Phòng và trị bệnh do ấu trùng cysticercus tenuicollis gây ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 29)

2.1.6.1. Điều trị bệnh

Ấu trùng sán dây Taenia hydatigena gây bệnh ấu sán cổ nhỏ ở người, lợn, trâu, bò, dê, cừu..., hiện vẫn chưa có thuốc điều trị (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [8].

Theo P. Junquera, 2013 [40], việc sử dụng thường xuyên thuốc trị giun sán không được chỉ định để ngăn ngừa gia súc nhiễm với Cysticercus

tenuicollis, có báo cáo cho rằng Albendazole và Praziquantel có hiệu quả,

nhưng chỉ ở liều lượng cao hơn so với những điều trị thông thường, và kết quả có thể không đáng tin cậy.

Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [11] cho biết, có thể điều trị bệnh ấu sán cổ nhỏ như điều trị bệnh gạo lợn với phác đồ như sau:

- Praziquantel: liều 30mg/kg TT/ngày x 15 ngày, chia thành 2,3 đợt (mỗi đợt cách nhau 10 - 20 ngày).

- Praziquantel: liều 15 - 20 mg/kg TT ngày đầu, những ngày sau dùng Albendazonle 15mg/kg TT/ngày x 30 ngày, chia thành 2 - 3 đợt (mỗi đợt cách nhau 20 ngày). Kiểm tra thấy súc vật bị nặng thì nên loại thải.

2.1.6.2. Phòng bệnh

Phá vỡ chu kỳ lây nhiễm liên quan đến việc kiểm soát chu kỳ giữa chó và các vật chủ trung gian. Điều trị cho chó thường xuyên với thuốc trị giun sán tiêu diệt sán dây và ngăn ngừa chó ăn thịt cừu, dê sống hoặc bộ phận nội tạng là cần thiết để kiểm soát chu kỳ của nhiễm trùng. Hạn chế ô nhiễm đến mức tối thiểu bằng cách dọn dẹp phân chó cũng sẽ giúp hạn chế bệnh. Điều này có thể thực hiện được trong không gian nhỏ nhưng kiểm soát của phân chó rõ ràng là ít hơn thực tế trên đồng cỏ lớn. Ký sinh trùng cũng có thể lây truyền giữa nai hoang dã và chó sói Bắc Mỹ. Khu vực đồng cỏ và cỏ khô hay thức ăn lưu trữ nên được rào chắn để giữ cho chó sói Bắc Mỹ và chó hoang dã khác đi vào. Cách phòng ngừa tốt nhất là hạn chế sự nhiễm trứng sán Taenia

hydatigena vào nguồn thức ăn, nước uống của vật nuôi (P. Junquera, 2013) [40].

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [5], để phòng bệnh cần không cho chó ăn các khí quan có ấu trùng, (gan, phổi, lách....). Khi mổ gia súc, thấy ấu sán phải tập trung để diệt ấu trùng, định kỳ tẩy sán dây cho chó, không nuôi chó ở các gia đình và trại chăn nuôi gia súc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)