3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Đậu tương là cây trồng truyền thống ở nước ta. Cây đậu tương mang lại nhiều giá trị như vậy nên được dùng làm thức ăn giàu đạm và chất béo cho người, chế biến thức ăn gia súc và cung cấp nguyên liệu cho nghành chế biến dầu thực vật ở nước ta. Do vị trí địa lí nước ta nằm sát Trung Quốc, có sự giao lưu nhiều mặt từ lâu đời nên cây đậu tương được biết đến và trồng từ rất sớm, ngay từ thời vua Hùng ông cha ta đã biết trồng cây đậu tương cùng với nhiều loại đậu khác [5].
So với trên thế giới thì ở Việt Nam việc trồng cây đậu tương đang còn rất ít, năng suất và sản lượng còn hạn chế. Còn ở châu Á thì Việt Nam đứng
thứ 6 về sản xuất đậu tương sau các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên và Thái Lan [18].
Mặc dù có lịch sử từ lâu đời nhưng trải qua một thời gian dài cây đậu tương vẫn chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Trước ngày giải phóng cây đậu tương trồng chủ yếu ở: Long Khánh, An Giang, Châu Đốc, Bình Định trong đó Long Khánh chiếm tới 70% diện tích [30]. Tổng diện tích trồng cây đậu tương của cả nước trước cách mạng tháng tám là 32200 ha, năng suất 4,1tạ/ha. Sau ngày giải phóng diện tích trồng cây đậu tương tăng lên 39594 ha, năng suất đạt 5,2 tạ/ha [7]. Năm 1976, diện tích cây đậu tương của cả nước chỉ đạt gần 40 nghìn ha, năng suất 5,2 tạ/ha, sản lượng 20,7 nghìn tấn [21].
Theo số liệu thống kê chỉ trong thời gian ngắn (1979 ÷ 1985) cây đậu tương ở nước ta đã có những chuyển biến lớn. Về diện tích tăng gấp hai lần (từ 36,2 nghìn ha lên 102 nghìn ha) và sản lượng tăng từ 19,9 nghìn tấn lên 79,1nghìn tấn, tuy nhiên năng suất đạt được còn thấp (5,4 đến 7,7 tạ/ha). Từ 1990÷1995 nhờ chương trình nghiên cứu chọn giống đậu đỗ quốc gia, năng suất bình quân của đậu tương nước ta tăng lên 10 tạ/ha [15].
Đánh giá về tình hình sản xuất và phát triển cây đậu tương trong nước thời gian qua, theo Niên giám thống kê 2008 cho thấy: năm 2000 diện tích trồng đậu tương là 124,1 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 12,0 tạ/ha và sản lượng đạt được là 149,3 nghìn tấn đậu tương, năm 2005 diện tích tăng lên 204,1 nghìn ha và năng suất bình quân đạt được là 14,3 tạ/ha (năng suất cao nhất trong khối ASEAN và bằng 66,5% so với năng suất bình quân của thế giới), sản lượng đạt được là 292,7 nghìn tấn. Như vậy sau 5 năm, diện tích đậu tương cả nước đã tăng 80,0 nghìn ha (tăng 64,5%), năng suất bình quân tăng 2,3 tạ/ha (tăng 19,2%) và sản lượng tăng 143,4 nghìn tấn (gần gấp 2 lần). Từ năm 2006 đến 2008 diện tích có biến động giảm do điều kiện thiên tai ảnh
hưởng (bão, lũ, hạn hán, ...), sau đó có xu hướng lại tăng dần, nhưng sản lượng đậu tương của cả nước vẫn tương đối ổn định. Điều đó cho thấy KHCN mới về giống và kỹ thuật canh tác đối với cây đậu tương của nước ta đã có ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Tuy vậy, sản lượng đậu tương trong nước cũng mới chỉ đáp ứng đủ cho khoảng 15% nhu cầu tại chỗ.
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam
Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Hạt giống (nghìn tấn) 1979 36,2 5,4 19,9 1,7 1980 48,9 6,5 32,1 2,6 1985 102 7,7 79,1 3,7 2000 124,1 12,0 149,3 4,9 2001 140,3 12,4 173,7 5,5 2002 158,6 12,9 205,6 5,7 2003 165,6 13,2 219,7 6,4 2004 183,8 13,3 245,9 7,1 2005 204,1 14,3 292,7 6,4 2006 185,6 13,9 258,1 6,5 2007 187,4 14,7 275,5 6,7 2008 191,5 14,0 268,6 5,1 2009 146,2 14,6 213,6 5,1
(Theo nguồn: FAO Statistic Divison)[15]
Xu hướng tăng vào các năm 2007÷2008, tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Đến năm 2009 diện tích trồng đậu tương đột ngột giảm xuống còn 146,2 nghìn ha, kèm theo đó là năng suất và sản lượng đều giảm xuống còn 14,6 tạ/ha và 213,6 nghìn tấn. Điều này cho thấy năng suất và sản lượng tăng là do diện tích tăng, nguyên nhân của việc giảm diện tích là do người dân
không mặn mà với việc trồng cây đậu tương, họ chưa hiểu hết giá trị của nó, do sâu bệnh, do giống,…
Như vậy, qua bảng trên cũng cho ta thấy được sau 30 năm (1979 ÷ 2009) tình hình sản xuất cây đậu tương có nhiều chuyển biến lớn, tốc độ tăng trưởng khá cao: Về diện tích tăng từ 36,2 ÷ 146,2 nghìn ha; năng suất tăng từ 5,4 ÷ 14,6 tạ/ha; sản lượng tăng từ 19,9 ÷ 213,6 nghìn tấn.
Ở Việt Nam hiện nay cây đậu tương được gieo trồng ở 43/62 tỉnh, thành phố, thuộc 7 vùng sinh thái nông nghiệp. Những năm gần đây do tập quán canh tác và đặc biệt là do năng suất đậu tương đạt thấp, hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương không cao cho nên đậu tương chưa được chú ý phát triển ở cả nước, nhất là các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, sản lượng đậu tương sản xuất hằng năm không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước dẫn đến tình trạng hàng năm nước ta phải nhập khoảng 400- 500.000 tấn đậu tương để chế biến dầu ăn và thức ăn chăn nuôi. Theo Cục chăn nuôi: năm 2006, chỉ riêng ngành chăn nuôi đã phải nhập 1,5 triệu tấn khô dầu đậu tương (tương đương 2,0 triệu tấn đậu tương hạt) để chế biến làm thức ăn chăn nuôi, ngoài ra còn chưa kể các nguồn nhập khác. Dự kiến trong vài năm tới sẽ thiếu hụt từ 2,5 ÷ 3,0 triệu tấn/năm kim nghạch nhập khẩu đậu tương sẽ cân bằng kim nghạch xuất khẩu gạo.
Qua Bảng 1.5 cho ta thấy năng suất đậu tương ở các vùng trên cả nước nhìn chung đang còn thấp. Việc sử dụng giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất do đó các địa phương chưa sử dụng nhiều về các giống đậu mới và các giống biến đổi gen cũng là nguyên nhân trực tiếp làm hạn chế năng suất đậu tương.
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương một số tỉnh trong cả nước Tỉnh Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Cả nước 204,1 185,8 190,1 14,3 13,9 14.6 292,7 258,2 275,1 Hà Tây 27,5 31,8 33,6 15,5 15,0 15,4 42,5 47,7 51, 7 Hà Giang 15,7 15,9 18,2 9,4 8,9 09,5 14,7 14,1 17,3 Đắk Nông 15,1 13,7 14,8 19,2 19,5 19,8 29,0 26,7 29,3 Đắk Lắk 11,5 9,6 9,9 11,3 10,8 10,3 13,0 10,4 10,2 Sơn La 12,1 9,2 9,2 11,2 12,1 12,4 13,6 11,1 11,4 Đồng Tháp 11,5 6,7 7,3 20,9 20,9 22,7 24,1 14,0 16,0
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2008) [24]
Theo số liệu thống kê thì diện tích, năng suất và sản lượng ở mỗi vùng sinh thái là khác nhau. Vùng có diện tích trồng lớn nhất là đồng bằng sông Hồng (507,17 ha năm 2005). Đây là vùng có điều kiện thời tiết khí hậu, địa hình, đất đai màu mỡ,... thích hợp cho nhiều loại cây, đặc biệt là cây đậu tương.
Một số địa phương có diện tích đậu tương vụ đông nhiều là Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam,... Năm 2005, riêng tỉnh Hà Tây có diện tích là 27,5 nghìn ha (chiếm tới 55,0% tổng diện tích đậu tương đông cả vùng) là cây trồng chủ lực chiếm tới 50% diện tích cây vụ đông của tỉnh.
Về sản lượng 3 vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ chiếm tới 63,8% sản lượng đậu tương của cả nước. Đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 12,7% diện tích nhưng chiếm tới 20,9% sản lượng với năng suất bình quân 16 tạ/ha, cao nhất cả nước. Còn các vùng còn lại diện tích và sản lượng dậu tương chiếm tỷ lệ thấp.
Về mùa vụ thì vụ xuân chiếm 14,2%; vụ hè thu 31,3%; vụ mùa 2,68%,vụ thu đông 22,1%; vụ đông xuân 29,7%. Ở vùng núi Bắc Bộ, khu 4
cũ và ĐBSCL vụ đông xuân là vụ chính (59,85 ÷ 83,5%), ở ĐBSH, trung du Bắc bộ vụ Xuân là vụ chính (60,6% ÷ 65,6%); ở vùng Tây nguyên, Đông Nam bộ chủ yếu trồng vụ hè thu và thu đông (60 ÷ 77%).
1.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
Đậu tương là cây trồng gắn bó truyền thống với nông dân Việt Nam. Đậu tương được trồng khắp cả 3 miền, trên dủ mọi loại địa hình và các loại đất khác nhau. Chính vì vậy mà có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây đậu tương.
Trong công trình nghiên cứu về tuyển chọn giống, Trần Văn Lài và các cộng sự Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã chọn được dòng AK03 từ dòng G2261 nhập nội có thời gian sinh trưởng 80 ÷ 85 ngày và năng suất trung bình 13 ÷ 16 tạ/ha thích hợp với vụ đông. Cũng từ dòng G2261 tác giả cũng đã chọn được giống AK05 có thời gian sinh trưởng 90 ÷ 95 ngày, năng suất trung bình đạt 15 ÷ 18 tạ/ha, kháng bệnh ghỉ sắt thích hợp cho vùng đồng bằng sông Hồng [1].
Bên cạnh đó, về nghiên cứu tập đoàn đậu tương Vũ Đình Chính (1995) đã phân lập các chỉ tiêu làm 3 nhóm có mức độ tương quan với năng suất hạt. Nhóm một gồm các chỉ tiêu không tương quan chặt với năng suất (r<0,5) như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, …(18 chỉ tiêu). Nhóm hai tương quan chặt với năng suất gồm 15 chỉ tiêu như: số quả/cây, số đốt mang quả, … nhóm ba gồm các chỉ tiêu tương quan nghịch với năng suất gồm 5 chỉ tiêu: tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, sâu bệnh, . . .. Từ đó tác giả đã đưa ra mô hình cây đậu tương năng suất cao là số quả/cây nhiều, tỷ lệ quả chắc cao, khối lượng nghìn hạt lớn, tỷ lệ quả 2 ÷ 3 hạt cao, diện tích lá thời kỳ mang quả lớn và nốt sần trên cây nhiều [4].
Ngoài ra, từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc, Trần Đình Long và các cộng sự (1996), Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã chọn được giống ĐT12 có thời gian sinh trưởng cực ngắn 71 ÷ 80 ngày, có thể trồng
được 3 vụ trong năm nhưng thích hợp nhất là ở vụ hè, có khả năng chống đổ tốt, chịu úng khá, năng suất trung bình 14 ÷ 23 tạ/ha, bằng phương pháp chọn lọc cá thể, tác giả và cộng sự (1983) đã tạo ra giống VX93, nếu thâm canh cao có thể đạt 20 tạ/ha, chịu rét, chịu hạn tốt, chịu úng trung bình [2].
Bên cạnh con đường chọn lọc, thì cách chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính tỏ ra khá hiệu quả. Ở Việt Nam, công tác chọn giống bằng con đường lai tạo cũng được quan tâm rất sớm. Viện sỹ.Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1983) đã nghiên cứu chọn giống đậu tương bằng con đường lai hữu tính cho biết các tính trạng có hệ số di truyền và hệ số biến dị khác nhau. Các tính trạng chiều cao cây, số lá trên thân có hệ số di truyền cao và hệ số biến dị thấp, trong khi đó thì các tính trạng số quả chắc/cây, trọng lượng hạt thì ngược lại [29].
Việc lai tạo giống đậu tương được tiến hành tỷ mỉ bằng tay như nhiều loại cây trồng khác, tuy nhiên hiệu quả thụ phấn thủ công không cao. Theo Trần Đình Long thì khả năng thụ phấn nhân tạo cho hoa đậu tương chỉ đạt 0,04 ÷ 1% và phần lớn là thu được quả 1 hạt. Nhưng theo Viện cây lương thực, cây thực phẩm (1976), khi lai đậu tương đạt tỷ lệ đậu quả lai lf 18,7 ÷ 43,4% tùy theo tổ hợp lai. Một số dòng 138, 140 từ tổ hợp lai hai giống Cúc chùm với V73 cho năng suất giống đậu tương V74 cao hơn từ 10 ÷ 15% trong vụ đông [10].
Bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm kết hợp với lai hữu tính, PGS.TS. Mai Quang Vinh, Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam dùng tác nhân gramma – Co60/18 Krad trên dòng lai F3 – D.333 (của tổ hợp lai ĐT80 x ĐH4), tạo ra giống ĐT84 là giống ngắn ngày, khả năng thích ứng rộng, tiềm năng suất cao, chất lưọng hạt tốt chống chịu sâu bệnh khá [27].
Cũng bằng phương pháp lai kết hợp đột biến phóng xạ từ năm 2002 của đề tài “Chọn tạo giống đậu tương đột biến chịu hạn” mà Viện Di truyền Nông
nghiệp là cơ quan đại diện cho Việt Nam tham gia phối hợp trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á (FMCA) về chương trình chọn giống đột biến phóng xạ đã chọn tạo thành công giống đậu tương chịu hạn ĐT2008 giống này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống khác: năng suất cao (18÷35 tạ/ha, trong điều kiện khó khăn có thể cho năng suất cao gấp 1,5 ÷ 2 lần các giống thông thường); có khả năng chống chịu tổng hợp trên đồng ruộng ở mức cao nhất khi gặp hạn, úng, nóng, lạnh, đất nghèo dinh dưỡng và một số bệnh hại như gỉ sắt, sương mai, phấn trắng, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ. Đặc điểm nổi trội của giống đậu tương đột biến chịu hạn ĐT2008 là: cây sinh trưởng khỏe, phân nhiều nhánh nên số quả trên cây cao (trung bình 40 quả/cây), bộ rễ khỏe, có nhiều nốt sần nên vừa có khả năng chịu hạn cao, khả năng cải tạo đất tốt hơn các giống khác, có thể dùng hạt làm giống liên tục mà không cần phải bảo quản, có thể trồng được 3 vụ/năm vẫn cho năng suất và hiệu quả cao. Thời gian sinh trưởng tại các tỉnh phía Bắc từ 95 ÷ 110 ngày, các tỉnh phía Nam có thể ngắn hơn từ 7 ÷ 10 ngày tùy thời vụ. ĐT2008 đặc biệt thích hợp với các vùng trung du, bán sơn địa và các tỉnh miền núi trong vụ đông xuân luôn thiếu nước tưới [31].
Hiện nay, Viện Di Truyên Nông Nghiệp Việt Nam đã chọn tạo được nhiều giống đậu tương mới có năng suất cao, phổ thích nghi rộng như:
ĐT96: Được công nhận giống quốc gia năm 2004, thời gian sinh trưởng: 80 ÷ 85 ngày. Hoa tím, hạt to (180 ÷ 220 g/1000 hạt) mầu vàng, rốn trắng, chất lượng cao (protein 43%). Kháng bệnh đốm nâu, rỉ sắt, sương mai, chịu hạn, úng, nóng lạnh, chịu đổ rạp tốt. Năng suất trung bình: 18 ÷ 35 tạ /ha. Thích ứng 3 vụ: Xuân, Hè, Đông trên các vùng sinh thái cả nước. Năng suất tại An Giang cao hơn MTD176 khoảng 144% [2].
ĐT2001: Giống triển vọng công nhận quốc gia. Hoa tím, hạt trung bình
năng năng suất cao hơn ĐT96, ĐT84 (18 ÷ 40 tạ/ha). Thời gian sinh trưởng 85 ngày. Chống đổ rạp khá, tính chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng.
ĐT2006: Giống triển vọng khảo nghiệm quốc gia. Hoa tím, hạt vàng to
(220÷250 g), rốn nâu đen, chất lượng khá. Giống thâm canh, tiềm năng năng suất cao 18 ÷ 35 tạ/ha, ngắn ngày 75 ÷ 80 ngày, cứng cây, chống đổ rạp tốt và kháng sâu bệnh khá, thích ứng rộng.
ĐT99: Giống cực ngắn ngày (70 ngày), năng suất khá cao (15 ÷ 25 tạ/ha), hạt vàng to (160 g), chất lượng khá, chống chịu sâu bệnh.
ĐT02 (Đậu tương rau): Giống triển vọng khảo nghiệm quốc gia, đã được khảo nghiệm sản xuất tại một số tỉnh phía Nam đạt kết quả tốt. Giống chuyên thu hạt non dùng ăn tươi, xào nấu, hạt già vàng to gấp đôi các giống thông thường (hạt khô 310 ÷ 380g/1000 hạt) dùng làm giống, bánh kẹo, hạt rang. Quả to dài 5,5 cm; rộng hơn 1,35 cm; tỷ lệ quả 2 ÷ 3 hạt cao (80 ÷ 90%), khối lượng 175 quả/500g. Thời gian sinh trưởng đến khi thu quả non 75 ÷ 80 ngày, thu hạt già 85 ÷ 90 ngày. Năng suất quả non thu lúc vào chắc 10 ÷ 20 tấn/ha. Năng suất hạt già 18 ÷ 35 tạ/ha. Thích ứng rộng có thể trồng được quanh năm tại Nam bộ. Khả năng chống chịu đổ rạp, sâu bệnh khá.
ĐT06 (Đậu tương rau): Giống triển vọng năng suất cao, chất lượng cao,
bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu, hiện đang tiếp tục nghiên cứu và hợp tác với các doanh nghiệp triển khai tại đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Khi nghiên cứu về đặc tính hoá sinh và sinh học phân tử của một số giống đậu tương có khả năng chịu nóng, chịu hạn ở Việt Nam, tác giả Trần Phương Liên (1999) đã đưa ra kết luận: giống đậu tương Trà Lĩnh, Cúc Lục Ngạn (có khả năng chịu hạn) có hàm lượng protein và lipit thấp, còn các giống đại trà VX92, MV1 chịu hạn trung bình nhưng hàm lượng protein và