CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu giao an dia li 8 ki 2 chuan (Trang 22 - 27)

I.MỤC TIÊU.

1.Kiến thức:

- Nắm được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam

- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của ba miền: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đại diện 3 trạm Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh

- Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại cho sản xuất và đời sống của nhân dân ta

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu,

- Nắm được tình hình diễn biến bão trong mùa hè thu 3.Thái độ:

- Hiểu và biết cách bảo vệ môi trường bảo vệ bầu khí quyển.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

1.Giáo viên: - Bản đồ khí hậu Việt Nam

- Biểu đồ khí hậu (Phóng to trên bảng phụ)

2.Học sinh: - Tranh ảnh, tài liệu về sự ảnht hưởng của các kiểu thời tiết tới sản xuất nông nghiệp, giao thông và đời sống con người Việt Nam III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1.Kiểm tra bài cũ:(5’ )

? Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì?

2. Bài mới:

Vào bài: Khác với các vùng nội chí tuyến khác, khí hậu Việt Nam có sự phân hoá theo mùa rừ rệt .Sự biến đổi theo mựa của khớ hậu nước ta cú nguyờn nhõn chớnh là do luõn phiờn hoạt động của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Chế độ gió mùa đã chi phối sâu sắt diến biến thời tiết, khí hậu trong từng mùa và trên các vùng lãnh thổ Việt Nam như thế nào? Đó chính là những vấn đề mà bài học hôm nay ta sẽ nói tới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của

học sinh N ội dung

*Hđ 1. Tìm hiểu gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông) (nhóm/ cặp)(13’)

? Dựa vào kiến thức đã học và căn cứ vào SGK cho biết diễn biến khí hậu , thời tiết của 3 miền khí hậu trong mùa đông ở nước ta?

GV theo dừi chuẩn xỏc kiến thức cho học sinh vào bảng sau

+ HS Chia nhóm thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung kiến thức Nước ta có ba miền khí hậu

1.GIể MÙA ĐễNG BẮC TỪ THÁNG 11ĐẾN THÁNG 4 ( MÙA ĐÔNG)

Miền khí hậu Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ

Trạm tiêu biểu Hà Nội Huế Tp Hồ Chí Minh

Hướng gió chính Gió mùa đông bắc` Gió mùa đông bắc Tín phong đông bắc

Nhiệt độ TB tháng 1

(0C) 16,4 20 25,8

Lượng mưa tháng 1 18,6mm 161,3mm 13,8mm

Dạng thời tiết thường gặp

Hanh khô, lạnh gia, mưa phùn

Mưa lớn, mưa phùn

Năng nóng, khô hạn

GV dùng bảng phụ vẽ biểu đồ khí - lắng nghe

hậu của ba miền phân tích và kết luận sự khác nhau về nhiệt độ, lượng mưa trong các tháng còn lại

? Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.

*Hđ 2.. Tìm hiểu mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ) (nhóm /cặp)(13’)

? Tương tự như phần trên yêu cầu các nhóm học sinh làm việc nhận xét đặc trưng khí hậu thời tiết ở mùa hè

GV chuẩn kiến thức theo bảng

- Trả lời

- HS thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận vào bảng sau

- Gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền nam

2.MÙA GIể TÂY NAM TỪ THÁNG 5 ĐẾN THÁNG 10 ( MÙA HẠ)

Các miền khí hậu Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ

Trạm tiêu biểu Hà Nội Huế TP Hồ Chí Minh

Hướng gió chính Đông Nam Tây và Tây Nam Tây Nam

Nhiệt độ trung bình

tháng 7 (0C) 28,9 29,4 27,1

Lượng mưa tháng 7 288,2mm 95,2mm 293,7mm

Dạng thời tiết

thường gặp Mưa rào, bão Gió Tây khô nóng, bão

Mưa rào, mưa dông

? Dựa vào biểu đồ khí hậu nhận xét nhiệt độ lượng mưa từ tháng 5 - 10 trên toàn quốc?

? Tại sao nhiệt độ cao nhất của ba trạm khí tượng có sự khác biệt?

? Cho biết mùa hạ có những dạng thời tiết đặc biệt nào? Nêu tác hại

? Dựa vào bảng 32.1 hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào?

? Giữa hai mùa gió trên thời kì

- Qsát biểu đồ - Giải thích - Trả lời

-Qsát bảng 32.1 trả lời

- Gió mùa tây nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, dông bão diến ra phổ biến trên cả nước

- Mùa hè có dạng thời tiết đặc biệt: Gió Tây, Mưa ngâu....

- Mùa bão nước ta từ tháng 6 - tháng 11 chậm dần từ Bắc vào Nam, gây thiệt hại về người và của.

* Mùa Xuân và mùa Thu

chuyển tiếp đó là mùa gì?

? Đặc điểm của hai mùa trên

*Hđ 3.. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn do thời tiết và khí hậu mang lại (nhóm/ cặp)(10’)

? Bằng kiến thức thực tế bản thân cho biết những thận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất và đời sống con người.

Gv chuẩn kiến thức theo bảng

- Trả lời - Hs nêu

- HS chia nhóm thảo luận

-Đại diện nhóm trình bày kết quả vào bảng phụ các nhóm khác bổ sung kết quả và đặc câu hỏi cho nhóm bạn.

Giữa hai mùa gió chính là thời kì chuyển tiếp, ngắn và khụng rừ nột là mựa xuân và mùa thu

3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHể KHĂN DO THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU MANG LẠI.

Thuận lợi Khó khăn của khí hậu

- Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống loài thực vật, động vật có các nguồn gốc khác nhau.

- Rất thích hợp trồng 2,3 vụ lúa với các giống thích hợp...

- Sinh vật phát triển quanh năm

- Nấm mốc, sâu bệnh dễ phát sinh và phát triển

- Tai biển thiên nhiên: rét lạnh rét hại, sương giá, sương múi về mùa đông.

- Nắng nóng khô hạn, bão mưa lũ, xói mòn, xâm thực đất

- Sâu bệnh phát triển.

3.Củng cố: (3’)

- Nêu đặc điểm của gió mùa đông bắc thổi vào nước ta?

- Ôn lại khái niệm lưu vực, lưu lượng, chi lưu, phụ lưu, mùa đông, mùa cạn.

- Hình dạng mạng lưới sông, các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy.

4.Dặn dò: (2’)

- Về học bài và làm các câu hỏi cuối bài.

- Đọc trước bài mới.

********************************************************************

Lớp 8A Tiết (TKB)…… Ngày giảng:………….…………..Sĩ số:……..Vắng:………….

Lớp 8B Tiết (TKB)…… Ngày giảng:………….…………..Sĩ số:……..Vắng:………….

Lớp 8C Tiết (TKB)…… Ngày giảng:………….…………..Sĩ số:……..Vắng:………….

Tiết 39

Một phần của tài liệu giao an dia li 8 ki 2 chuan (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w