PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis
4.2.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố ở lợn khỏe và lợn bệnh
Bảng 4.8. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn khỏe và lợn bệnh Chỉ số huyết học
Lợn khỏe (x±mx)
n = 7
Lợn bệnh (x±mx)
n = 7
Mức ý nghĩa (Pα) Số lượng hồng cầu
(Triệu/ mm3 máu) 5,27 ± 0,09 4,74 ± 0,06 < 0,001 Số lượng bạch cầu
(Nghìn/ mm3 máu) 14,97 ± 0,06 20,62 ± 0,90 < 0,001 Hàm lượng huyết sắc tố
(g%) 10,91 ± 0,11 8,83 ± 0,29 < 0,001 Kết quả bảng 4.8 cho thấy:
Xét nghiệm mẫu máu của lợn khỏe số lượng hồng cầu trung bình là 5,27 ± 0,09 triệu/mm3, số lượng bạch cầu trung bình 14,97 ± 0,06 nghìn/mm3, hàm lượng huyết sắc tố 10,91 ± 0,11g%.
Theo Cao Văn và cs (2003) [21], số lượng hồng cầu lợn từ 4,7 - 5,8 triệu/mm3, số lượng bạch cầu 15 nghìn/mm3 máu. Nguyễn Xuân Hoạt (1980) [3], cho biết hàm lượng huyết sắc tố 10,5 - 11,5g%.
Như vậy, số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của lợn khỏe được nghiên cứu đều nằm trong giới hạn máu bình thường.
So sánh lợn khỏe và lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, chúng tôi thấy:
- Số lượng hồng cầu trung bình ở lợn khỏe là 5,27 triệu/mm3, ở lợn mắc bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis 4,74 triệu/mm3. Số lượng hồng cầu trung bình của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis thấp hơn số hồng cầu của lợn bỡnh thường. Sự khỏc nhau này là rất rừ rệt (P < 0,001).
- Số lượng bạch cầu: ở lợn bình thường là 14,97 nghìn/mm3, của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis là 20,62 nghìn/mm3. Số lượng bạch
cầu trung bình của lợn mắc bệnh ấu sán cổ nhỏ cao hơn số lượng bạch cầu của lợn bình thường.
- Hàm lượng huyết sắc tố ở lợn bình thường là 10,91g%, của lợn bệnh là 8,83g%. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis thấp hơn so với hàm lượng huyết sắc tố của lợn khỏe.
Theo Pathak KM và cs. (1984) [41], Radfar MH và cs. (2011) [48], lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis giảm số lượng hồng cầu và tăng số lượng bạch cầu.
Theo Cao Văn và cs. (2003) [21], bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng hai cách: thực bào và sinh kháng thể. Số lượng bạch cầu tăng lên là một chỉ tiêu phản ánh chức năng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố bệnh lý. Theo chúng tôi trường hợp này, yếu tố bệnh lý là ấu trùng Cysticercus tenuicollis. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với những nhận xét trên.
Nhìn vào hình 4.7 cho thấy: Sự cao thấp của các cột, biểu thị cho các chỉ tiêu sinh lý máu của lợn khỏe và lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis. Hỡnh 4.7 thể hiện rừ hơn kết quả của bảng 4.8 và những vấn đề thảo luận ở trên.
5,27 4,74
14,97 20,62
10,91 8,83
0 5 10 15 20 25 Tỷ lệ (%)
Hồng cầu Bạch cầu Huyết sắc tố
Lợn khỏe Lợn bệnh
Hình 4.7. Biểu đồ sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicolls
Đơn vị tính:
Hồng cầu: triệu/mm3máu Bạch cầu: nghìn mm3máu Huyết sắc tố: g%
4.2.2. Công thức bạch cầu của lợn khỏe và lợn bệnh
Sự thay đổi về số lượng các loại bạch cầu trong máu cũng có giá trị trong vấn đề chẩn đoán.
Kết quả về sự thay đổi công thức bạch cầu của lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis so với lợn khỏe được trình bày ở bảng 4.9 và hình 4.8
Bảng 4.9. Công thức bạch cầu của lợn khỏe và lợn bệnh
Công thức bạch cầu
Lợn khỏe ( x ± m x ) %
n = 7
Lợn bệnh ( x ± m x )%
n = 7
Mức ý nghĩa (Pα) Trung tính 40,94 ± 0,69 31,46 ± 1,09 < 0,001
Ái toan 3,87 ± 0,08 9,07 ± 0,13 < 0,001 Ái kiềm 1,34 ± 0,02 1,42 ± 0,03 > 0,05 Lâm ba cầu 51,01 ± 0,61 52,73 ± 0,34 < 0,05 Đơn nhân lớn 3,51 ± 0,50 4,30 ± 0,22 < 0,05
Bảng 4.9 cho thấy:
Công thức bạch cầu của lợn khỏe như sau: Tỷ lệ bạch cầu trung tính của nhóm lợn khỏe là 40,94 ± 0,69%, bạch cầu ái toan là 3,87 ± 0,08%, bạch cầu ái kiềm là 1,34 ± 0,02%, lâm ba cầu là 51,01 ± 0,61% và bạch cầu đơn nhân lớn là 3,51 ± 0,50%.
Cao Văn và cs (2003) [21] cho biết: Tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu của lợn là: Bạch cầu trung tính là 40,05%, bạch cầu ái toan là 4,00%, bạch cầu ái kiềm là 1,40%, lâm ba cầu là 48,60% và bạch cầu đa nhân lớn là 3,0%.
Như vậy, tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu lợn khỏe đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.
Tỷ lệ các loại bạch cầu của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis có sự thay đổi: bạch cầu trung tính là 31,46 ± 1,09%, bạch cầu ái toan là 9,07
± 0,13% cầu ái kiềm là 1,42 ± 0,03%, lâm ba cầu là 52,73 ± 0,61% và đơn nhân lớn là 4,3 ± 0,22%
So sánh với công thức bạch cầu của nhóm lợn khỏe, chúng tôi thấy có sự thay đổi về tỷ lệ các loại bạch cầu: Tỷ lệ bạch cầu trung tính của nhóm lợn bệnh giảm thấp (31,46 ± 1,09% so với 40,94 ± 0,69%), sự giảm thấp này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001), và vượt quá giới hạn dưới sự dao động sinh lý cho phép. Tỷ lệ bạch cầu ái toan của lợn bệnh tăng cao (9,07 ± 0,13% so với 3,87 ± 0,08%). Sự tăng cao hơn về tỷ lệ bạch cầu ái toan của nhóm lợn bệnh so với nhúm lợn khỏe là rất rừ rệt (P < 0,001), và vượt quỏ giới hạn trờn của sự dao động sinh lý bình thường. Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm của nhóm lợn bệnh tăng lờn một chỳt so với tỷ lệ của nhúm lợn khỏe, nhưng khụng rừ rệt. Tỷ lệ bạch cầu lâm ba cầu và đơn nhân lớn của lợn bệnh tăng lên so với lợn khỏe, mức sai khỏc là rừ rệt (P < 0,05).
Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, (1978) [17], gia súc gia cầm chống lại ký sinh trùng bằng những phản ứng tế bào (viêm, chức năng thực bào, hiện tượng tăng bạch cầu ái toan, tăng bạch cầu lâm ba và giảm bạch cầu trung tính). Tác giả nhận xét: Hiện tượng tăng bạch cầu ái toan được coi là yếu tố chẩn đoán bệnh giun sán.
Theo Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ (1980) [3], bạch cầu ái toan tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể, chống cảm nhiễm. Khi cơ thể cảm nhiễm ký sinh trùng thì bạch cầu ái toan tăng lên.
Bạch cầu trung tính giữ vai trò quan trọng do tác dụng di chuyển, thực bào, diệt khuẩn bảo vệ cơ thể. Khi thiếu bạch cầu trung tính gây hiện tượng hoại tử niêm mạc miệng, họng, da và cơ quan nội tạng. Hiện tượng tăng bạch cầu ái toan gặp trong các trường hợp dị ứng, nhiễm ký sinh trùng.
Từ kết quả bảng 4.8 và 4.7 chúng tôi có nhận xét: Lợn bị nhiễm ấu trựng Cysticercus tenuicollis cú sự thay đổi rừ rệt về một số chỉ tiờu huyết học so với lợn khỏe. Những thay đổi này cụ thể là: Số lượng hồng cầu giảm, hàm lượng huyết sắc tố giảm, tỷ lệ bạch cầu trung tính giảm thấp, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với quy luật thay đổi
chỉ số huyết học chung của gia súc, gia cầm bị nhiễm giun sán như các tác giả đã nêu ở trên.
Sự thay đổi công thức bạch cầu của lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis so với lợn khỏe được minh họa rừ hơn ở hỡnh 4.9.
40,94 31,46
3,87 9,07
1,341,42
51,0152,73
3,51 4,3 0
10 20 30 40 50 60 Tỷ lệ (%)
Trung tính
Ái toan Ái kiềm Lâm ba cầu
Đơn nhân lớn
Bạch cầu Lợn khỏe Lợn bệnh
Hình 4.8. Biểu đồ sự thay đổi công thức bạch cầu của lợn nhiễm ấu trùng C. tenuicollis so với lợn khỏe
4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercus