Nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải bệnh viện trên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2012 - 2013, sau 2014. (Trang 26)

trên Thế gii

Ở những điều kiện dịch tễ thuận lợi có thể qua con đường nước mà lan truyền các bệnh truyền nhiễm đường ruột như: Thương hàn, tả, phó thương hàn, Tulare, Brucella…Các số liệu công bốđã khẳng định khả năng bằng con đường nước bệnh Brucella đã thấy ở hơn 70 quốc gia trong đó: có mô tả kĩở Pháp, ThuỵĐiển, Mỹ. Cũng những thông báo về nười bị bệnh lao bằng con đường nước.

Dịch bệnh thương hàn quan sát được năm 1926 ở thành phố Ropxtop trên sông Đông. Trên một đoạn cống thoát nước người ta sử dụng để đổ nước thải của một khu vực có các bệnh viện dần dần xảy ra tắc và đường cống nước thải bệnh viện bị vỡ, nước tràn vào đất. Cách chỗ vỡ 10-20m là công trình ngầm của hệ thống cấp nước. Nước thải bệnh viện đi vào hệ thống cấp nước đã xảy ra bùng nổ dịch bệnh và sau đó người ta tìm ra nguyên nhân rồi khắc phục.

Ở một thị trấn của Ukraina quan sát được sự bùng phát bệnh thương hàn bằng 60,6 các ca mắc bệnh cả năm (tính trung bình) của thị trấn.

Vấn đề về sự nguy hiểm thực tế hay tiềm năng lan truyền bệnh lao do xả

vào nguồn nước thải chưa được làm sạch hoàn thiện vẫn còn gây tranh cãi. Phần lớn các tác giả cho rằng do tính bền vững đáng kể của người và động vật

đối với bệnh lao và do nước thải đã được pha loãng trong sông, hồ có chứa nước mà sự có mặt của vi khuẩn bệnh lao trong nguồn nước không gây nguy hiểm. Tuy nhiên những số liệu khác quan cho thấy con người bị mắc bệnh lao qua đường nước là có thực. Nhà ngiên cứu V.Gostead đã mô tả trường hợp bị

bênh lao của 3 đứa trẻ sau khi ngã xuống sông bị nhiễm bẩn bởi nước thải. Trong nhiều tài liệu khác cũng có mô tả những trường khác tương tự.

Như vậy, những ví dụ trên đã khẳng định các trường hợp mắc bệnh ở

người và động vật do nước thải bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện truyền nhiễm chưa được xử lý và khử trùng triệt để.

2.4.2. Hin trng x lý và x nước thi mt s bnh vin tuyến TW ti Vit Nam

Quản lý nước thải và dịch thải lỏng phát sinh tại các Bệnh viện được ưu tiên hàng đầu trong kiếm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh nghề nghiệp. Tuy vậy, thực hành quản lý dịch thải và nước thải bệnh viện tại Việt Nam chưa có các hướng dẫn chi tiết, tập huấn, thực hành để phân tách và xử lý các dòng thải lỏng nguy hại ngay tại nguồn phát sinh. Bên cạnh đó, thực trạng đầu tư và hoạt động của các hệ xử lý nước thải cần được cải thiện về công nghệ, nguồn kinh phí duy tu vận hành và đào tạo cán bộ vận hành. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có 13.511 cơ sở y tế các loại bao gồm: 1.361 cơ sở

khám, chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân; 789 cơ sở thuộc hệ dự phòng tuyến Trung ương, tỉnh và huyện; 77 cơ sở đào tạo y dược tuyến Trung ương, tỉnh; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã. Tổng lượng nước thải y tế phát sinh tại các cơ

sở khám, chữa bệnh cần xử lý khoảng 125.000 m3/ngày chưa kể lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược, sản xuất thuốc và cơ sở y tế Bộ, ngành. Theo số liệu thống kê cho thấy, có 773 bệnh viện cần được xây dựng và trang bị mới hoặc sửa chữa nâng cấp hệ thống xử

lý nước thải, trong đó khoảng gần 563 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải (chủ yếu là ở tuyến huyện và tỉnh). Hiện có khoảng 54,4% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải (73,5% các bệnh viện tuyến Trung ương, 60,3% các Bệnh viện tuyến tỉnh và 45,3% các bệnh viện tuyến huyện). Tuy vậy, hệ

thống xử lý chất thải ở nhiều Bệnh viện đã xuống cấp, cần được sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với quy mô phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Theo thống kê báo cáo, tính đến hết tháng 6/2012, đã có 45/84 cơ sở

(chiếm 53,6%) đã được Sở TN&MT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung

ương chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm môi trường triệt để, 27/84 cơ sở

(chiếm 32,1%) đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để

nhưng chưa được Sở TN&MT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chứng nhận hoàn thành, 12/84 cơ sở còn lại (chiếm 14,3%) đang tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.

Đối với 6 Bệnh viện do Bộ Y tế trực tiếp quản lý đã có 5/6 bệnh viện (chiếm 83,3%) được chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm môi trường triệt

để, bao gồm: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện 74 Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện K và Bệnh viện C Đà Nẵng. Riêng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên hiện đang tiến hành các biện pháp xử

lý ô nhiễm môi trường triệt để.

Tiến hành tham gia khảo sát quản lý nước thải bệnh viện và công nghệ

xử lý nước thải Bệnh viện được thực hiện với sự giúp đỡ của các Sở Y tế địa phương và hợp tác của các BV trong việc điền phiếu điều tra và đánh giá thực hành. Thời gian khảo sát từ tháng 5 đến tháng 10/2010. Có 172/205 BV của 5 TP: Hà Nội (61 BV), Hải Phòng (17 BV), Huế (23BV), Đà Nẵng (20 BV), TP. Hồ Chí Minh (51 BV) tham gia điều tra. Kết quảđiều tra như sau:

Nước thải bệnh viện chứa vi khuẩn lây bệnh, nhưng không phải Bệnh viện nào cũng xử lý theo QCVN 28:2010/ BTNMT ngày 16/12/2010 Bộ

TN&MT hay tiêu chuẩn trước đó.

- Hải Phòng có: 3/17 số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải và 3/17 số bệnh viện có hệ xử lý không hoạt động, 11/17 Bệnh viện không có xử lý nước thải.

- Hà Nội có: 36/61 bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải, 22 bệnh viên có hệ thống xử lý nước thải, 3 hệ thống xử lý không hoạt động.

- TP. Hồ Chí Minh có: 5 bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải; 40 hệ thống xử lý nước thải ; 6 hệ thống không hoạt động/ không đạt yêu cầu.

- Đà Nẵng: 4 Bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải , 16 hệ

thống xử lý nước thải đang hoạt động.

- Huế có: 14 Bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải.

Tất cả 52,3% (90/172) bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, còn lại 40,7% không có hệ thống xử lý nước thải, 7,0% bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải không hoạt động. Nhiều hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động quá tải. Nước sử dụng và lưu lượng nước thải được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng nước và xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn các tỉnh

Thành phố Hà Nội HCM Hải Phòng

Đà Nẵng Huế

Nước sử dụng m3/g/ngày m3/g/ngày m3/g/ngày m3/g/ngày m3/g/ngày Số bệnh viện trả lời hệ xử lý nước thải. 22 40 5 14 2 Nước thực tế qua xử lý nước thải 0,448 0,604 0,322 0,459 0,443 Nước xử dụng và thải 0,644 0,661 0,332 0,625 0,489 Công xuất thiết kế 0,925 0,698 0,513 0,872 0,722

Nước thải Bệnh viện có các chỉ sốđặc trưng BOD: 180-280mg/l, COD: 250-500mg/l, SS: 150 - 300mg/l, H2S: 6-8mg/l, T-N: 50-90mg/l, T-P: 3- 12(mg/l), Coliform: 106-109 MNP/100ml. Công nghệ bùn hoạt tính, bể lọc sinh học, tiếp xúc sinh học, màng sinh học (MBR), bể phản ứng theo mẻ

(SBR) là công nghệ phổ biến cho hệ thống xử lý nước thaỉ bệnh viện tại Việt Nam và phân thành các nhóm:

Nhóm 1: sục khí bùn hoạt tính và xử lý sinh học nhỏ giọt sau đó lọc. Chiếm

ưu thế hơn (56,9%) do chi phí đầu tư thấp, ở TP HCM tỷ lệ này là 60,9%

Nhóm 2: CN2000 xử lý hữu cơ tải trọng cao (là loại màng sinh học cải tiến). Xử lý sinh học cao tải (CN2000 mới đầu tư, có nhiều ởĐà Nẵng) và Hà Nội 10,8% (11/102). Tuy nhiên, nước thải bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bệnh viện E (Hà Nội)

không đáp ứng yêu cầu amoni theo QCVN 28-2010, mức 2. Nhóm 3: Sục khí tiếp xúc màng sinh học (MBR), lọc sinh học Bio-for, V69, FBR.

Chiếm 9,8%, Hải Phòng có 5 bệnh viện (5,75%) trang bị loại công nghệ này với tên V69. Bên cạnh đó còn một số tên gọi thiết bị khác là BIOX1, BIO sinh học, FBR.

Nhóm 4: xử lý sơ bộ + yếm khí/bể tự hoại. Có 15,7% bệnh viện sử

dụng công nghệ này vì nó đơn giản, đầu tư thấp.

Nhóm 5: công nghệ AAO, SBR và khử trùng 03, uv. 6,9% bệnh viện

được đầu tư hệ xử lý công nghệ AAO, công nghệ SBR và một số khác với suất đầu tư cao hơn, (bảng 2.2).

Phương pháp khử trùng hiện các bệnh viện sử dụng là dùng Hypochlorite calcium (CaOCh), chloruamin B, ozone, tia cực tím. Chưa có bệnh viện nào khử trùng công nghệ lọc màng ngăn các vi khuẩn, vi rút và không sử dụng hóa chất.

Bảng 2.2. Một số các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong bệnh viện tại Việt Nam

Loại Tên công nghệ Mô tả

Loại 1

Hệ thống sục khí thông thường

1a:

Nước thải - Thu gom - Chắn rác - Lắng(có hoặc không có keo tụ) - Bể sục khí bùn hoạt tính - Lắng - Khử trùng - Thải nước, Quay vong bùn.

1b:

Gom nước thải - Chắn rác - Lắng - Lọc sinh học nhỏ giọt - Lọc - Khử trùng. Loại 2 Lò phản ứng sinh học với CN2000 Nước thải - Chắn rác - Bể điều hoà - Tiền xử lý - Bể xử lý sinh học xử lý kết hợp thiết bị CN2000 - lắng - Khử trùng - Xả. Loại 3 Màng sinh học (MBR) các vật liệu lọc khác nhau Nước thải - Chắn rác - Bể điều hoà bể xử lý sinh học - MBR - Lắng - Khử trùng.

Loại 4

Tiền xử lý đơn giản- kị khí/tự hoại-xử lý hoá-lý.

Nước thải - Thu gom - Bể lắng và bể kỵ khí - Keo tụ/hoá chất - Khử trùng(cl2,UV,O3).

Loại 5 CN tiên tiến AAO, SBR, lọc than hoạt tính. Nước thải - Lắng - Tiền xử lý với công nghệ AAO: bể xử lý kỵ khí - Bể hiếu khí - Bể oxy hoá - Lọc - Khử trùng - Xả. Thiêt bị Kobuta, Jokushu.

Xử lý sục khí - Lắng - Lọc bằng cacbon hoạt tính.

SBR công nghệ phản ứng theo mẻ.

Các quy định nghiêm ngặt về xả chất lỏng, thậm chí vài ml máu trong phòng thí nghiệm, chất lỏng hoặc máu số lượng lớn phải được khử trùng theo quy

định. Thực trạng là thải chất thải lỏng nhiễm Bệnh hay chất thải lỏng nguy hại ở

Việt Nam chưa có các hướng dẫn chuyên biệt theo tính chất nguy hại của từng loại dòng thải. Hệ thống bể tự hoại và hệ thống xử lý nước thải nếu được thiết kế

hợp lý và các chức năng đảm bảo thì đủđể bất hoạt và khử hoạt tính các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và tiền xử lý tại chỗ các chất lỏng ô nhiễm và vi khuẩn lây nhiễm trong nước thải Bệnh viện trước khi xử lý khâu cuối nhằm đảm bảo hệ

thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu xả thải theo quy định

2.4.3. Hin trng x lý và x nước thi ti mt s bnh vin trên địa bàn tnh Bc Kn tnh Bc Kn

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 48 cơ sở y tế: 4 bệnh viện, 44 trạm y tế. Nhìn chung các cơ sở y tế xây dựng đã lâu năm, hệ thống thu gom và thoát nước ngày càng xuống cấp. Thời điểm hiện tại đã có một số Bệnh viên được mở rộng và nâng cấp thêm. Trên thực tế trong các cơ sở toàn tỉnh chỉ có một số bệnh viện tuyến tỉnh có đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Còn lại các Bệnh viện tuyến dưới đều chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải phù hợp mà chỉđược thu gom và xử lý sơ bộ bằng bể tự

hoại sau đó thải trực tiếp ra môi trường.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: nước thải của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề có liên quan đến nước thải trong quá trình hoạt động của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn.

3.1.1. Công tác x lý v sinh môi trường ca Bnh vin Đa Khoa tnh Bc Kn

- Các thủ tục hành chính trong xử lý, bảo vệ môi trường. - Đối với rác thải. + Rác thải sinh hoạt. + Rác thải y tế. - Đối với nước thải. 3.1.2. Địa đim và thi gian tiến hành - Địa điểm: + Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ: Tổ 10 - Phường Minh Khai - TX Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn. - Thời gian: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 4 năm 2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Tng quan v bnh vin Đa Khoa tnh Bc Kn

+ Lịch sử hình thành và phát triển. + Quy mô của bệnh viện,hoạt động.

3.2.2. Tình hình s dng nước ca Bnh vin Đa Khoa tnh Bc Kn

- Nhu cầu .

- Nguồn nước sử dụng.

3.2.3. Đánh giá thc trng nước thi Bnh vin Đa Khoa tnh Bc Kn.

+ Lượng nước thải phát sinh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn + Hệ thống và quy trình xử lý của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn - Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn

+ Chất lượng nước thải trước khi xử lý. + Chất lượng nước thải sau quá trình xử lý.

- Biện pháp lý hoá học. - Biện pháp sinh học. - Biện pháp quản lý môi trường. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cu các văn bn pháp lut 3.3.2. Phương pháp kế tha

Sử dụng tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên… Bằng cách thu thập số liệu từ các cơ quan như: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, sở Tài Nguyên và Môi Trường, Chi cục bảo vệ môi trường và các cơ quan có liên quan.

3.3.3. Phương pháp điu tra thc địa

Là phương pháp không thể thiếu, là phương pháp thu thập các số liệu hiện có, liên quan tới việc làm khoá luận nhằn tiết kiệm thời gian và tăng thêm tính khoa học cho khoá luận.

3.3.4. Phương pháp ly mu nước thi - Cách lấy mẫu nước - Cách lấy mẫu nước Bảng 3.1. Vị trí, số lượng và phương pháp lấy mẫu Loại mẫu Số lượng Vị trí Nước thải bệnh viện trước khi xử lý 1 Cống thoát nước thải bệnh viện Nước thải bệnh viện sau khi xử lý 1

Nước thải tập trung sau xử lý thải ra môi trường

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kan)

- Lựa chọn chỉ tiêu phân tích: lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng cho nước thải bệnh viện theo QCVN 28:2010/BTNMT về chất lượng nước thải Bệnh viện.

3.3.5. Phương pháp đánh giá tng hp

Qua các số liệu thu thập được, các kết quả phân tích chúng tôi tiến hành

đánh giá tổng hợp, so sánh đánh giá nhằm xác định được độ tin cậy của thông tin thu được. So sánh với tiêu chuẩn của Việt Nam để đánh giá được chất lượng nước thải tại địa điểm lấy mẫu nước thải. Từ đó có thể đưa ra các đánh

giá, kết luận sơ bộ về nguồn thải, mức độ ô nhiễm của nguồn thải, sự ảnh hưởng tới các nguồn tiếp nhận

3.3.6. Nghiên cu các văn bn lut, các văn bn dưới lut và các quy định có liên quan đến tài nguyên nước có liên quan đến tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2012 - 2013, sau 2014. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)