Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Công tác xử lý vệ sinh môi trường của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
* Các thủ tục hành chính trong xử lý, bảo vệ môi trường:
Vấn đề vệ sinh môi trường của bệnh viện do phòng Hành chính Quản trị phụ trách và quản lý. Khoa chống nhiễm khuẩn của Bệnh viện trực tiếp phân công người làm vệ sinh khu vực bên trong và khu vực ngoại cảnh của bệnh viện. Khoa này bao gồm 12 nhân viên bao gồm cả các cán bộ về môi trường chịu trách nhiệm về vệ sinh môi trường bên trong và cả bên ngoài Bệnh viện.
Ở khu vực bên ngoài Bệnh viện được bố trí có người thường xuyên quét dọn vệ và làm vệ sinh nên nhìn chung cảnh quan bên ngoài của bệnh viện rất sạch đẹp.
Ở khu vực bên trong Bệnh viện, tại mỗi khoa sẽ do các hộ lý của khoa đảm nhận, thường xuyên lau dọn hành lang, nhà vệ sinh, nơi sinh hoạt của bệnh nhân,…Nhân viên khoa này quản lý và tập trung rác thải tại nhà chứa rác Bệnh viện.
Các loại rác thải đã được phân loại và tập trung sẽ được xử lý theo đúng một quy trình phù hợp.
* Đối với rác thải
Biện pháp thu gom và xử lý:
- Đối với rác thải thông thường:
Rác thải thông thường của Bệnh viện không mang tính nguy hại (giấy, vỏ hoa quả) hằng ngày được thu gom tần suất trung bình 1 lần/ ngày vào khu chứa rác. Rác thải được thu gom tập kết tại nhà chứa rác thải sinh hoạt bằng các túi và đẩy xe chuyên dụng. Sau đó được Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Bắc Kạn vận chuyển, xử lý rác đảm bảo vệ sinh theo quy định.
- Đối với rác thải có tính nguy hại:
Rác thải loại này phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh của Bệnh viện(bơm kim tiêm, hóa chất xet nghiêm, chai lọ y tế, …) được thu gom tại các phòng khám bệnh (rác được thu gom vào các túi nilon màu đen). Nhận biết được vấn đền nguy hiểm của rác thải y tế, Sở y tế đã đầu tư xây dưng cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn một hệ thống lò đốt rác nguy hại đảm bảo yêu cầu và tiêu chuẩn hiện hành. Lò đốt rác được xây dựng trong năm 2009, công suất lò đốt 30 kg/h.
Đánh giá về phương án thu gom, xử lý: Theo nhận định về cơ bản Bệnh viện đã có phương án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn có tính nguy hại. Đối với phương án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt là tương đối phù hợp với yêu cầu của Bệnh viện. Biện pháp này cần được duy trì hơn nữa.
Bảng 4.2. Lượng rác thải rắn của Bệnh viện Đa Khoa Bắc Kạn 2013 Loại rác 2013 Tổng (tấn) Công nghệ xử lý
Sinh hoạt 300 500 Thuê công ty môi trường đô thị xử lý theo quy đinh
Y tế nguy hại 40 70,5 Xử lý hệ thống lò đốt rác Rác thải từ mỗi khoa sẽ được hộ lý của khoa đó phân thành 3 loại riêng biệt (sinh hoạt, y tế, nguy hại), và đem bỏ vào thùng rác riêng được đặt tập trung ở mỗi khoa. Sau đó nhân viên vệ sinh của Khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện sẽ vận chuyển rác mỗi ngày 2 lần về nơi tập trung.
Bảng 4.3. Phân loại chất thải rắn bệnh viện theo mức độ độc hại
TT Tên chất thải Trạng thái
tồn tại Số lượng
1 Chất thải sắc nhọn Rắn 54 kg/tháng
2 Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao Rắn 1,260 kg/tháng
3 Chất thải giải phẫu Rắn 9,0 kg/tháng
* Đối với nước thải
Hiện nay, Bệnh viện đã có hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước thải từ các phòng khoa sinh ra từ quá trình khám chữa bệnh và xét nghiệm và nước mưa chảy tràn. Tổng lượng nước thải hiện nay của toàn bệnh viện trung bình ước tính thải vào môi trường 3,7 m3/h tính trung bình theo ngày thù lượng nươc thải của bệnh viện thải ra môi trường một ngày 85 m3 / ngày đêm.
Nguồn nước thải phát sinh từ nước mưa chảy tràn được thu gom qua hệ thống cống rãnh bố trí xung quanh các khu nhà, trên hệ thống mương có bố trí các hố ga lắng cặn. Sau khi thu gom vào hệ thống cống rãnh nước mưa được thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Hiện tại do trong thời điểm này chưa xử lý được tình trạng ngập úng bên ngoài của Bệnh viện nên lượng nước thải và nước mưa chảy tràn đều được thải trực tiếp vào ao bèo ngay giáp khu xử lý nước thải của Bệnh viện.
Nước thải sinh hoạt được xử lý qua hệ thống bể tự hoại được lắp đặt trong khu nhà sau đó cùng với nước thải từ các khoa, phòng sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh và xét nghiệm theo đường ống thoát nước dân đến khu xử lý nước tập trung của Bệnh viện được xử lý theo phương pháp sinh học
Phòng xử lý nước thải có 3 cán bộ chịu trách nhiệm vận hành hệ thống theo ca. [1]
4.2. 3.Tình hình sử dụng nước của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn - Tình hình sử dụng nước
Theo báo cáo tổng kết Quý I năm 2013 của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn thì tổng lượng nước sử dụng hàng tháng của Bệnh viện là khoảng 3000m3. Lượng nước thải ra khoảng 2665 m3/ tháng.
- Nhu cầu sử dụng nước
Bệnh viện Đa Khoa Bắc Kạn là một Bệnh viện có quy mô lớn, là một trong những nơi phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh chính của Bắc Kạn, tại đây tập trung một lượng lớn các cán bộ làm việc và người dân tới khám, chữa và điều trị bệnh cho nên cũng là nơi có lượng nước tiêu thụ rất lớn.
Tất cả các hoạt động chính trong bệnh viện đều cần sự dụng đến nguồn nước từ phòng điều trị, khám bệnh, mổ sẻ, chụp X- Quang, xét nghiệm, nhà ăn, các khu vệ sinh, nhà tắm giặt… Ngoài nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân, các cán bộ công nhân viên, trong các hoạt động khám chữa bệnh thì nhu cầu sử dụng các hóa chất như mổ sẻ, chụp X-Quang, xét nghiệm…là nhiều nhất, thải ra một lượng lớn nước thải chứa các hóa chất độc hại cần phải được xử lý.
Trung bình mỗi ngày Bệnh viện sử dụng với lượng nước là 85m3 ngày/đêm, mỗi tháng Bệnh viện sử dụng khoảng gần 3000m3 nước.
- Nguồn nước sử dụng
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn nước máy do Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên cấp thoát nước Bắc Kạn cung cấp. Nguồn nước được lấy từ nước sông Cầu về xử lý tại nhà máy nước Bắc Kạn và cung cấp cho toàn tỉnh Bắc Kạn trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Hệ thống nước được đưa về các khoa, các khoa có bể chứa nước và
hệ thống cấp nước riêng phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh và các hoạt động sinh hoạt của Bệnh viện. [1]
4.3. Đánh giá thực trạng nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn