Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P), các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) của nước thải.
* Tác động của coliform tới môi trường và con người
Các bệnh truyền nhiễm gây ra vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh hoặc kí sinh là nguy cơ rộng khắp gây hại đối với sức khoả cộng đồng. Nguy cơ này có liên quan đên nguồn nước là nước thải và nước sinh hoạt.
Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men latose để sinh ra ở nhiệt độ 350C. Colifrom có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật, đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu bao gồm các giống như Citrobacte. Entrobacte, Escherichia, Klebesiella và cả Fecal coliform (trong đó có E.coli là loài thường dùng để chỉ định việc ô nhiễm nguồn nước bởi phân). Chỉ tiêu tổng số Colifrom không thích hợp dùng để làm chỉ tiêu chỉ thị cho việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân. Tuy nhiên việc xác định số lượng Fecal coliform có thể sai lệch do có một số vi sinh vật (không có nguồn gốc từ phân) có thể phát triển ở nhiệt độ 44oC. Do đó số lượng E.coli được coi là chỉ tiêu thích hợp nhất cho việc quản lý nguồn nước
*Tác động của COD tới môi trường và con người
Trong hóa học môi trường, chỉ tiêu và thử nghiệm nhu cầu oxi hóa học (COD viết tắt tiếng Anh: Chemical oxygen demand) được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước.
Nền tảng cho thử nghiệm COD là gần như mọi trường hợp hữu cơ đều có thể bị oxy hóa đầy đủ để tạo thành Đioxitcacbon bằng các chất oxy hóa mạnh trong điều kiện môi trường axit. Khối lượng oxi hóa cần thiết để oxi hóa một hợp chất hữu cơ thành đioxitcacbon , ammoniac và nước.
Quá trình chuyển hóa ammoniac thành nitrate được gọi là quá trình nitrat hóa. Dưới đây là phương trình chính tắc để oxi hóa ammoniac thành nitrat.
Phương trình thứ hai này nên được áp dụng sau phương trình tạo thành đioxitcacbon , ammoniac và nước để gộp hai quá trình oxi hóa trong sự nitrat hóa nếu như nhu cầu oxi từ việc nitrat hóa phải được biết đến. Dicromac không oxi hóa ammoniac thành nitrat, vì thế quá trình nitrat hóa này có thể bỏ qua một cách an toàn trong thử nghiệm nhu cầu oxi hóa học tiêu chuẩn.
Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng các chất ô nhiễm hữu cơ tìn thấy trong nước thải bề mặt, làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó cần tiêu hiệu trên một lít dung dịch.Các nguồn tài liệu cũ còn biểu hiện nó dưới dạng các đơn vị đo khác nhau như phần triệu (ppm).
Khi nhu cầu oxi hóa (vượt chỉ tiêu cho phép) thì khả năng tự làm sạch của nước không đáp ứng được. Trong một thời gian dài sẽ gây ô nhiễm chất hữu cơ trong nước, làm suy giảm chất lượng nước. Khi sử dụng nước này cho hoạt đông tưới tiêu trong nông nghiệp có thể gây độc với các loại cây trồng.
* Tác động của BOD tới môi trường và con người
Nhu cầu oxi hóa sinh học hay nhu cầu oxi sinh học (ký hiệu: BOD,từ viết tắt Tiếng anh của Biochemical hay Biological oxy gen Demand), là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được cử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết oxi trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường. BOD không là một thử nghiệm chính xác về mặt định lượng mặc dù nó có thể coi như là một chỉ thị về chất lượng nguồn nước. Nhu cầu oxi sinh học là khối lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất hữu co theo con
đường sinh học. BOD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước. Lượng BOD và COD thường theo một tỉ lệ nhất định và mỗi nguồn nước khác nhau .Nếu hàm lượng BOD và COD quá cao sẽ làm suy giảm chất lượng nước gây ảnh hưởng tớ sức khỏe con người và sinh vât [11]
* Tác động của chất phóng xạ tới môi trường
Các chất phóng xạ luôn có mặt trong tự nhiên: Đất đá, nước, tia vũ trụ, cơ thể sinh vật. Con người có thể thích nghi với nền phóng xạ tự nhiên, trừ những chỗ có nồng độ quá cao, phóng xạ có hai dạng: Bức xạ hạt (các hạt a, b, proton, notron, notrion) và các bức xạ điện tử, chất phóng xạ thường tập trung trong các mỏ phóng xạ và đất đá tự nhiên chứa chất phóng xạ, trong chất thải hạt nhân, vũ khí phóng xạ, thanh nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân của các viện nghiên cứu, máy trị xạ trong bênh viện… Nếu hoạt động xả thải của con người vô ý thức sẽ gây ra hậu quả khó lường đó là làm chậm quá trình phân chia tế bào khiến thai nhi không phát triển đây đủ, làm đứt các sợi dây nhiễm sắc thể, các đoạn đứt không được nối lại hoặc nối nhầm gây lệch lạc di truyền quái thai dị dạng, da bị chiếu xạ có thể bị viêm tấy, hoại tử. Khi chiếu xạ liều cao có thể gây chết, nếu bị chiếu xạ liều nhỏ nhưng kéo dài, có thể gây bệnh phóng xạ mãn tính như huỷ hoại hệ thông tạo huyết giảm hồng cầu, chảy máu nội tạng, giảm sức khoẻ đề kháng hay bị nhiễm trùng, phoáng xạ đặc biệt gây tác hại đến cơ quan sinh sản làm rối loạn sinh sản, đột biến di truyền, gây ra các bệnh ung thư máu, ung thư tuyên giáp, vú, dạ dày, gan, tuyến nước bọt, trẻ em và phụ nữ có thai rất nhạy cảm với chất phóng xạ.
* Tác động của Clo tới môi trường và sức khỏe con người
Clo có mùi hăng nồng dễ nhận biết, clo là thành phần không thể thiếu của các chất khử trùng, tẩy trắng vải, dụng cụ y tế, bể chứa nước bệnh viện…Khi trong nước có các chất hữu cơ, Cloramin có thể kết hợp tạo thành các hợp chất độc, khí Clo gây ngạt thở, đau rát xương ức, ho, ngứa mắt và miệng, chảy nước mắt, tiết nhiều nước bọt, nếu bị nhiễm năng có thể đau đầu, đau thượng vị, viêm da, thậm chí phù nề phổi [10].
* Tác động của Nitơ tới môi trường và sức khoẻ con người
Trong các phương pháp xử lý nitơ, thì xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học cho hiệu suất khử nitơ cao từ 70-95% lượng nitơ trong nước thải.
Quá trình xử lý ổn định, đáng tin cậy. Các công trình sử dụng cũng dễ vận hành và quản lý, diện tích đất yêu cầu nhỏ, chi phí đầu tư hợp lý.
Bên cạnh quá trình khử nitơ bằng phương pháp thông thường là nitrat hóa và phản nitrat thì quá trình Anammox (Anaerobic Ammonia Oxidation) cho hiệu suất xử lý cao hơn với nhiều ưu điểm nổi trội nhất là giảm được lượng bùn xử lý và lượng oxi cung cấp cho quá trình xử lý.
Với những tác hại do nitơ trong nước thải đem đến cho sức khỏe con người và cho môi trường, việc tìm ra các biện pháp xử lý cho hiệu quả cao, ít tốn kém đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững, dùng chính những yếu tố sinh thái trong tự nhiên để xử lý là vô cùng cần thiết. Chúng ta cần nghiên cứu để phát triển và hoàn thiện hơn nữa các quá trình xử lý này.