0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TẠI CÁC VÙNG SINH THÁI CHỦ YẾU CỦA NGHỆ AN (Trang 38 -38 )

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng 10 giống đậu tương sau: ĐVN6, ĐT12, ĐT22, ĐT19, ĐT20, ĐT26, ĐT2008, ĐT2101, VX93, ĐT84. Trong đó giống ĐT84 sử dụng làm giống đối chứng.

2.2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm 1: Đại diện cho vùng đồng bằng được bố trí tại xã Hùng Tiến, Nam Đàn, Nghệ An.

Địa điểm 2: Đại diện cho vùng đất cát nội đồng ven biển được bố trí tại xã Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An.

Địa điểm 3: Đại diện cho vùng núi được bố trí tại xã Thành Sơn, Anh Sơn, Nghệ An.

- Phòng thí nghiệm Nông học, khoa Nông Lâm Ngư, Đại Học Vinh.

2.2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2011.

- Nghiên cứu trên đồng ruộng từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011 - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tháng 2/2011 đến tháng 9/2011

2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Bố trí thí nghiệm 2.3.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB, với 3 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm có kích thước là (4 x 2,5) = 10m2, khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 30cm và giữa các lần nhắc lại là 40cm, xung quanh bố trí dải bảo vệ bằng cây đậu tương.

2.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng

-Thời vụ: vụ Xuân 2011 - Mật độ: 35 cây/m2

- Khoảng cách trồng: 35 * 8,2 cm

- Làm đất: đất được cày sâu, bừa kỹ cho đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, san phẳng, sau đó chia ra thành các ô với diện tích (4m x 2,5m), rãnh cao 20cm.

- Bón phân: lượng bón cho 1 ha: Phân chuồng 5 tấn, đạm ure: 70 kg, supe lân: 350 kg, kaliclorua: 150 kg, vôi bột: 350kg

Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, vôi bột. Đạm và kali dùng bón lót 50%, 50%, lượng phân bón còn lại bón thúc vào thời kỳ cây 2 ÷ 3 lá thật.

- Chăm sóc:

Đợt 1: Khi cây có 2 ÷ 3 lá thật, xới nhẹ 3 ÷ 5cm để đất được tơi xốp, thoáng khí cung cấp ôxi cho vi khuẩn hoạt động, diệt cỏ dại. Xới đất kết hợp với bón thúc đạm và kali.

Đợt 2: Tiến hành xới xáo trước khi cây nở hoa, kết hợp vun cao chống đỗ cho cây.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu đục thân lúc cây có lá đơn cho đến khi cây có 5 ÷ 6 lá thật, và sâu cuốn lá,... Ngoài ra, thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Xác định các thời kỳ sinh trưởng và phát triển chủ yếu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi xác định, phân tích các chỉ tiêu quan trọng ở một số thời kỳ sinh trưởng phát triển chủ yếu như sau:

- R3: bắt đầu hình thành quả. - R5: bắt đầu hình thành hạt. - R7: hạt bắt đầu chín.

2.4.2 Xác định sinh trưởng chiều cao cây cuối cùng

- Phương pháp lấy mẫu: mỗi giống tiến hành đo cây ở 3 lần nhắc lại. Trên mỗi lần nhắc lại tiến hành đo 10 cây ở 2 vị trí, mỗi vị trí lấy 5 cây ngẫu nhiên liên tục trên một hàng.

- Phương pháp xác định: sử dụng thước đo chính xác đến cm để đo chiều cao của cây cuối cùng. Tiến hành đo chiều cao từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn của cây ở thời kỳ R7 (hạt bắt đầu chín).

2.4.3. Xác định diện tích lá

- Cách lấy mẫu: Mỗi giống nhổ 9 cây ở 3 vị trí, mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên 3 cây liên tiếp/1 ô thí nghiệm. Diện tích lá được xác định 3 thời kỳ R3, R5, R7.

- Phương pháp xác định: sử dụng máy đo diện tích lá có số seri là IR2002. Sau khi lấy mẫu về đem rửa sạch để ráo nước. Sau đó ngắt toàn bộ lá ra khỏi thân, chỉ cắt phần phiến lá rồi xếp lá lên máy đo diện tích lá để xác định diện tích lá, nhắc lại 3 lần (Chú ý: lá khi sử dụng phải ráo nước, sạch và tươi như trạng thái tự nhiên của nó).

2.4.4. Tích lũy chất khô

- Cách lấy mẫu: sử dụng mẫu sau khi đã đo diện tích lá ở trên. - Phương pháp xác định: sử dụng phương pháp sấy khô.

Cây lấy mẫu: sau khi tách riêng phần lá để đo diện tích lá, phần còn lại tiến hành ngắt bỏ các rễ phụ (để tránh sai số hệ thống) rồi cho vào túi đựng mẫu riêng biệt. Các túi đựng mẫu này được ký hiệu để phân biệt nhau và để phân biệt với túi đựng phần lá của nó. Sau đó xếp các túi dựng mẫu vào tủ sấy.

Lúc đầu sấy nhiệt độ 600C trong khoảng 10 phút sau đó tăng nhiệt độ tủ sấy lên 1050C, tiếp tục sấy ở nhiệt độ 1050C trong khoảng 36 giờ thì lấy túi mẫu ra để nguội trong bình hút ẩm khoảng 5 phút (để tránh mẫu hút ẩm trở lại) rồi tiến hành cân lần thứ nhất. Tiếp tục sấy trong khoảng 2 giờ rồi cân lần thứ 2. Làm lại nhiều lần như vậy cho đến khi thấy khối lượng mẫu đem sấy không thay đổi là được. Khi chúng ta cân mẫu lần cuối cùng thì lấy mẫu đậu trong các túi đựng mẫu ra và tiến hành cân bao đựng mẫu.

Sau đó dựa vào ký hiệu của các túi đựng mẫu này và các túi đựng mẫu lá để gép các túi mẫu ở cùng một công thức với nhau thì xác định được khối lượng khô của từng công thức, sau đó lấy trị số trung bình để tính khối lượng khô của từng cây ứng với mỗi công thức.

2.4.5. Đánh giá mức nhiêm sâu bệnh của các giống đậu tương

Chú ý các loại sâu : Sâu cuốn lá, sâu đục quả, sâu khoang

- Phương pháp điều tra: Mỗi ô điều tra 5 điểm chéo góc và đếm số lá,

số quả bị sâu phá, sau đó tính tỉ lệ %.

Số lá bị cuốn Tỉ lệ sâu cuốn lá (%) = x 100 Tổng số lá của cây Số quả bị đục Tỷ lệ quả bị đục (%)= x 100 Tổng số quả điều tra

Các loại bệnh hại: bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng.

- Phương pháp điều tra: mỗi lần nhắc lại quan sát toàn ô, đếm số cây bị bệnh hại. Tính tỉ lệ % và đánh giá theo cấp bệnh từ 1÷9 như sau:

 Cấp 1: không bị bệnh.

 Cấp 3: bị nhẹ ( 1% ÷ 5% số cây bị bệnh).  Cấp 5: trung bình (6% ÷ 15% số cây bị bệnh).  Cấp 7: nặng (16% ÷ 50% số cây bị bệnh). Cấp 9: rất nặng (>50% số cây bị bệnh).

2.4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 2.4.6.1. Các yếu tố cấu thành năng suất 2.4.6.1. Các yếu tố cấu thành năng suất

- Cách lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu khi thu hoạch đậu tương trên ô thí nghiệm. Mỗi giống nhổ lấy 15 cây ở 3 vị trí, mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên 5 cây liên tiếp/1ô thí nghiệm.

- Phương pháp xác định: tiến hành xác định các chỉ tiêu sau: + Đếm tổng số quả trên cây.

+ Đếm tổng số quả chắc trên cây

+ Xác định khối lượng 100 hạt bằng cân điện tử.

2.4.6.2. Năng suất

- Năng suất lý thuyết (NSLT) = NSCT x Mật độ cây/m2 x 10000

105 (tạ/ha)

Năng suất ô × 10000 m2

- Năng suất thực thu (tạ/ha) = (tạ/ha) 10 m2

2.4.7. Các chỉ tiêu về sinh hoá

2.4.7.1. Xác định hàm lượng protein

Nguyên tắc: nitơ có trong thành phần của các hợp chất hữa cơ, dưới tác dụng của nhiệt độ cao và axit đặc (H2SO4) bị biến đổi thành NH3 định lượng bằng dung dịch axit có nồng độ xác định.

Phương pháp:

- Vô cơ hoá nguyên liệu dạng khô tuyệt đối bằng H2SO4 có trong xúc tác K2SO4/CuSO4, bột kim loại Selen ở nhiệt độ 350 ÷ 4200C nghiền trong thời gian 30 ÷ 35 phút.

- Cất đạm: đẩy Amoniac ra khỏi muối (NH4)2SO4.

- Chuẩn độ: định lượng amoniac bằng hệ chuẩn HCl – NaOH. Tính kết quả:

Cứ 1ml HCl 0,1N gần bằng 1,42 ml nitơ.

Hàm lượng nitơ tổng số trong nguyên liệu khô tuyệt đối được tính theo công thức:

%N2 = V x 1.42 x 100g x 100

Trong đó: V là số ml HCl 0,1N trung hoà lượng NH3 bị đẩy ra sau khi cất đam.

G: số mg nguyên liệu đem vô cơ hoá. Suy ra hàm lượng protein: %protein = %N2 x 6,25

2.4.7.2. Xác định hàm lượng lipit (theo phương pháp SOXLET)

Nguyên tắc: Dựa vào tính chất hoà tan của lipit trong dung môi hữu cơ để chiết rút lipit ra khỏi nguyên liệu.

Nguyên liệu: 0,2 g nguyên liệu đã sấy khô tuyệt đối Hoá chất: Ete.

Các bước tiến hành:

Bước 1: cân 0,2g đậu tương cho vào cối sứ nghiền nhỏ, chuyển sang bao giấy đã chuẩn bị sẵn, gấp miệng bao để tránh đậu bị rơi vãi ra ngoài. Sấy lại bao đựng mẫu ở nhiệt độ 100C trong 30 phút, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân lại bao chứa mẫu. Xác định được khối lượng bao mẫu (Gm).

Bước 2: chuẩn bị mẫu trên máy Soxlet.

Cho bao mẫu vào máy của bình chiết, cho bình lên máy Soxlet. Sau đó lắp ống sinh hàn vào khớp với miệng của bình chiết, đặt phễu thuỷ tinh lên ống sinh hàn. Lắp các ống cao su theo nguyên tắc bình thông nhau, mở máy nước để nước máy chảy vào hệ thống sinh hàn. Sau đó cho dung môi hữu cơ vào qua phễu thuỷ tinh, sao cho lượng dung môi đủ ngập mẫu và chiếm khoảng 2/3 dung tích của bình đun.

Bước 3: chiết rút dầu trên máy Soxlet.

Đun cách thuỷ ở nhiệt độ 45 ÷ 500C để đun sôi dung môi hữu cơ ở bình đun trong 4 giờ để ete hoá qua nguyên liệu rút chất béo ra.

Sau đó mở kẹp ống cao su cho nước lạnh chảy qua hệ thống sinh hàn làm ngưng đọng hơi dung môi chảy thành giọt xuống bình chiết chứa mẫu. Người ta gọi đây là giai đoạn rửa mẫu, giai đoạn này thực hiện trong 30 phút.

Tiếp theo là giai đoạn thu hồi mẫu, đóng kẹp ống cao su lại không cho nước chảy qua hệ thống sinh hàn. Giai đoạn này cũng kéo dài 30 phút.

Sau khi thu hồi mẫu chúng ta lấy gói mẫu ra, đem đi sấy khô ở nhiệt độ 1050C khoảng 2 giờ, để nguội trong bình hút ẩm. Cân xác định khối lượng gói mẫu đã chiết rút lipit ở độ khô tuyệt đối.

Bước 4: Tính kết quả theo công thức: X (%) = GmG -GC x 100

Gm: Khối lượng gói mẫu ở độ khô tuyệt đối. Gc : Khối lượng gói mẫu sau khi đã nhiết rút. G : Khối lượng mẫu đem phân tích.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Đình Hiền và phần mềm IRISTAT 5.0

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số đặc đểm hình thái và chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương trong nghiên cứu đậu tương trong nghiên cứu

3.1.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương

Đặc điểm hình thái là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Các giống khác nhau thì mang đặc điểm hình thái khác nhau. Theo Viện Tài Nguyên Di Truyền Thực Vật Quốc Tế IPGRI đã phân chia hình thái đầy đủ của các bộ phận trên cây đậu tương thành 60 chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên, tùy theo mục đích nghiên cứu mà người ta có thể chọn ra một số chỉ tiêu để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Ngoài yếu tố di truyền thì hình thái bên ngoài còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, cường độ ánh sáng, ... kỹ thuật chăm sóc, chất đất, dinh dưỡng, .... Vì vậy, mà việc lựa chọn một giống có tính ổn định về kiểu hình, đáp ứng được khả năng thích ứng rộng, cho năng suất và phẩm chất tốt thì phải qua một quá trình chọn tạo, thử nghiệm lâu dài rồi mới đưa vào sản xuất. Từ những đặc điểm hình thái có thể đánh giá sơ bộ đặc tính di truyền của các dòng, giống với các tính trạng có hệ số di truyền cao. Kết quả theo dõi các đặc điểm hình thái thu được kết quả ở bảng 3.1

Số liệu trong bảng 3.1. cho thấy:

Thân: đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ thuần

của giống. Kết quả nghiên cứu được trên 10 giống đậu tương cho thấy thân đều dạng thân thảo, có hình tròn, nhiều lông, hầu hết là thân đứng, thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, thân màu xanh, khi bước sang giai đoạn chín chuyển sang màu nâu.

Lá: Đây là một trong những chỉ tiêu để phân biệt giống. Hầu hết các

giống theo dõi đều có hình trái xoan, hình trứng. Hình dạng lá có liên quan đến khả năng chống chịu của cây. Những giống có bản lá hẹp, mật độ lông

dày thường có khả năng chịu hạn tốt [4], [20]. Kích thước và hình dạng lá còn liên quan đến sự vận chuyển các chất về quả, hạt. Lá to vận chuyển tốt hơn lá nhỏ, lá rộng bản cho năng suất cao hơn vì tiếp nhận được nhiều ánh sáng hơn.

Bảng 3.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương trong thí nghiệm

TT Tên giống Màu sắc thân Màu sắc Màu sắc hoa Màu sắc vỏ quả Màu sắc hạt Màu sắc rốn hạt 1 ĐT 84 (Đ/C) Xanh Xanh đậm Tím Vàng nâu Vàng đậm Nâu 2 ĐT 12 Xanh Xanh đậm Trắng Xám Vàng nhạt Nâu 3 ĐT 19 Xanh Xanh đậm Trắng Xám Vàng sáng Nâu đậm 4 ĐT 20 Xanh Xanh nhạt Trắng Nâu xám Vàng Nâu 5 ĐT 22 Xanh Xanh đậm Trắng Nâu đen Vàng sáng Nâu 6 ĐT 26 Xanh Xanh nhạt Trắng Nâu xám Vàng Nâu đậm 7 ĐT 2008 Xanh Xanh đậm Tím Nâu xám Vàng đậm Nâu 8 ĐT 2101 Xanh Xanh đậm Trắng Nâu xám Vàng nhạt Nâu 9 VX93 Xanh Xanh nhạt Trắng Nâu Vàng nhạt Nâu nhạt 10 ĐVN6 Xanh Xanh đậm Trắng Nâu xám Vàng nhạt Nâu

Về màu sắc lá chia thành hai nhóm chính: Xanh đậm (ĐT84, ĐT12, ĐT19, ĐT2008, ĐT2101, ĐVN6, ĐT22) và Xanh nhạt (VX93 và ĐT26, ĐT20). Mặt lá có nhiều lông trắng, trong điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa xác định chính xác được ảnh hưởng của bức xạ mặt trời lên bộ lá. Mặt khác do điều kiện thời tiết năm nay khá phức tạp, rét kéo dài, số giờ nắng ít, độ ẩm trong không khí cao, nên ảnh hưởng rất nhiều đến sự quang hợp của lá. Vì vậy, mà việc chăm sóc, bảo vệ bộ lá có ý nghĩa rất quan trọng đến năng suất sau này.

Hoa: Các giống nghiên cứu có hoa màu tím (ĐT84, ĐT2008) và màu trắng (ĐT12, ĐT19, ĐT22, ĐT2101, ĐT26, VX93, ĐVN6, ĐT20). Hoa màu tím do gen trội quy định, hoa màu trắng do gen lặn quy định. Các hoa mọc thành chùm ở nách lá, thường có từ 1 ÷ 10 hoa/chùm. Màu sắc hoa là chỉ tiêu để chọn giống và phân biệt giống.

Quả và hạt: Các giống nghiên cứu thuộc loại quả giáp, lúc còn non

có màu xanh, khi chín chuyển chuyển sang màu vàng tươi, hoặc màu vàng xám, nâu đen. Màu sắc quả cũng là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giống. Hạt cũng có nhiều dạng như tròn bầu dục, tròn dài, tròn dẹt. Trên hạt có rốn hạt với nhiều màu sắc khác nhau, từ màu vàng nhạt đến vàng đậm, nâu nhạt đến nâu đậm, nâu đen. Điều này chủ yếu là do bản chất di truyền của giống quy định, ngoài ra còn do tác động của các yếu tố ngoại cảnh, chế độ chăm sóc. Các giống nghiên cứu đều thuộc dạng hạt trơn, một số giống bị nứt vỏ như ĐT2008, ĐT26.

Hiện nay, trong công tác chọn giống người ta rất chú trọng đến những giống có hạt trơn, vàng sáng vì chứa hàm lượng protein, lipit cao và tỷ lệ nảy mầm cao, đảm bảo cho một vụ mùa bội thu.

Như vậy, đặc điểm hình thái là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống cũng như lai tạo, bởi qua đặc điểm bên ngoài ta biết được sự sai khác giữa các giống ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, làm cơ sở để phân loại giống, xây dựng các biện pháp kỹ thuật và xác định cơ cấu cây

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TẠI CÁC VÙNG SINH THÁI CHỦ YẾU CỦA NGHỆ AN (Trang 38 -38 )

×