 34,82a 32,25b
ĐT22 49,05bc 38,37d 33,18b
ĐT19 44,65b 38,12d 34,60b
ĐT20 69,73e 43,75e 42,74c
ĐT26 55,14cd 36,11b 36,96
ĐT2008 66,34e 48,80g 44,37c
ĐT2101 39,46a 38,44d 21,12a
VX93 50,84cd 46,68f 44,39c
ĐT84 51,94cd 37,62c 34,78b
LSD0,05 4,46 0,88 2,96
CV% 5,10 1,30 4,80
Ghi chú: Trong cùng một cột các chữ cái mũ khác nhau là khác nhau (P<0,05).
Chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương trồng tại địa điểm Anh Sơn: Chiều cao cây giao động từ 2,12 ÷ 44,39 cm, trong đó giống đậu tương ĐT20, ĐT2008, XV9-3 có chiều cao cây cao hơn và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng ĐT84, giữa các giống đậu tương này không thấy có sự sai khác. Giống ĐT2101 có chiều cao cây thấp nhất, thấp hơn so với giống đối chứng. Các giống khác như ĐVN6, ĐT12, ĐT22, ĐT19 chiều cao thân chính không thấy có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng ĐT84 và giữa các giống này cũng không thấy có sự sai khác về mặt thống kê.
Kết quả trên cho thấy cùng một giống đậu tương nhưng khi đem trồng tại các vùng sinh thái khác nhau thì chiều cao cây cuối cùng cũng khác nhau, chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương đạt cao nhất khi trồng tại địa điểm Nam Đàn sau đó giảm dần ở địa điểm Nghi Lộc và thấp nhất khi trồng ở vùng núi Anh Sơn. Tuy nhiên, giống đậu tương ĐT2008 luôn là giống có chiều cây cao nhất tại cả ba địa điểm trồng, các giống có chiều cao cây thấp như ĐVN6, Đ12, ĐT2101, ĐT22, ĐT19.
3.1.3. Diện tích lá của các giống đậu tương tại các địa điểm nghiên cứu