Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đánh giá thực trạng nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
4.3.2. Hệ thống và quy trình xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
4.3.2.1. Các thiết bị trong hệ thống xử lý
Trạm xử lý nước thải của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn gồm có các loại máy sau:
+ Máy bơm nước thải: 4 chiếc + Máy thổi khí cạn: 03 chiếc + Máy bơm bùn: 01 chiếc
+ Bộ hòa trộn bơm định lượng hoá chất: 02 bộ + Tủ điều khiển, bộ van phao + rơle tự động: 01 bộ a) Máy bơm nước thải
- Các thông số: Máy hiêụ EBARA - Q= 15m3/h, H=10-12m, P=1,1kw, sản xuất tại Italia.
- Đặc tính: Máy bơm thuộc loại bơm chìm cánh hở. Khe hở của bánh xe công tác có thể cho phép bùn sạn đi qua. Toàn bộ thân, vỏ máy được chế tạo bằng Inox, riêng bánh xe công tác được chế tạo bằng hợp kim chống ăn mòn.
- Lắp đặt: 02 máy bơm được lắp từ bể thu gom đến bể điều hoà, 02 máy lắp từ bể điều hoà đến container. Độ chênh cao trình giữa bể điều hoà và thiết bị hợp khối không lớn nên lưu lượng của bơm đạt khoảng 15m3/h. các máy bơm này được nối với hệ thống van phao tự động cho phép tự động bơm khi có nước thải và tự động ngắt khi nước thải ít.
b, Máy thổi khí cạn
- Các thông số: Máy thổi khí trên cạn: LONGTECH- đài loan, P=3,7Kw; H=5m.
- Đặc tính: máy thổi khí trên cạn (Air-blower) hoạt động trên nguyên tắc chèn ép thể tích bằng bánh răng. Do đặc tính trên, cần đặt máy ở nơi không bụi, sạn và thường xuyên vệ sinh ống lọc bụi không khí để tránh ăn mòn bánh răng.
- Lắp đặt 02 chiếc để phục vụ container và 01 máy phục vụ cho bể điều hoà xử lý sơ bộ. Do hoạt động trên nguyên tắc chèn ép thể tích trên máy thổi khí gây tiếng ồn (độ ồn của máy theo tài liệu là 60 dB).
c) Máy bơm bùn
- Các thông số: máy hiệu LUCKY PRO, Q=4-10m3/h, H=10-15m, P=0,75kw; sản xuất tại Italia.
- Đặc tính: máy thuộc loại máy bơm trên cạn, khe hở và tính chất chịu ăn mòn của bánh xe công tác đảm bảo vận chuyển bùn sinh học với độ ẩm = 98%. Do máy đặt tại cốt âm nên thao tác không cần mồi bơm.
- Lắp đặt: trong khối lắp đặt xử lý sinh học về ngăn nén bùn với mục đích hút bùn từ các ngăn xử lý sinh học về ngăn nén bùn. Ngoài ra một lượng bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn về ngăn đầu tiên hoà trộn với nước thải chưa được xử lý để điều khiển hoạt động của bơm bùn. Một hệ thống van khóa hoàn chỉnh đã được lắp đặt.
d) Hệ thống khuấy trộn, bơm định lượng hoá chất
- Đặc điểm: hệ thống hòa trộn, bơm định lượng hóa chất được lắp đặt đồng bộ 2 bộ và chia làm hai ngăn riêng biệt, một ngăn dùng để bơm hóa chất vào nước thải sau khi được xử lý, một ngăn dùng để bơm hóa chất PACN-95 vào ngăn lắng của thiết bị container. Hệ thống hòa trộn gồm hai máy bơm cánh khuấy: một loại bơm khác dùng để bơm hóa chất hoà trộn với nước thải theo một lưu lượng nhất định cũng bao gồm hai máy bơm định lượng.
- Lắp đặt: hệ thống bơm trộn và bơm định lượng được nối với bảng điều khiển bằng hai hệ thống công tắc riêng.
4.3.2.2. Các chế độ vận hành
Trạm xử lý nước của bệnh viện gồm 2 cụm công trình xử lý: bể điều hòa, xử lý sơ bộ và bể xử lý sinh học kết hợp lắng, khử trùng.
Khi xây dựng, công trình đã được thiết kế riêng một hệ thống điều khiển gồm hai chế độ: chế độ vận hành tự động và chế độ vận hành bằng tay, chế độ vận hành tự động dựa vào hệ thống van phao lắp đặt sẵn trong bể, theo mức nước trong bể điều các máy. Chế độ này cho phép tiết kiệm điện năng và nhân công khi vận hành.
a) Vận hành bơm nước thải
- Tại công trình này có 02 hệ thống bơm nước thải, một hệ thống bơm từ bể thu gom sang bể điều hòa để xử lý sơ bộ. Một hệ thống bơm từ bể điều hoà lên cụm thiết bị xử lý container.
- Mở toàn bộ van kí hiệu N1 trên đường ống đẩy của máy bơm tại vị trí bể điều hòa. Các van N1 có tác dụng điều khiển khi từng máy bơm làm việc riêng hoặc khi tháo từng bơm ra để bảo dưỡng.
- Tại vị trí đặt bảng điều khiển (nhà trạm), đặt chế độ NC (nhân công) và ấn nút M3, M4 khởi động hệ thống máy bơm. Khi hệ thống bơm làm việc, đèn tín hiệu màu xanh bật sáng. Ở chế độ vận hành nhân công, luôn để ý tới mực nước trong bể điều hòa, tránh cạn nước mà vẫn hoạt động, gây cháy máy bơm.
- Khi cần vận hành ở chế độ tự động, chuyển công tắc từ vị trí nhân công sang tự động.
b) Vận hành hệ thống máy thổi khí
- Trạm xử lý nước thải được trang bị 03 máy thổi khí cạn có công suất 3,7kw, hai máy dùng để cấp khí vào cụm thiết bị xử lý và cấp khí vào bể điều hoà và xử lý sơ bộ. Theo thiết kế của máy có thể hoạt động ở hai chế độ: chế độ tự động và chế độ điều khiển bằng nhân công.
- Ở chế độ điều khiển tự động, hệ thống máy khí được hoạt động trên cơ sở mực nước có trong bể điều hòa nhờ bộ phận van phao.
- Máy thổi khí trên cạn được nối vào hệ thống phân phối khí dẫn đến từng ngăn thiết bị qua hệ thống giàn ống phân phối.
- Trước khi vận hành máy thổi khí, cần kiểm tra hệ thống van khí để ở vị trí mở. Nếu vận hành máy khí các van đều đóng sẽ gây ra hiện tượng quá tải cho động cơ máy thổi khí dẫn đến cháy động cơ hoặc phá huỷ khớp nối mềm trên đường ống khí do áp suất quá cao. Khi vận hành máy thổi khí ở chế độ điều khiển bằng tay trên bảng điều khiển ấn nút máy thổi khí cạn màu xanh. Đèn tín hiệu làm việc sẽ báo (đèn màu xanh). Khi dừng thổi khí, ấn nút màu đỏ tại vị trí tương ứng, đồng thời đèn tín hiệu tắt. Khi ở chế độ tự động, các máy thổi khí sẽ tự hoạt động theo mực nước có trong bể.
c) Vận hành hệ thống máy bơm bùn
- Chức năng của hệ thống máy bơm bùn là vận chuyển lượng bùn sinh học với độ ẩm cao (xấp xỉ 98%) về ngăn nén bùn và hồi lưu, hòa trộn bùn với nước thải mới. Để thực hiện các chức năng này, hệ thống đã được lắp đặt 2 máy bơm bùn và hệ thống các van hút, van đẩy.
- Mỗi ngày vận hành hệ thống bơm bùn một lần vào một giờ “cao điểm” của nước thải để tận dụng lượng bùn hoạt tính có chứa vi sinh vật hoà trộn với nước thải đầu vào. Thời gian vận hành khoảng 15 đến 20 phút tuỳ theo lượng bùn được sinh ra (do tính chất cuả nước thải).
- Hệ thống bơm bùn phải được vận hành bằng tay, không có chế độ tự động. Khi vận hành, ấn nút bơm bùn màu xanh trên bảng điều khiển. Khi làm việc đèn tín hiệu ở vị trí BB bật sáng. Khi dừng vận hành, ấn nút màu đỏ tại vị trí BB.
- Cần chú ý: khi vận hành hệ thống bơm bùn thì phải có ít nhất là các van trên một nhánh hút được mở và trên đường ống đẩy cũng phải có một van mở để không gây quá tải, cháy động cơ làm hỏng bơm.
d) Vận hành hệ thống máy bơm hoà trộn, định lượng hoá chất
- Hệ thống pha trộn hoá chất được cấu tạo gồm 2 bơm khuấy trộn, 2 bơm định lượng tách riêng và 2 thùng hoá chất. Hoá chất sử dụng chất khử trùng và PACN - 95 hoá chất khử trùng có thể ở dạng bột hay dạng nước, trước khi được bơm vào để khử trùng nước thải phải qua quá trình pha loãng để đảm bảo liều lượng nhất định, không gây độc hại và lãng phí hoá chất. Khi sử dụng bột clorua vôi: đổ đầy 3/4 nước sạch vào bình nhựa, dung tích mỗi bình khoảng 40 lít, sau đó đổ bột clorua vôi vào và bật máy bơm hòa trộn.
- Đậy nắp thùng nhựa trước khi bật máy bơm hoà trộn - Liều lượng clo đưa vào nước thải khoảng 3mg/l - Với công suất bơm định lượng 6-8 l/h
- Công suất xử lý của hệ thống 14-18 m3/h
- Trung bình một lít dung dịch clorua vôi dùng cho 8m3 nước thải.
- Để có hàm lượng clo 3mg/l cần có 15g clo cho 8m3 nước thải. Lượng clo chiếm trong bột clorua vôi khoảng 70% nên cần 20g bột clorua vôi hòa tan trong 1lít dung dịch cho 8m3 nước thải. Với dung tích 30-35 lít, mỗi lần pha 600g bột clorrua vôi. Trong quá trình vận hành, ta có thể để hàm lượng clo nhỏ đi bằng cách vặn núm điều chỉnh trên bơm định lượng. Tuỳ theo cách điều chỉnh, từ 1-2 ta phải pha trộn bột clorua 1 lần. Trong quá trình vận hành cần luôn chú ý không để thùng hoá chất cạn nước khi bơm định lượng làm việc.
4.3.2.3. Yêu cầu vận hành và khắc phục sự cố
Để cho thiết bị làm việc có hiệu quả thì nhiệm vụ cuả người vận hành cần phải kiểm tra quan sát lượng nước thải được gom về bể.
-Yêu cầu trước khi chạy máy: Người vận hành phải quan sát nguồn điện, nguồn nước thải, kiểm tra van đầu ra của các thiết bị như van các máy bơm nước thải, van của các máy thổi khí. Bật atomat tổng ở tủ điều khiển lại.
Nước thải được bơm vào bể điều hòa và điều chỉnh các van khí trên các cục thiết bị có van vào từng ngăn nhỏ của thiết bị sao cho không khí được sục đều toàn bộ các ngăn.
Song song đó máy bơm (MB2) cũng hoạt động để cung cấp nước thải từ bể điều hòa vào các thiết bị xử lý. Quá tình này nước thải được cung cấp liên tục vào các ngăn của thiết bị theo các đường thông nhau và tới ngăn lắng tràn qua đường ống thoát ra ngoài chảy vào đường thoát chung. Nước thải đã được xử lý sạch sẽ đi ra ngoài. Bước sau cùng là vận hành máy bơm hòa trộn hoá chất và máy bơm định lượng, bơm hóa chất vào các ngăn nước thải ra ngoài một lượng hoá chất để điều chỉnh pH của nước ra và khử trùng làm giảm lượng colifom trong nước thải trước khi ra ngoài rãnh thoát chung.
- Bảng điều khiển thiết bị làm việc, trờn cỏc tủ điều khiển cú ghi rừ 2 chế độ làm việc là nhân công và tự động. Người vận hành phải lưu ý là khi nào cần làm việc gián đoạn (nhân công) và khi nào để chế độ tự động. Tại toàn bộ các trạm xử lý đều có lắp các hệ thống phao điện tự động để phục vụ cho các máy bơm M3, M4. Cùng hệ thống cấp thoát hoá chất gồm bơm hoà trộn và bơm định lượng hoá chất. Nhìn chung về nguyên lý là để ở chế độ tự động. Khi nước thải về bể thu gom đầy tới vạch trên phao điện nối cả hai phao thì bơm M1, M2 tự động đóng và nước thải được đưa về bể điều hoà. Khi ở ngăn số 2 bể điều hòa đã đầy thì phao điện hoạt động cho trạm bơm 2 hoạt động và nước thải được cấp vào các thiết bị xử lý. Khi nào nguồn nước ở bể thu gom cạn đến mức min thì phao điện cắt máy bơm M1, M2 sẽ dừng, đồng thời ở bể điều hoà cũng vậy. Nếu nước trong bể cạn đến mức thấp thì phao cắt điện M3, M4 sẽ ngừng bơm cấp cho thiết bị xử lý.
* Cần chú ý và khắc phục
- Trường hợp nguồn nước thải quá ít không đủ cho thiết bị làm việc. Bước đầu là đưa nước sạch bơm đầy vào các ngăn của thiết bị rồi sau đó đóng bớt van cấp nước vào từng cục thiết bị và tiến hành chạy gián đoạn từng cục thiết bị.
- Luôn chú ý nước và hóa chất trong thùng nhựa trong khoang dầu thiết bị, tránh để cạn nước.
- Không được để khô lớp đệm sinh học trong thiết bị.
- Máy thổi khí: Nguyên lý của máy thổi khí là có tiếng gió lớn gây ồn lớn, máy cần có có hệ thống thoáng để cấp khí thổi vào các ngăn của thiết bị, tránh hiện tượng quá tải. Trong quá trình thổi khí người vận hành cần chú ý tới các van khí vào ngăn.
- Mở các van khí vào ngăn từ nhỏ đến lớn theo đường đẩy của đường khí thổi.
- Cần điều chỉnh tất cả các van sao cho lượng khí thổi vào đều các ngăn.
- Sau các lần thổi khí vào thiết bị ta dừng máy thổi cứ để nguyên vị trí mở các van vì trước máy thổi khí đã có đặt xiphông và van một chiều trên đầu xiphông.
- Khi van một chiều có tiếng lách cách cần lưu ý là do khí thổi chưa đủ áp lực thắng lực cản của nước chèn ở cánh chắn của van ta cần tập chung khí vào một điểm cần thổi hoặc xả e không khí trong ống và nước ở sau van hay mở kiểm tra cánh chán của van bị kẹt bẩn, cần mở nắp van lau sạch và chỉnh vít ở cánh van cho khỏi bẩn rồi vặn như cũ.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ bổ xung dầu tránh hết dầu gây cháy máy - Phải có hóa chất trong thùng mới được bật bơm định lượng. Chỉnh nút tỷ lệ % theo đúng lượng hóa chất được tính theo bảng % hóa chất.
- Tại bể điều hòa: Tùy theo lượng nước và độ nhiễm bẩn của nước mà ta có thể sử dụng thêm hóa chất trợ lắng để khử các kim loại nặng và chất cặn cơ học ngay trong bể.
4.3.2.4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải
Theo thiết kế công suất của trạm xử lý nước thải là 350 m3/ngđ. Để trạm xử lý nước thải đạt chất lượng tốt, trong quá trình vận hành đề nghị pha trộn hóa chất theo đúng yêu cầu sau:
a) Hóa chất keo tụ PACN - 95
- Hóa chất keo tụ PACN - 95 dạng bột, trước khi đưa vào bơm phải pha chế với nước bằng cách: đổ 40 lít nước sạch vào bình đựng, sau đó đổ 500mg hóa chất PACN - 95 và bật máy trộn hóa chất.
- Liều lượng PACN- 95 đưa vào nước khoảng 0,006mg/l với công suất bơm định lượng 6-10 lít/h. Trung bình 1 lít PACN - 95 dùng cho 8m3 nước thải.
b) Hóa chất clorua vôi
- Hóa chất khử trùng ở dạng bột, trước khi được bơm vào để khử trùng nước thải phải qua quá trình pha loãng để đảm bảo liều lượng nhất định, không gây độc hại.
- Cách dùng: đổ 40 lít nước sạch vào bình đựng, sau đó đổ 120mg clorua vôi và bật máy bơm hòa trộn. Công suất máy bơm định lượng 6-10 lít/h.
- Trung bình 1 lít dung dịch clorua vôi dùng cho 8m3 nước thải. Trên đây là công thức pha chế hóa chất xử lý nước thải, căn cứ vào mẫu xét nghiệm mẫu nước đầu vào khi lắp đặt thiết bị xử lý.
- Trong quá trình sử dụng, yêu cầu đơn vị quản lý vận hành cứ 6 tháng lấy mẫu nước đầu vào, đầu ra đi xét nghiệm một lần và thông báo cho đơn vị cung cấp thiết bị để điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo nước sau xử lý thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện nằm trên khu đất riêng biệt, cách xa các khu khám chữa bệnh, có người phụ trách quản lý riêng.
* Nhận xét:
Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện nằm trên khu đất riêng biệt, có 3 người phụ trách quản lý thường xuyên