gây ra
2.1.4.1. Đặc điểm gây bệnh của ấu trùng Cysticercus tenuicollis
Các vật chủ trung gian bị nhiễm bệnh khi ăn phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm trứng hoặc phân mang trứng của Taenia hydatigena qua cây dạng cỏ hoặc thức ăn lưu trữ. Một đoạn mang trứng duy nhất chứa hàng ngàn trứng. Ô nhiễm thức ăn có thể xảy ra thông qua phân chó. Trứng có thể tồn tại ngoài môi trường trong vài tháng.
Trong quá trình hoàn thành giai đoạn ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở KCTG, các ấu trùng 6 móc chui qua niêm mạc ruột, theo máu đến bề mặt gan, màng treo ruột, phổi, gây ra những tổn thương lớn ở các cơ quan này (Woinshet Sa mmuel - Girma G. Zewde, 2010) [47].
Khi nhiễm nhẹ, các chức năng rối loạn không rõ. Thai 6 móc của ấu sán chui qua thành ruột, sau 24h vào gan, dừng lại ở các nhánh tĩnh mạch cửa, rồi vào gan đào thành rãnh, gây viêm gan cấp tính, có khi viêm màng bụng.
Ấu trùng di hành chui qua mặt gan vào xoang bụng, ký sinh ở màng treo ruột, màng mỡ chài, phổi.
Trong gan, ấu trùng di chuyển thông qua các mô gan tới các bề mặt cơ quan (thanh mạc) trong thời gian khoảng 30 ngày. Trên bề mặt các cơ quan bụng khác nó hình thành các nang nước. Phát triển thành u nang cần 35 đến 55 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các nang có thể lây nhiễm cho chó trong vài tháng (P. Junquera, 2013) [40].
2.1.4.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh Cysticercus tenuicollis
Cysticercus tenuicollis không có tác dụng gây bệnh trong khi nằm trong
dấu hiệu lâm sàng. Sự di cư có thể gây hủy hoại trầm trọng mô gan và các bệnh lý nhìn thấy trong gan tương tự như quan sát thấy trong nhiễm sán lá gan
(P. Junquera, 2013) [40].
Các bệnh lý của bệnh Cysticercus tenuicollis ở dê đã được nghiên cứu vào ngày 7, 15, 30 và 60 sau khi gây nhiễm. Các tổn thương đặc trưng thể hiện vào ngày thứ 15 sau khi nhiễm bệnh bao gồm tích tụ của một số lượng lớn chất lỏng fibrin trong xoang phúc mạc và ngực. Xuất huyết cũng xuất hiện trên bề mặt gan và trong nhu mô do di cư C. tenuicollis. Các tổn thương nhỏ trong gan bao gồm các u nang với một khối lượng của fibrin và hồng cầu. Các tế bào gan bị thoái hóa chủ yếu là do sự phá hủy nhu mô. Xoang được giãn ra và ống mật bắt đầu có những thay đổi thoái hóa. Lá phổi của động vật bị giết chết vào ngày 15, thể hiện những đặc trưng của bệnh khí thũng và xuất huyết với tác hại của C. tenuicollis. Màng phổi xuất hiện phù nề. Phế nang cho thấy sự hiện diện của dịch rỉ huyết thanh (Pathak KM và cs, 1982) [41].
Cysticercus tenuicollis thường gây bệnh không nghiêm trọng cho gia
súc, có thể quan sát được. Nhưng nhiễm trùng lớn có thể gây viêm gan chấn thương khi nhiều ấu trùng di chuyển qua gan. Trường hợp nặng có thể tử vong, chủ yếu là ở động vật non. Thiệt hại kinh tế chủ yếu là do sự tổn thương của gan và các cơ quan khác.
Cysticercus tenuicollis với số lượng lớn ký sinh gây ra viêm gan, hoại
tử, thoái hóa dạng hạt, viêm phổi (Nath S., Pal S., Sanyal P.K., Ghosh R.C., Mandal S.C, 2010) [38].
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [5], bệnh thường ở thể mãn tính, triệu chứng không rõ ràng. Khi bị nặng, giai đoạn đầu con vật gầy yếu, hoàng đản, tiếp đó là viêm màng bụng cấp tính, thường sốt cao, khi ấn mạnh vào bụng con vật thấy đau, bụng to và căng, một số trường hợp thấy xoang bụng xuất huyết. Khi cấp tính gan sưng to, mặt gan gồ ghề, màng fibrin phủ kín, có nhiều điểm tụ huyết, có nhiều rãnh do ấu trùng di hành trong gan. Thời kỳ đầu nhiều nước, thời kỳ cuối nước màu vàng. Một vài trường hợp viêm màng bụng cấp tính có nhiều dịch thẩm xuất lẫn máu, đầu sán có trong dịch đó.
Các ấu trùng của Taenia hydatigena gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi do tác hại bệnh lý và tỷ lệ tử vong cao (Abidi và cs, 1989 [25]). Di cư của Cysticercus trong gan có thể gây ra xuất huyết và viêm phúc mạc (Blazek và cs, 1985) [28].