CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Xác định các thời kỳ sinh trưởng và phát triển chủ yếu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi xác định, phân tích các chỉ tiêu quan trọng ở một số thời kỳ sinh trưởng phát triển chủ yếu như sau:
- R3: bắt đầu hình thành quả.
- R5: bắt đầu hình thành hạt.
- R7: hạt bắt đầu chín.
2.4.2 Xác định sinh trưởng chiều cao cây cuối cùng
- Phương pháp lấy mẫu: mỗi giống tiến hành đo cây ở 3 lần nhắc lại.
Trên mỗi lần nhắc lại tiến hành đo 10 cây ở 2 vị trí, mỗi vị trí lấy 5 cây ngẫu nhiên liên tục trên một hàng.
- Phương pháp xác định: sử dụng thước đo chính xác đến cm để đo chiều cao của cây cuối cùng. Tiến hành đo chiều cao từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn của cây ở thời kỳ R7 (hạt bắt đầu chín).
2.4.3. Xác định diện tích lá
- Cách lấy mẫu: Mỗi giống nhổ 9 cây ở 3 vị trí, mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên 3 cây liên tiếp/1 ô thí nghiệm. Diện tích lá được xác định 3 thời kỳ R3, R5, R7.
- Phương pháp xác định: sử dụng máy đo diện tích lá có số seri là IR2002. Sau khi lấy mẫu về đem rửa sạch để ráo nước. Sau đó ngắt toàn bộ lá ra khỏi thân, chỉ cắt phần phiến lá rồi xếp lá lên máy đo diện tích lá để xác định diện tích lá, nhắc lại 3 lần (Chú ý: lá khi sử dụng phải ráo nước, sạch và tươi như trạng thái tự nhiên của nó).
2.4.4. Tích lũy chất khô
- Cách lấy mẫu: sử dụng mẫu sau khi đã đo diện tích lá ở trên.
- Phương pháp xác định: sử dụng phương pháp sấy khô.
Cây lấy mẫu: sau khi tách riêng phần lá để đo diện tích lá, phần còn lại tiến hành ngắt bỏ các rễ phụ (để tránh sai số hệ thống) rồi cho vào túi đựng mẫu riêng biệt. Các túi đựng mẫu này được ký hiệu để phân biệt nhau và để phân biệt với túi đựng phần lá của nó. Sau đó xếp các túi dựng mẫu vào tủ sấy.
Lúc đầu sấy nhiệt độ 600C trong khoảng 10 phút sau đó tăng nhiệt độ tủ sấy lên 1050C, tiếp tục sấy ở nhiệt độ 1050C trong khoảng 36 giờ thì lấy túi mẫu ra để nguội trong bình hút ẩm khoảng 5 phút (để tránh mẫu hút ẩm trở lại) rồi tiến hành cân lần thứ nhất. Tiếp tục sấy trong khoảng 2 giờ rồi cân lần thứ 2. Làm lại nhiều lần như vậy cho đến khi thấy khối lượng mẫu đem sấy không thay đổi là được. Khi chúng ta cân mẫu lần cuối cùng thì lấy mẫu đậu trong các túi đựng mẫu ra và tiến hành cân bao đựng mẫu.
Sau đó dựa vào ký hiệu của các túi đựng mẫu này và các túi đựng mẫu lá để gép các túi mẫu ở cùng một công thức với nhau thì xác định được khối lượng khô của từng công thức, sau đó lấy trị số trung bình để tính khối lượng khô của từng cây ứng với mỗi công thức.
2.4.5. Đánh giá mức nhiêm sâu bệnh của các giống đậu tương Chú ý các loại sâu : Sâu cuốn lá, sâu đục quả, sâu khoang
- Phương pháp điều tra: Mỗi ô điều tra 5 điểm chéo góc và đếm số lá, số quả bị sâu phá, sau đó tính tỉ lệ %.
Số lá bị cuốn
Tỉ lệ sâu cuốn lá (%) = x 100 Tổng số lá của cây
Số quả bị đục
Tỷ lệ quả bị đục (%)= x 100 Tổng số quả điều tra
Các loại bệnh hại: bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng.
- Phương pháp điều tra: mỗi lần nhắc lại quan sát toàn ô, đếm số cây bị bệnh hại. Tính tỉ lệ % và đánh giá theo cấp bệnh từ 1÷9 như sau:
Cấp 1: không bị bệnh.
Cấp 3: bị nhẹ ( 1% ÷ 5% số cây bị bệnh).
Cấp 5: trung bình (6% ÷ 15% số cây bị bệnh).
Cấp 7: nặng (16% ÷ 50% số cây bị bệnh).
Cấp 9: rất nặng (>50% số cây bị bệnh).
2.4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 2.4.6.1. Các yếu tố cấu thành năng suất
- Cách lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu khi thu hoạch đậu tương trên ô thí nghiệm. Mỗi giống nhổ lấy 15 cây ở 3 vị trí, mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên 5 cây liên tiếp/1ô thí nghiệm.
- Phương pháp xác định: tiến hành xác định các chỉ tiêu sau:
+ Đếm tổng số quả trên cây.
+ Đếm tổng số quả chắc trên cây
+ Xác định khối lượng 100 hạt bằng cân điện tử.
2.4.6.2. Năng suất
- Năng suất lý thuyết (NSLT) = NSCT x Mật độ cây/m2 x 10000
105 (tạ/ha) Năng suất ụ ì 10000 m2
- Năng suất thực thu (tạ/ha) = (tạ/ha) 10 m2
2.4.7. Các chỉ tiêu về sinh hoá
2.4.7.1. Xác định hàm lượng protein
Nguyên tắc: nitơ có trong thành phần của các hợp chất hữa cơ, dưới tác dụng của nhiệt độ cao và axit đặc (H2SO4) bị biến đổi thành NH3 định lượng bằng dung dịch axit có nồng độ xác định.
Phương pháp:
- Vô cơ hoá nguyên liệu dạng khô tuyệt đối bằng H2SO4 có trong xúc tác K2SO4/CuSO4, bột kim loại Selen ở nhiệt độ 350 ÷ 4200C nghiền trong thời gian 30 ÷ 35 phút.
- Cất đạm: đẩy Amoniac ra khỏi muối (NH4)2SO4.
- Chuẩn độ: định lượng amoniac bằng hệ chuẩn HCl – NaOH.
Tính kết quả:
Cứ 1ml HCl 0,1N gần bằng 1,42 ml nitơ.
Hàm lượng nitơ tổng số trong nguyên liệu khô tuyệt đối được tính theo công thức:
%N2 = V x 1.42 x 100 g x 100
Trong đó: V là số ml HCl 0,1N trung hoà lượng NH3 bị đẩy ra sau khi cất đam.
G: số mg nguyên liệu đem vô cơ hoá.
Suy ra hàm lượng protein: %protein = %N2 x 6,25
2.4.7.2. Xác định hàm lượng lipit (theo phương pháp SOXLET)
Nguyên tắc: Dựa vào tính chất hoà tan của lipit trong dung môi hữu cơ để chiết rút lipit ra khỏi nguyên liệu.
Nguyên liệu: 0,2 g nguyên liệu đã sấy khô tuyệt đối Hoá chất: Ete.
Thiết bị: Máy Soxlet.
Các bước tiến hành:
Bước 1: cân 0,2g đậu tương cho vào cối sứ nghiền nhỏ, chuyển sang bao giấy đã chuẩn bị sẵn, gấp miệng bao để tránh đậu bị rơi vãi ra ngoài. Sấy lại bao đựng mẫu ở nhiệt độ 100C trong 30 phút, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân lại bao chứa mẫu. Xác định được khối lượng bao mẫu (Gm).
Bước 2: chuẩn bị mẫu trên máy Soxlet.
Cho bao mẫu vào máy của bình chiết, cho bình lên máy Soxlet. Sau đó lắp ống sinh hàn vào khớp với miệng của bình chiết, đặt phễu thuỷ tinh lên ống sinh hàn. Lắp các ống cao su theo nguyên tắc bình thông nhau, mở máy nước để nước máy chảy vào hệ thống sinh hàn. Sau đó cho dung môi hữu cơ vào qua phễu thuỷ tinh, sao cho lượng dung môi đủ ngập mẫu và chiếm khoảng 2/3 dung tích của bình đun.
Bước 3: chiết rút dầu trên máy Soxlet.
Đun cách thuỷ ở nhiệt độ 45 ÷ 500C để đun sôi dung môi hữu cơ ở bình đun trong 4 giờ để ete hoá qua nguyên liệu rút chất béo ra.
Sau đó mở kẹp ống cao su cho nước lạnh chảy qua hệ thống sinh hàn làm ngưng đọng hơi dung môi chảy thành giọt xuống bình chiết chứa mẫu.
Người ta gọi đây là giai đoạn rửa mẫu, giai đoạn này thực hiện trong 30 phút.
Tiếp theo là giai đoạn thu hồi mẫu, đóng kẹp ống cao su lại không cho nước chảy qua hệ thống sinh hàn. Giai đoạn này cũng kéo dài 30 phút.
Sau khi thu hồi mẫu chúng ta lấy gói mẫu ra, đem đi sấy khô ở nhiệt độ 1050C khoảng 2 giờ, để nguội trong bình hút ẩm. Cân xác định khối lượng gói mẫu đã chiết rút lipit ở độ khô tuyệt đối.
Bước 4: Tính kết quả theo công thức:
X (%) = Gm -GC
G x 100
Trong đó: X là hàm lượng lipit có trong nguyên liệu ở độ khô tuyệt đối (%)
Gm: Khối lượng gói mẫu ở độ khô tuyệt đối.
Gc : Khối lượng gói mẫu sau khi đã nhiết rút.
G : Khối lượng mẫu đem phân tích.