PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại các địa phương
Đề cập đến tác hại do sán dây gây ra, Phạm Sỹ Lăng (2002) [12], Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, (2004) [1] nhận xét: Sán dây là một bệnh phổ biến ở chó, thể cấp tính nếu như không được chăm sóc điều trị kịp thời, tỷ lệ chết có thể lên tới 60 - 70 %.
Tuy nhiên, tác hại do sán dây gây ra ở chó không chỉ dừng lại ở giai đoạn sán trưởng thành. Về vai trò gây bệnh ấu trùng sán dây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và cho thấy tác hại nguy hiểm của ấu trùng sán dây chó.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (1999) [8] nhận xét: Ấu trùng sán dây Taenia hydatigena ký sinh ở lợn, trâu, bò, dê, kể cả ở người, gây bệnh ấu sán cổ nhỏ, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị.
Để xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis của lợn tại các địa phương thuộc huyện Phú Lương, chúng tôi đã mổ khám 545 lợn thuộc 3 xã là Động Đạt, Yên Ninh, Sơn Cẩm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy:
- Về tỷ lệ nhiễm:
Trong tổng số 545 lợn mổ khám có 93 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, tỷ lệ nhiễm chung là 17,06%, biến động từ 10,11 - 25,43%. Kết quả này phản ánh tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis trên lợn ở 3 xã của huyện Phú Lương là có sự khác biệt: Xã Yên Ninh tỷ lệ nhiễm cao nhất 25,43%, kế tiếp là xã Động Đạt (15,98%), thấp nhất là xã Sơn Cẩm (10,11%).
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại các địa phương
Địa phương (xã)
Số lợn mổ khám
(con)
Số lợn nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ nhiễm
(ấu trùng/con)
Động Đạt 194 31 15,98 1 - 27
Yên Ninh 173 44 25,43 2 - 35
Sơn Cẩm 178 18 10,11 1 - 13
Tính chung 545 93 17,06 1 - 35
- Về cường độ nhiễm:
Tính chung, lợn nhiễm từ 1 - 35 ấu trùng/con, trong đó lợn ở xã Yên Ninh nhiễm ấu trùng Cystiecrcus tenuicollis với cường độ cao nhất (từ 2 - 35 ấu trùng/con). Sau đó đến xã Động Đạt (1 - 27 ấu trùng/con), ít nhất là xã Sơn Cẩm (1 - 13 ấu trùng/con).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2011) [10] ở tỉnh Phú Thọ, theo tác giả lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis với tỷ lệ 25,12%.
Theo Đỗ Dương Thái và cs. (1978) [17], sự phân bố theo vùng của các loài giun sán quyết định phần lớn tình hình nhiễm các bệnh giun sán ở gia súc và gia cầm. Ngoài ra còn phải kể đến các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, vệ sinh thức ăn nước uống và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến sức chống đỡ của gia súc, gia cầm đối với giun sán.
Như vậy, điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hướng tới sự tồn tại và phát triển của giun sán, trong đó có ấu trùng Cysticercus tenuicollis, là giai đoạn ấu trùng của loài sán dây Taenia hydatigena.
Sự khác nhau về địa hình, đất đai, thời tiết khí hậu dẫn tới sự khác nhau về khu hệ động thực vật giữa các vùng. Xã Yên Ninh có địa hình phức tạp, khí hậu thay đổi nhiều so với xã Động Đạt và Sơn Cẩm, đây là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của trứng các loài giun sán ở ngoại cảnh, trong đó có trứng loài sán dây Taenia hydatigena.
Đặc điểm kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn. Ở cả 3 xã hầu hết người dân chăn nuôi với quy mô nông hộ nhỏ, nuôi lợn với thời gian dài, vệ sinh chăm sóc chưa được chú trọng. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn xã Động Đạt và xã Sơn Cẩm người dân chăn nuôi lợn với quy mô lớn hơn, áp dụng các quy trình vệ sinh thú y và phòng trị bệnh tốt nên làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh ở gia súc, do vậy tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở xã Động Đạt và xã Sơn Cẩm thấp hơn xã Yên Ninh.
15,98
25,43
10,11
0 5 10 15 20 25 30 Tỷ lệ nhiễm
(%)
Động Đạt Yên Ninh Sơn Cẩm Địa phương
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn theo địa phương
Hỡnh 4.1 cho thấy rừ hơn tỷ lệ nhiễm ấu trựng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại các địa phương có sự khác nhau.
4.1.1.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi
Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978 [17], tuổi của gia súc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh giun sán.
Vì vậy, tỷ lệ nhiễm theo tuổi của bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis nói riêng là một chỉ tiêu xác định lợn ở lứa tuổi nào dễ nhiễm bệnh nhất, từ đó có kế hoạch phòng trừ thích hợp.
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi
Tuổi lợn (tháng)
Số lợn mổ khám
(con)
Số lợn nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ nhiễm (ấu trùng/con)
≤ 6 152 10 6,58 1 - 10
> 6 - 12 223 43 19,28 1 - 27
> 12 170 40 23,52 3 - 35
Tính chung 545 93 17,06 1 - 35
Kết quả bảng 4.2 cho thấy:
Qua mổ khám lợn ở các lứa tuổi, đã xác định có 93 mẫu nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, tỷ lệ nhiễm chung là 17,06%; biến động từ 6,58% - 23,52%.
Lợn ở các lứa tuổi đều nhiễm ấu trùng Cysicercus tenuicollis, tuy nhiên các giai đoạn tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Lợn nhiễm ấu trùng từ sớm nhưng với số lượng ít (lợn ≤ 6 tháng tuổi nhiễm 6,58%). Giai đoạn từ > 6 - 12 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ cao hơn (19,28%), cao nhất là giai đoạn >12 tháng tuổi (23,52%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Khuê, Phan Lục, (1996) [5]: Biến động nhiễm ấu sán tăng dần theo tuổi lợn, vì số lần tiếp xúc với căn bệnh tăng theo tuổi lợn.
Akinboade OA, Ajiboye A (1983) [25] cho biết: Động vật trưởng thành nhạy cảm hơn động vật non, tỷ lệ nhiễm cao hơn do thời gian tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn.
Lợn ≤ 6 tháng tuổi cơ hội tiếp xúc với môi trường sống chưa nhiều nên tỷ lệ nhiễm thấp, lợn > 12 tháng tuổi cơ hội tiếp xúc cao với môi trường nhiều nên tỷ lệ nhiễm cao hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trên.
6,58
19,28
23,52
0 5 10 15 20 25 Tỷ lệ nhiễm
(%)
≤ 6 > 6 – 12 > 12 Tháng tuổi
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis theo tuổi lợn Hỡnh 4.2 minh họa rừ hơn quy luật nhiễm ấu trựng Cysticercus tenuicollis theo tuổi của lợn, cao nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn giai đoạn > 12 tháng tuổi, thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn giai đoạn ≤ 6 tháng tuổi.
4.1.1.3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn
theo tính biệt Tính biệt
Số lợn mổ khám
(con)
Số lợn nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ nhiễm (ấu trùng/con)
Đực 287 45 15,67 1 - 27
Cái 258 48 18,60 1 - 35
Tính chung 545 93 17,06 1 - 35
Bảng 4.3 cho ta thấy:
- Đối với lợn đực: Mổ khám 287 lợn đực có 45 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, chiếm tỷ lệ 15,67%.
- Đối với lợn cái: Mổ khám 258 lợn cái, có 48 lợn cái nhiễm, chiếm tỷ lệ 18,60%.
Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis theo tính biệt ở lợn cái (18,60%) cao hơn so với lợn đực (15,67%) là 2,93%.
Cường độ nhiễm ở lợn cái cũng cao hơn lợn đực, lợn cái là 1 - 35 ấu trùng/con, lợn đực là 1 - 27 ấu trùng/con. Theo chúng tôi nguyên nhân là do lợn cái nuôi lâu dài, để gây đàn với phương thức nuôi thả rông, ăn thức ăn sống (rau, bèo...), uống nước có nhiễm trứng sán dây Taenia hydatigena đều có thể nhiễm ấu sán Cysticercus tenuicollis. Lợn nuôi ở nơi có nhiều chó mà việc chăn nuôi và kiểm soát giết mổ kém hiệu quả thì nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây cao.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Akinboade O. A, Ajiboye A, (1983) [26]: Những động vật nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, con cái nhạy cảm với ấu trùng hơn, tỷ lệ nhiễm cao hơn ở con đực. Kết quả này thể hiện rừ hơn ở hỡnh 4.3.
15,67
18,6
14 14,5 15 15,5 16 16,5 17 17,5 18 18,5 19 Tỷ lệ nhiễm
(%)
Đực Cái Tính biệt
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis theo tính biệt của lợn
4.1.1.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo các tháng Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn nuôi tại các địa phương thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên theo các tháng được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo các tháng
Tháng
Số lợn mổ khám
(con)
Số lợn nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ nhiễm (ấu trùng/con)
1 137 23 16,78 1 - 21
2 98 17 17,34 1 - 27
3 107 20 18,69 1 - 35
4 111 17 15,31 1 - 8
5 102 16 15,68 1 - 10
Tính chung 545 93 17,06 1 - 35
Kết quả bảng 4.4 cho thấy:
Mổ khám 545 lợn có 93 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, chiếm 17,06%, cường độ nhiễm từ 1 - 35 ấu trùng/con.
- Tháng 1, mổ khám 137 lợn có 23 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, chiếm 16,78%, cường độ 1 - 21 ấu trùng/con.
- Tháng 2, mổ khám 98 lợn, có 17 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, chiếm 17,34%, cường độ 1 - 27 ấu trùng/con.
- Tháng 3, mổ khám 107 lợn, có 20 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, chiếm 18,69%, cường độ 1 - 35 ấu trùng/con.
- Tháng 4, mổ khám 111 lợn, có 17 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, chiếm 15,31%, cường độ 1 - 8 ấu trùng/con.
- Tháng 5, mổ khám 102 lợn, có 16 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, chiếm 15,68%, cường độ 1 - 10 ấu trùng/con.
Từ bảng 4.4 chúng tôi có nhận xét: Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn trong tháng 3 là cao nhất, tiếp theo là các tháng 2, 1, thấp nhất là tháng 4 và tháng 5. Tuy nhiên sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giữa các tháng không chênh lệch nhiều. Theo chúng tôi, nguyên nhân là do thời tiết trong các tháng 2, 3 rất lạnh và ẩm đã ảnh hướng tới sức đề kháng của lợn, khiến cho tỷ lệ trứng sán dây Taenia hydatigena phát triển thành ấu trùng Cysticercus tenuicollis tăng lên. Sang tháng 4, 5 thời tiết đã ấm áp nên tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis của lợn cũng giảm xuống. Tỷ lệ nhiễm ấu trựng C. Tenuicollis ở lợn theo cỏc thỏng được thể hiện rừ hơn ở hỡnh 4.4.
16,78 17,34 18,69
15,31 15,68
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Tỷ lệ nhiễm (%)
1 2 3 4 5 Tháng
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn theo các tháng
4.1.2. Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia