Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 47 - 52)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

4.1.2. Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

huyn Phú Lương, tnh Thái Nguyên

4.1.2.1. Thành phần loài sán dây ký sinh ở chó nuôi tại huyện Phú Lương Nghiên cứu về thành phần loài sán dây ký sinh ở chó là cơ sở khoa học để nghiên cứu về sinh thái học, chu kỳ sinh học, bệnh lý học, phòng và điều trị bệnh do sán dây gây ra.

Qua mổ khám 417 chó tại xã Động Đạt, xã Yên Ninh, xã Sơn Cẩm thuộc huyện Phú Lương, thu thập, bảo quản và định loài, chúng tôi đã xác định được thành phần loài sán dây ký sinh ở chó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Thành phần và sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở chó nuôi tại huyện Phú Lương

STT Thành phần loài sán dây

Phân bố (xã) Tỷ lệ thường gặp (%) Động

Đạt

Yên Ninh

Sơn Cẩm 1 Dipylidium caninum

(Linnaeus, 1758) + + + 100

2 Taenia hydatigena

(Pallas, 1766) + + + 100

3 Taenia pisiformis

(Bloch, 1780) + + - 66,67

4 Multiceps multiceps

(Leske, 1780) - + - 33,33

Tổng số loài phát hiện 3 4 2 -

Ghi chú: (+): có phát hiện thấy (-): không phát hiện thấy Kết quả bảng 4.5 cho thấy:

Đã phát hiện được 4 loài sán dây ký sinh ở chó nuôi tại huyện Phú Lương, đó là các loài: Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758) thuộc họ Dipylidiidae, giống Dipylidium, loài Taenia hydatigena (Pallas, 1766) và Taenia pisiformis

(Bloch, 1780) thuộc họ Taeniidae (Ludwig, 1886), giống Taenia hydatigena (Linnaeus, 78), Taenia pisiformis (Bloch, 1780), Multiceps multiceps (Leske, 1780) thuộc họ Taeniidae (Ludwig, 1886), giống Multiceps (Goeze, 1783).

Các loài sán dây chúng tôi phát hiện nằm trong danh sách các loài mà Phan Thế Việt và cs (1977) [22], Nguyễn Thị Kỳ (2003) [7] đã công bố.

Đó là: Dipylidium caninum, Taenia hydatigena, Taenia pisiformis và Multiceps multiceps được tìm thấy trên chó Việt Nam.

Sự phân bố chủng loại sán dây ở các xã nghiên cứu không giống nhau:

ở xã Yên Ninh phát hiện thấy cả 4 loài sán dây, nhưng ở xã Động Đạt không phát hiện loài Multiceps multiceps, xã Sơn Cẩm không phát hiện thấy 2 loài Multiceps multiceps Taenia pisiformis.

Từ kết quả bảng 4.5, chúng tôi có nhận xét:

- Chó nuôi tại 3 xã thuộc huyện Phú Lương nhiễm sán dây tương đối phong phú về chủng loại. Tuy nhiên mức độ phổ biến các giống loài sán dây có sự sai khác nhau, tỷ lệ thường gặp biến động từ 33,33 - 100%.

- Các loài sán dây có phổ biến ở các địa phương nghiên cứu.

Mặc dù có sự khác nhau về chu kỳ sinh học nhưng sự tồn tại và phát triển của các loài giun sán đều chịu tác động của nhiệt độ và ẩm độ. Huyện Phú Lương thời tiết khí hậu nóng về mùa hè, mùa đông không lạnh lắm và gần như ẩm thường xuyên. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sán dây ký sinh ở chó, vì vậy mà sán dây khá phổ biến ở địa phương nghiên cứu.

4.1.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa phương

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán nói chung và sán dây Taenia hydatigena nói riêng là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng. Chỉ tiêu này biểu thị sự tồn tại của sán dây với mức độ nhiều hay ít ở chó, đồng thời biểu thị mức độ nguy hại do sán dây gây ra.

Mổ khám phi toàn diện cơ quan tiêu hóa của 417 chó tại 3 xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6 và minh họa ở hình 4.5.

Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa phương

Địa phương (xã)

Số chó mổ khám

(con)

Số chó nhiễm (con)

Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (sán dây/chó)

Động Đạt 138 39 28,26 3 - 35

Yên Ninh 128 46 35,93 4 - 40

Sơn Cẩm 151 31 20,52 2 - 23

Tính chung 417 116 27,82 2 - 40

Kết quả bảng 4.6 cho thấy:

Trong tổng số 417 chó mổ khám có 116 chó bị nhiễm loài sán dây Taenia hydatigena, tỷ lệ nhiễm chung là 27,82%. Kết quả này cho thấy tình hình nhiễm sán dây ở chó tại huyện Phú Lương là khá phổ biến. Chó nuôi tại xã Yên Ninh nhiễm với tỷ lệ cao nhất (35,93%), tiếp theo là xã Động Đạt (28,26%), thấp nhất là xã Sơn Cẩm (20,52%).

Hầu hết các hộ chăn nuôi chó theo phương thức thả rông, vấn đề vệ sinh thú y chưa được đảm bảo, việc sử dụng thuốc tẩy ký sinh trùng đường tiêu hóa ít được quan tâm. Mặt khác, sán dây chó có vòng đời phát triển gắn liền với các KCTG khá đa dạng như trâu, bò, lợn, thỏ, cá, bọ chét…, vấn đề kiểm soát giết mổ không chặt chẽ tại các địa phương là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của các loài sán dây ký sinh ở chó, trong đó có loài Taenia hydatigena.

Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy, chó nuôi ở những nơi tình trạng vệ sinh thú y kém, phương thức chăn nuôi thả rông, chế độ kiểm soát giết mổ lỏng lẻo thì tỷ lệ nhiễm sán dây tăng lên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [5], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8].

28,26

35,93

20,52

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Tỷ lệ nhiễm (%)

Động Đạt Yên Ninh Sơn Cẩm Địa phương

Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa phương

4.1.2.3. Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn

Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn có mối tương quan thuận, chặt theo phương trình y = - 10,9 + 0,994x. Đây là phương trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, từ phương trình tương quan này, khi biết tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn ta có thể tính được giá trị tương ứng về tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và ngược lại. Khi tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tăng thì tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn cũng tăng lờn. Bảng 4.7 và hỡnh 4.6 thể hiện rừ hơn kết quả trờn.

Bảng 4.7. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn

Địa phương (xã)

Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó

(%)

Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn

(%)

Đánh giá Tương quan

Động Đạt 28,26 15,98 y = - 10,9 +

0,994x (R = 0,991) Tương quan

thuận, chặt

Yên Ninh 35,93 25,43

Sơn Cẩm 20,52 10,11

Tính chung 27,82 17,06

15,98

25,43

10,11 20,52 35,93

28,26

0 10 20 30 40 50 60 70

Động Đạt Yên Ninh Sơn Cẩm Địa phương Tỷ lệ nhiễm

(%)

Sán dây Ấu trùng

Hình 4.6. Biểu đồ tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn

4.2. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn nhiễm ấu trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)