Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống đậu tương tại các vùng sinh thái chủ yếu của Nghệ An (Trang 31 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.3.2.Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam

Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm trong khu vực có khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều yếu kém, đời sống người dân cịn khó khăn, vất vả, …vì thế mà nền sản xuất nơng nghiệp chưa phát triển, chậm chạp và lạc hậu, người dân chưa dám mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cơ cấu cây trồng của vùng cịn ít và cho năng suất thấp trong đó có cây đậu tương. Hiện nay nhờ có các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và các nghiên cứu về cây đậu tương phù hợp với từng điều kiện sinh thái mà Nghệ An đã đẩy mạnh phát triển cây đậu tương tạo sự đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên, so với cả nước thì Nghệ An vẫn là tỉnh có diện tích và sản lượng đậu tương thấp nhất. Điều này do rất nhiều nguyên nhân mà ngun nhân chính là chưa có nhiều các nghiên cứu về đậu tương, bộ giống bị thối hóa, khí hậu khắc nghiệt,…những người trồng đậu tương chưa được tập huấn kỹ thuật, không được đầu tư quan tâm đúng mức nên dẫn đến người dân không mặn mà với nghề trồng cây đậu tương.

Bảng 1.6. Tình hình sản xuất đậu tương ở Nghệ An qua một số năm

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Diện tích (10.000 ha) 1147 1107 800 1000 900 900

Năng suất (tạ/ha) 8,47 8,62 8,8 9,0 10,0 8,9

Sản lượng (1000 tấn) 63,5 67.2 70,0 90,0 90,0 80,0

(Nguồn chi cục thống kê tỉnh Nghệ An, 2010) [6]

Qua bảng trên ta thấy, từ năm 2006 đến nay, diện tích đậu tương có xu

hướng giảm dần, tuy nhiên năng suất và sản lượng lại tăng lên đáng kể.

Về diện tích : năm 2004 diện tích trồng là 1147 ha sau đó năm 2006 giảm xuống còn (800 ha), đến năm 2007 lại tăng lên (1000 ha) và đến năm 2009 diện tích giảm nhẹ cịn 900 ha.

Về năng suất: diện tích trồng đậu tương thấp nhất vào năm 2008 nhưng cũng năm này năng suất đạt cao nhất (10 tạ/ha). Đến năm 2009, diện tích khơng đổi nhưng năng suất có suy giảm xuống cịn (8,9 tạ/ha). Sản lượng đậu tương tăng lên rõ rệt từ (63,5 tấn) năm 2004 tăng (lên 90 tấn) năm 2008.

Trong 5 năm (2001 ÷ 2005) diện tích trồng cây đậu tương đạt cao nhất ở Nam Đàn (204 ha), Nghĩa Đàn (105 ha), Diễn Châu (70 ha), Hưng Nguyên (25 ha) và chiếm tỉ lệ không đáng kể như Quỳnh Lưu, Nghi Lộc. Các giống đang được trồng phổ biến ở Nghệ An là đậu tương Nam Đàn, AK03, ĐT84, AK06,. . .. Nam Đàn ln là huyện đứng đầu về diện tích trồng cây đậu tương của tỉnh. Tồn huyện có 12/24 xã trồng đậu tương với tổng diện tích 250 ha (năm 2008). Các xã sản xuất đậu tương là: Xuân Lâm, Hùng Tiến, Hồng Long, Nam Cường, Nam Trung, Nam Phúc, Nam Lộc, Nam Tân, Nam Thượng, Thị trấn, Xuân Hòa, Khánh Sơn.

Hiện nay, người dân Nghệ An đang sử dụng các giống đậu tương như ĐT84, ĐT94, ĐT90, AK03, AK06, ... Các giống được người dân canh tác từ lâu và do người dân tự để giống nên dẫn đến thối hóa giống và năng suất thấp. Chính vì vậy, nhu cầu địi hỏi bổ sung các giống đậu tương mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp cơ cấu mùa vụ là vấn đề cần thiết đặt ra hiện nay cho các nhà chọn giống. Một trong các phương pháp quan trọng trong việc chọn tạo là tuyển chọn, đánh giá các giống đậu tương.Vì vậy, cơng tác khảo sát các dòng đậu tương trong điều kiện địa phương nhằm tuyển chọn các dịng, giống có ưu điểm vượt trội để đưa vào so sánh giống chính quy hoặc làm vật liệu cho quá trình chọn tạo là một bước vô cùng quan trọng và cần thiết.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống đậu tương tại các vùng sinh thái chủ yếu của Nghệ An (Trang 31 - 35)