Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2012 - 2013, sau 2014. (Trang 37 - 44)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Kạn. Địa giới hành chính gồm:

- Phía Bắc giáp huyện Bạch Thông.

- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới.

- Phía Đông giáp huyện Bạch Thông.

- Phía Tây giáp huyện Bạc Thông.

Thị xã Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 170km, cách thành phố Thái Nguyên 80km về phía Bắc, cách thị xã Cao Bằng 150km về phía Nam theo Quốc lộ số 3. Lợi thế lớn nhất của thị xã Bắc Kạn là có Quốc lộ 3 chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước. [18]

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo, nằm dọc theo hai bờ sông Cầu, xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đông.

Độ cao trung bình từ 150m đến 200m. Đỉnh núi cao nhất là Nặm Cắt (xã Xuất Hóa) cao 728m, núi Khau Lang (xã Dương Quang) cao 746m. Địa hình thị xã được chia thành 3 loại chính:

- Địa hình núi đá vôi tập trung ở xã Xuất Hóa, đia hình cheo leo, đỉnh núi lởm chởm, sắc nhọn, hiểm trở.

- Địa hình vùng núi đất: là nơi phân bố hầu hết các xã, phường, có độ cao từ 150m đến 160m so với mực nước biển. Dưới các thung lũng nhỏ hẹp kéo dài đã được nhân dân khai thác trồng trọt.

- Địa hình thung lũng: có địa hình tương đối bằng phẳng, là khu vực phân bố hầu hết các phường nội thị. [18]

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Thị xã Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đụng Bắc Việt Nam, một năm cú 2 mựa rừ rệt: Mựa đụng lạnh và mựa hố nóng ẩm. Tổng lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1400-1900mm, cao nhất vào tháng 6 và thấp nhất vào tháng 11, mùa mưa từ tháng 2 đến tháng 9 chiếm khoảng 75-80% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm không khí trung bình 82-85%. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, trời khô hanh, có sương muối: mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9), nóng ẩm mưa nhiều.

- Nhiệt độ trung năm là 21,800c, nhiệt độ trung bình cao nhất 27,600c, nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,700C.

- Lượng mưa trung bình năm là 1,436mm và tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhát vào tháng 12 và tháng 1.

- Tổng số giờ nắng trung bình là 1.540 - 1750 giờ/năm.

- Độ ẩm không khí trung bình 83%, cao nhất 89% vào tháng 3 và tháng 4, thấp nhất 80% vào tháng 11 và tháng 12.

- Hướng giú cũng thay đổi theo mựa rừ rệt và phự hợp với dự thay đổi của hoàn lưu gió mùa, nhưng do vướng núi nên tốc độ gió nhỏ hơn so với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Nhìn chung thời tiết của thị xã với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ cao, thuân lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. [18]

4.1.1.4. Đặc điểm về thủy văn

Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với 2 mạch vòng cung lớn, nên Bắc Kạn là khơi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lưới khá dày đặc và chảy theo những hướng khác nhau. Ngoài sông Cầu, trong địa bàn khu vực nghiên cứu còn có 5 phụ lưu khác là các nhánh sông, suối chảy vào sông Cầu: sông Nậm Cắt, suối Nông Thượng, suối Pá Danh. [18]

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Thị xã Bắc Kạn có diện tích tự nhiên 13.688,00ha chiếm 2.28% diện tích tự nhiên của tỉnh. Căn cứ vào tính chất nông hóa thổ nhưỡng, đất của tỉnh được chia thành các loại chính sau:

+ Đất phù sao sông: Có khoảng 249,40ha, phân bố nhiều ở phường Nguyễn Thị Minh Khai, sông Cầu. Loại đất này nằm ở địa hinhd thấp thường được tiếp nhận sản phẩm xói mòn từ đất đồi núi đổ xuống theo dòng chảy của sông ngòi. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng. Độ dày tầng đất lớn hơn 100cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá.

+ Đất phù sa sông ngòi: có diện tích 541,72 ha, là sản phẩm của quá trình xói mòn từ đồi núi đưa xuống theo dòng chảy, độ che phủ càng thấp thì độ xói mòn càng mạnh. Thành phần cơ giới nhẹ, hạt thô, địa hình bậc thang, càng xa bờ càng nặng song tùy thuộc vào đá mẹ nên tính chất cũng khác nhau.

Về thành phần hóa học, tỷ lệ canxi trong đất thấp, lượng sắt, nhôm di động cao. Loại đất này có nhiều ở khu vực ven sông Cầu và các khe suối.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước: có diện tích 15,52ha, là sản phẩm sói mòn từ đồi núi đổ xuống theo dòng chảy được tích tụi ở chân sườn dốc hay các thung lũng lòng chảo, đã được khai phá thành ruộng trồng lúa nước. Loại đất này có địa hình rất phức tạp, phân bố xen kẽ, rải rác ở khắc các đồi núi. Thành phần cơ giới đất thịt nhẹ, đôi khi tầng mặt là thịt trung bình, đất phản ứng chưa, thiếu lân, ở các địa hình cao khả năng rửa trôi càng nhanh, làm cho đất càng nghèo dinh dưỡng.

+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: có diện tích 152, 59 ha, đây là loại đất do san đất đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Do thường xuyên bị ngập nước nên đã có hiện tượng ở các lớp dưới tầng canh tác, mùn sét và các chất khác bị rửa trôi nhiều. Đất có tầng canh tác dày 50cm, các chất đạm, mùn tổng số so với đất trồng lúa vào loại khá, lân, kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu vào loại nghèo, đất rất chua. Do địa hình bậc thang nên khả năng giữ nước, giữ màu giảm. Hiện nay đang được khai thác vào trồng lúa hoặc một vụ lúa một vụ màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hóa vụ đông - xuân.

+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: có diện tích 174,42ha, phân bố rải rác ven sông suối. Đất có địa hình bằng thoải, độ dốc nhỏ hơn 120, được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên Grannit: có diện tích 4.780,51 ha, phân bố ở hầu hết các xã, phường. Thành phần cớ giới ở tầng mặt có tỷ lệ cát cao và nhiều cát thô, càng xuống thấp càng giảm, tỷ lệ sét tăng dần, tầng đất từ trung bình đến dày nhưng có nhiều đá lộ đầu. Hàm lượng mùn cao, độ phân giải các chất hữu cơ chậm, đất có phản ứng trung tính, ít chua.

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên dá biến chất: có diện tích 6.070,47ha. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Hàm lượng mùn, đạm tổng số tương đối cao.

+ Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi: có diện tích 1.703,37 ha, đấy có tầng canh tác mỏng dưới 40cm, có tỷ lệ sét cao nhưng thoát nước nhanh, tỷ lệ mùn trong đất khác cap, đạm tổng số cao. Đất có phản ứng ít chưa, thích hợp với nhiều loại cây trông công nghiệp ngắn ngày cũng như cây ăn quả.

* Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của thị xã gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:

+ Nguồn nước mặt: chủ yếu được khai thác từ sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, trong đó sông Cầu là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thị xã. Mực nước sông Cầu dao động từ 8000 - 30.000m3/ngày đêm và thường bị nhiễm bẩn sau mỗi đợt mưa lũ, có thể khai thác, cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt nhưng cần được xử lý làm sạch.

+ Nguồn nước ngầm: Theo kết quả thăm dò ở khu vực thị xã và vùng phụ cần cho thấy nước ngầm trong, không mùi, không mặn, độ pH từ 7,8 - 8,1, nhìn chung chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu.

* Tài nguyên rng:

Năm 2010, thị xã có 8.655,75 ha đất lâm nghiệp rừng, trong đó có 3.208,28 ha rừng trồng nguyên liệu giấy với một số loại cây chủ yếu như: keo tai tượng, keo lá chàm, lát…..phân bố nhiều ở các xã ngoại thị. Do thực hiện tốt chương trình 327 (chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc) nên thảm thực vật ở các vùng dự án ngày càng đa dạng, diện tích rừng trồng được củng cố và phát triển.

* Tài nguyên khoáng sn

Đến nay trên đia bàn thị xã chưa phát hiện được loại tài nguyên khoáng sản quan trọng nào ngoài cát, sỏi, đá vôi… với trữ lượng hạn chế. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của thị xã nghèo cả về chủng loại và số lượng. [16]

4.1.1.6. Đặc điểm về xã hội

Thị xã Bắc Kạn có diện tích 136,880 km2, chiếm 2,8% diện tích toàn tỉnh, bao gồm 8 đơn vị xã phường. Dân số của thị xã Bắc Kạn năm 2013 là 39.412 người, chiếm 13,1% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 0,93%. Dân cư phân bố chủ yếu ở dọc 2 bên bờ dông Cầu và các dòng sông, suối khác trong lưu vực nơi địa hình bằng phẳng để sản xuất nông nghiệp, phát triển KT-XH

Sự gia tăng dân số sẽ dẫn tới sự gia tăng khai tách Tài nguyên - Môi trường và đồng nghĩa với việc làm cạn kiệt dần tài nguyên, làm cho các vấn đề môi trường ngày càng trở nên bức xúc và khó giải quyết. Sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị và sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các vùng dẫn đến sự đói nghèo ở các vùng nông thôn và sự tiêu phí dư thừa ở các vùng đô thị tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận. [18]

4.1.1.7. Đặc điểm về kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế:

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế của Bắc Kạn duy trì tốc dộ tăng trưởng đạt mức khá, các chỉ tiêu phát triển kinh tế cơ bản đạt và vượt kế hoạc đề ra.

+ Năm 2012 GDP tăng 13% so với năm 2011 (kế hoạc 13,5%), trong đó:

Khu vực nông, lâm, nghu nghiệp tăng 11,36% (kế hoạch 7,5%). Khu vực công nghiệp - XDCB tăng 2,64% (kế hoạch 23%), công nghiệp giảm 14,7% và xây dựng cơ bản tăng 21,4%. Khu vực dịch vụ tăng 20,29% (Kế hoạch 14%).

+ Thu thập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2011. Sự tăng trưởng về kinh tế trên đã có tác động rất lớn đến đời sống xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh. Một mặt, giúp đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện ngày một nâng cao, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học-công nghê tiếp tục phát triển, trên cơ sở có điều kiện đầu tư trở lại để bảo vệ môi trường.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thị xã Bắc Kạn năm 2012 là 503.391 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của thị xã Bắc Kạn chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng nghành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp trong đó về nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 50,31%.

* Thương mai, dch v, du lch:

Hiện nay trên địa bàn có hơn 2.600 hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên 400 doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn. Nhìn chung thị trường kinh doanh phát triển ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ và tiêu dùng xã hội đạt 968.465 triệu đồng.

* Công nghip, tiu th công nghip.

Các cơ sở công nghiệp duy trì và phát triển ổn định nhưng vẫn ở quy mô vừa và nhỏ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 96.465 triệu đồng, bằng 151,77% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu đạt khá như:

khai thác cát, sản phẩm may mặc, gạch nung, giường, tủ, xen hoa cửa sắt.

* Nông - Lâm nghip:

Cơ cấu nghành nông nghiệp giảm dần nhưng GDP của nghành nông nghiệp vẫn tăng qua các năm.

+ Nông nghiệp:

Trồng trọt: Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học, hoạt động trồng trọt đã đạt nhiều kết quả khả quan. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt 4.688 tấn/ 4.100 tấn đạt 114% kế hoạch. Một số loai cây trồng khác như: cây sắn, cây khoai lang, cây rau.... đều đạt và vượt mức đề ra.

Chăn nuôi: Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh, nhưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền, nghành chăn nuôi đã đi vào ổn định, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra: trâu là 2.002/2.500 con đạt 80% kế hoạc, bò là 392/190 con đạt 206% kế hoạc, lợn là 15.123/15.000 con đạt 100,8% kế hoạch gia cầm là 119.060/76 con đạt 156,6%

+ Lâm nghiệp:

Công tác bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện tốt, trồng rừng được 700,84 ha/700 ha đạt 100% KH. Thường xuyên thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng và cấp phép khai thác, lâm sản theo đúng trình tự thủ tục.

+ Thủy sản:

Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 40ha/35ha đạt 115% KH, đối tượng chủ yếu là các loài cá như: cá trôi, cá mè, cá trắm, cá chép...sản lượng ước đạt 80 tấn.

* Giáo dc

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thị xã ngày càng phát triển, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư nâng cấp, 90% số trường và phòng học được xây dựng kiên cố, tuy nhiên hầu hết các trường không đủ diện tích trường chuẩn quốc gia, một số phường chưa có trường trung học cơ sở. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, giữ vững anh hiệu lá cờ đầu nghành giáo dục về mọi mắt. Nhiều loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Tỷ lệ huy động số cháu vào nhà trẻ, mẫu giáo trong độ tuổi ngày càng tăng, giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Công tác xã hội hóa giáo dục có chuyển biến, bước đầu đã huy đông được toàn xã hội tham gia chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục.

Trong năm 2012-2013, toàn thị xã có 23 trường với 6.801 hoac sinh các cấp, trong đó:

- Bậc mẫu giáo, mầm non có 8 trường với 85 lớp, 2.454 cháu và 152 giáo viên đứng lớp. Với một trường đạt chuẩn quốc gia là trường Mầm Non Đức Xuân.

- Bậc tiểu học có 10 trường với 104 lớp, 2.634 học sinh và 192 giáo viên. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 100% tỷ lệ chuyển lớp đạt 98,2% huy động trẻ đi học đúng đổ tuổi đạt 100%. Đến nay trên địa bàn xã đã có 4 trường tiểu học đạt chuẩn quốc giá là trường tiểu học Đức Xuân, trường tiểu học Phùng Chí Kiên, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, trường tiểu học Huyền Tụng B.

- Bậc trung học cơ sở có 5 trường với 56 lớp, 1.713 học siinh và 144 giáo viên. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 98,3% tỷ lệ chuyển lớp đạt 96%

với 2 trường đạt chuẩn quốc gia là trường THCS Bắc Kạn, Trường THCS Huyền Tụng.

- Bậc trung học phổ thông có 4 trường (Trường THPT Dân Lập Hùng Vương, trường PTDT Nôị trú Bắc Kạn, trường THPT Bắc Kạn, trường THPT Chuyên Bắc Kạn với 2.394 học sinh.

* Y tế

Hiện tại, các địa bàn trên lưu vực sông Cầu có 1 Bệnh viện Đa Khoa của tỉnh quy mô 320 giường bệnh, 3 bệnh viện cấp huyện với 150 giường bệnh và 44 trạm y tế xã phường, ngoài ra có 50 phòng khám tư nhân. Năm 2010 đã khởi công xây dựng Bệnh viện Bắc Kạn là bệnh viện của vùng với qui mô 500 giường bệnh, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương trên địa bàn thị xã Bắc Kạn.

Trong những năm qua, nghành y tế thị xã Bắc Kạn đã đạt những thành tích đáng kể với nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, chính sách đã ngộ đối với cán bộ y tế cơ sở. [16]

4.2. Tổng quan về bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2012 - 2013, sau 2014. (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)