Xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercustenuicollis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 56)

tenuicollis gây ra cho lợn

Từ kết quả nghiên cứu về bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn, chúng tôi thấy lợn nhiễm ấu trùng với tỷ lệ khá cao. Ấu trùng ký sinh gây tác hại lớn đối với lợn: Lợn kém ăn, gầy còm, rối loạn tiêu hóa, hoại tử gan, phổi... Nơi ấu trùng ký sinh chúng gây nguy hiểm cho người và vật nuôi khác. Hiện nay, bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, việc xây dựng quy trình tổng hợp phòng chống bệnh ấu sán cổ nhỏ ở lợn và các vật nuôi khác là rất cần thiết. Bệnh ấu sán cổ nhỏ có liên

quan mật thiết với bệnh sán dây ở chó do loài Taenia hydatigena gây ra, có mối tương quan thuận, chặt với nhau, muốn bệnh ấu sán cổ nhỏ ở vật nuôi giảm xuống thấp thì cần kiểm soát việc chăn nuôi chó, kiểm soát giết mổ. Cần phải phòng chống cả bệnh sán dây ở chó.

Kết hợp những kết quả nghiên cứu của đề tài với nguyên lý phòng chống bệnh giun sán nói chung của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất quy trình tổng hợp phòng chống ấu sán cổ nhỏ, gồm những biện pháp sau:

- Kiểm soát giết mổ lợn nói riêng và gia súc nói chung.

- Chăn nuôi hợp vệ sinh, không thả rông chó và lợn gần nhau. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nguồn thức ăn cho lợn phải đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm trứng của sán dây Taenia hydatigena, cho lợn ăn thức ăn chín, ăn sạch, uống sạch. Định kỳ phun sát trùng chuồng trại, cũi nhốt chó, môi trường xung quanh.

- Tẩy giun sán định kỳ cho lợn và vật nuôi.

- Tẩy sán dây cho chó: sử dụng thuốc Praziquantel liều 10mg/kg TT để tẩy sán dây cho chó, thuốc có hiệu quả cao, an toàn và thuận tiện khi sử dụng. Thuốc rất an toàn có thể tẩy cho chó cái trong thời gian mang thai (theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2011) [10].

Định kỳ tẩy sán dây cho chó 4 lần/năm. Cần chú ý tẩy sán dây cho chó ở giai đoạn dưới 1 năm tuổi.

- Xử lý phân chó để tiêu diệt mầm bệnh: Người nuôi chó nên đào một hố để hàng ngày thu gom phân chó thải ra, khi đầy trát kín miệng hố bằng bùn hoặc đắp đất, sau 3 - 4 tuần nhiệt độ hố ủ tăng lên 50 - 600C sẽ diệt trứng sán dây.

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để tăng sức đề kháng cho lợn và vật nuôi.

- Có chế độ kiểm soát giết mổ chặt chẽ, không cho chó ăn những khí quan của trâu, bò, dê, cừu... có ấu trùng sán dây, không để chất thải khi giết mổ thải trực tiếp ra ngoài môi trường làm lây lan bệnh.

PHẦN 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

5.1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại 3 xã thuộc

huyện Phú Lương là 17,06%, dao động từ 10,11 - 25,43%. Cường độ nhiễm biến động từ 1 - 35 ấu trùng/con.

- Lợn ở các lứa tuổi đều nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, cao

nhất là giai đoạn > 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm (23,25%), sau đó đến giai đoạn từ > 6 - 12 tháng tuổi (19,28%), thấp nhất là giai đoạn ≤ 6 tháng tuổi (6,58%).

- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn cái cao hơn lợn đực (18,60 % so với 15,67%).

- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis giữa các tháng không chênh lệch nhiều. Tháng 1 là 16,78%, tháng 2 là 17,34%, tháng 3 là 18,69%, tháng 4 là 15,31%, tháng 5 là 15,68%.

- Đã phát hiện được 4 loài sán dây ký sinh trên chó ở 3 xã thuộc huyện Phú Lương là: Dipylidium caninum, Taenia hydatigena, Taenia pisiformis,

Multiceps multiceps.

- Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các 3 xã thuộc

huyện Phú Lương là 27,82%, biến động từ 20,52 - 35,93%, cường độ nhiễm từ 2 - 40 sán dây/con.

- Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu sán Cysticercus tenuicollis ở lợn là tương quan thuận, rất chặt với hệ số tương quan R = 0,991.

5.1.2. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis Cysticercus tenuicollis

Lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis có sự thay đổi rõ rệt về một số chỉ số huyết học so với lợn khỏe: Số lượng hồng cầu giảm, hàm lượng huyết sắc tố giảm, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao.

5.2. Tồn tại

Do điều kiện thời gian thực tập có hạn, đề tài mới chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp và chưa được tiến hành nhiều lần nên những kết quả thu được mới chỉ là những đánh giá bước đầu.

5.3. Đề nghị

- Tiếp tục có những nghiên cứu sâu và rộng hơn

- Áp dụng biện pháp phòng chống tổng hợp cho đàn lợn, chó và vật nuôi của địa phương.

- Sử dụng thuốc Praziquantel liều 10 mg/kg TT để tẩy sán dây cho chó. - Có biện pháp kiểm soát giết mổ chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004), Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 80 - 83.

2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003),

Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr 235 - 239.

3. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Tổ chức phôi thai học, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội, tr 162 - 185

4. Nguyễn Hữu Hưng, Cao Thanh Bình (2009), “Tình hình nhiễm giun sán ở chó tại thành phố Cần Thơ và hiệu quả của một số thuốc tẩy trừ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVI, số 4, tr. 66.

5. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y. Nxb Nông nghiệp, tr. 81 - 112

6. Nguyễn Thị Kỳ (1994), Sán dây (Cestoda) ký sinh động vật nuôi Việt Nam, Tập I, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Kỳ (2003), Động vật chí Việt Nam, Tập 13, Nxb Khoa học và

kỹ thuật, Hà Nội - 2003.

8. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999),

Giáo trình ký sinh trùng thú y. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72 - 76, 83 - 85. 9. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn

Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học),

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 48 - 57, 103 - 113.

10. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Quyên, Phạm Công Hoạt (2011), “Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena trưởng thành ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu sán Cysticercus tenuicollis ở trâu, bò, lợn - thử nghiệm thuốc tẩy sán dây chó”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập

XVIII, số 6, tr 65.

11. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y. (giáo trình dùng cho dao tao bậc cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 108 -

111.

12. Phạm Sỹ Lăng (2002), “Bệnh sán dây của chó ở một số tỉnh phía bắc Việt Nam”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập IX, số 2, tr. 83 - 85.

13. Phạm Sỹ Lăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Văn Đoan, Vương Lan Phương

(2006), Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho chó, Nxb Lao động xã hội, tr.

117 - 120.

14. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 221 - 227

15. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và

kỹ thuật, Hà Nội, tr. 48.

16. Lê Hữu Nghị, Nguyễn Văn Duệ, (2000), “Tình hình nhiễm giun sán của chó nuôi tại thành phố Huế và hiệu quả thuốc tẩy”, Tạp chí KHKT thú y,

tập VII, số 4, tr. 58 - 62.

17. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội tr. 36, 58- 61,

218-226.

18. Nguyễn Như Thanh (2001), Dịch tễ học Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội.

19. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Trịnh Văn Thịnh (1977), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 106 - 107.

21. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Tủ sách khuyến nông phục vụ

người lao động, Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 103 - 110.

22. Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003), sinh lý học gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 67 - 72.

23. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh

ởđộng vật Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr. 217 - 218, 222.

II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI

24. Skarabin K. I., Petrov A.M. (1963), Nguyên Lý môn giun tròn thú y, Tập

1, tr. 41 (Bùi Lập và Đoàn Thị Băng Tâm dịch nguyên bản tiếng Nga), NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1977.

III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

25. Abidi S. M. A., Nizami W. A., Khan P., Ahmad M. & Irshadullah M. (1989), “Biochemical characterization of Taenia hydatigena cysticerci

from goats and pigs”. J. Helminth., 63, pp. 333-337.

26. Akinboade O. A., Ajiboye A., (1983), Studies on cysticercosis of small ruminants in Nigeria.

27. Balicka-Ramisz A., Ramisz A., Pilarczyk B., Cisek A., Rolicz B. (2004), “Alimentary tract parasite occurrence in dogs in the area of North-

Western Poland”, Electronic journal of polish agricultural universities 7 (1),

pp. 89-132.

28. Blazek K., Kursa J., Schramlova J., Prokopic J. (1985), “Contribution to

the symptomatology of experimental bovin cysticercosis”, Folia Parasitol

(Praha) 32 (4), pp. 323-32.

29. Borkovcova M. (2003), “Prevalence of intestinal parasites of dogs in

rural areas of South Moravia (Czech Republic)”, Helminthology 40, pp.

141-146.

30. Dalimi A., Sattari A., Motamedi G. (2006), “A study onintestinal helminths

of dogs, foxes and jackals in thewestern part of Iran”, Veterinary Parasitology 142, pp.129-133.

31. Dubna S., Langrova I., Napravnik J., Jankowska I., Vadlejch J., Pekar S., Fechner J.(2007), “The prevalence of intestinal parasites in dogs from

Prague, rural areas, and shelters of the Czech Republic”, Veterinary Parasitology 145, pp. 120-128.

32. Faust E. C., Campbell H. E. and Kellog G. R., (1929), “Morphological

and biological studies on the species of Diphyllobothrium in China” Am. J. Epidemiol, 9, (3), pp. 560 - 583.

33. Fukumoto S. Tsuboi T, Hirai K, Phares CK. (1992), “Comparison of isozyme patterns between S. Erice ang s. Mansonoidess by isoelectric

focusing”, J. Parasitol 78, pp. 735 - 738.

34. Goswami A, Das M and Laha R (2013), “Characterization of

immunogenic proteins of Cysticercus tenuicollis of goats”,Vet. arhiv, pp.

35. Johannes Kaufmann (1996), Parasitic infections of domestic animal,

Birkhauserr Verlag, Berlin, pp. 281.

36. Mohammad Hossein Radfar, Simin Tajalli, and Mansooreh Jalalzadeh

(2005) “Prevalence and morphological characterization of Cysticercus tenuicollis (Taenia hydatigena cysticerci) from sheep and goats in Iran”. Vet. arhiv 75, pp. 469-476.

37. Mueller, J. F. (1935), “A Diphyllobothrium from cats and dog in the

Syracuse region”, J. parasitol, 21, pp. 114 - 121.

38. Nath S., Pal S., Sanyal P. K., Ghosh R. C., Mandal S. C., (2010) “Chemical and Biochemical characterization of Taenia hydatigena

cysticerci in goats”, Vet. World. 3, pp. 312-314.

39. Oliveira-Sequeira T., Amarante A., Ferrari T.,Nunes L. (2002), “Prevalence

of intestinal parasites in dogs from Sao Paulo State, Brazil”, Veterinary Parasitology 103 (1-2), pp. 19-27.

40. Pablo Junquera (2013), “Cysticercus tenuicollis, parasitic tapeworm of sheep, goats, cattle, pigs and other liverstock”, Biology prevention and control, pp. 112-65.

41. Pathak K. M. Gaur S. N. Sharma S. N. (1982), The pathology of Cysticercustenuicollis infection in goats, pp. 9 - 16

42. Pathak K. M, Gaur S. N., Kumar M. (1984), Changes in blood cellular components, serum proteins and serum enzyme activities in pigs naturally infected with Cysticercustenuicollis, pp. 134 - 142.

43. Sowemimo O. A et Asaolu S. O. (2008), “Epidemiology of intestinal helminth parasites of dog in Ibadan, Nigeria”, Department of Zoology, Obafemi Awolowo University, Ile-Ife, Nigeria, Journal of Helminthology, 82, pp. 89-93.

44. Tuzer E., Bilgin Z., Oter K., Ergin S., Tinar R. (2010), “Efficacy of Praziquantel

injectable solution against Feline and Canine Tapeworms”, Turkiye Parazitol Derg 34 (1), pp. 17 - 20.

45. Tylkowska A., Pilarczyk B., Gregorczyk A., Templin E. (2010),

“Gastrointestinal helminths of dogs in western pomerania Poland”, Wiad parazytol, 56 (3), pp. 269-276.

46. Valerie Foss (2003), The untimate golden retriever, second edition, Wiley

Pulishing Inc, pp. 240 - 241.

47. Woinshet Samuel & Girma G. Zewde, (2010), “Prevalence, risk factors, and distribution of Cysticercus tenuicollis in isceral organs of slaughtered sheep and goats in central Ethiopia”, Trop.Anim.Health Prod, pp. 223-224

48. Wondimu A., Abera D., Hailu Y. (2011), “A study on the prevalence, distributionand economic importance of 14”. Nath, S., Pal, S., Sanyal, P.K., Ghosh, R.C., Mandal, S.C. Cysticercus tenuicollis in visceral organs of small ruminants (2010). “Chemical and Biochemical characterization of

slaughtered at an abattoir in Ethiopia”, J. Vet. Med. Anim, pp. 213-201.

49. Radfar M. H, Zarandi M. B, Bamorovat M, Kheirandish R, Sharifi I, (2011), “Hematological, biochemical and pathological findings in goats

naturally infection with Cysticercustenuicollis”, Vet. World, pp. 68 - 72.

50. Xhaxhiu D., Kusi I., Rapti D., Kondi E., Postoli R., Dimitrova ZM., Visser M., Knaus M., Rehbin S. (2010), “Principal intestinal parasites

of dogs in Tirana, Albania”, Klinika Veterinare, Bulevardi Gjergj Fishta, Kulla II Jeshile, Ap. 3, Tirana Albania, 108 (2), pp. 341-53.

51. Yotko Kamenov, Kostadin Kanchev, Mihail Mihailov, Milena Pancheva, Iva Nikolova, Aleksandar, Nikolov (2009), “Studies on distribution and epozootology of tenuicol cysticercosis on farm animals in northwest

bulgaria”. Proceedings of Conference of Faculty of Veterinary Medicine on University of Forestry (in Bulgarian).

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Ảnh 1: Mổ khám lợn tìm ấu trùng C. tenuicollis Ảnh 2: Ấu trùng C. tenuicollis ký sinh ở bề mặt gan Ảnh 3: Ấu trùng C. tenuicollis ký

sinh ở bề mặt gan Ảnh 4: Ấu trùng C. tenuicollis ký sinh ở màng mỡ chài

Ảnh 5: Ấu trùng C. tenuicollis ký

Ảnh 7: Mổ khám chó Ảnh 8: Mổ khám ruột chó

Ảnh 9: Thu thập sán dây từ ruột chó Ảnh 10: Sán dây Taenia hydatigena

Ảnh 11: Sán dây Dipylidium

caninum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)