3. Tổ chức hoạt động quản lý của công ty
2.2. Thực trạng tố chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh SERAPHIN
2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh SERAPHIN
2.2.1.1. Tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh
Sự biến động và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh trong năm 2010 được thể hiện ở bảng 2.02
*Phân tích sự biến động của nguồn vốn
Cuối năm 2011 tổng nguồn vốn của công ty là 23.341.456.099 đồng tăng 2,335 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 11,22%. Trong đó nợ phải trả là 13,341 tỷ đồng, chiếm 57,16% trong khi đó cuối năm 2010, nợ phải trả là 10,986 tỷ đồng, chiếm 52,35% còn vốn chủ sở hữu cuối năm 2011 vẫn giữ nguyên như cuối năm 2010 là 10 tỷ đồng. Như vậy cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 nguồn vốn của công ty tăng lên, chứng tỏ đơn vị đang huy động thêm vốn để phát triển sản xuất. Cơ cấu nguồn vốn của công ty nợ phải trả chiếm phần lớn và có xu hướng tăng lên về cuối năm. Chứng tỏ công ty công ty đang tăng cường sự phụ thuộc về mặt tài chính.
Đi sâu phân tích từng thành phần của nguồn vốn ta thấy:
Nợ phải trả cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 tăng 2,355 tỷ đồng (cuối năm 2011: 13,341 tỷ đồng, cuối năm 2010: 10,986 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 21,44%). Nợ phải trả tăng chủ yếu do các khoản nợ ngắn hạn tăng lên nhiều đặc biệt là vay ngắn hạn trong khi đó thì nợ hài hạn lại giảm.Cụ thể:
Nợ ngắn hạn cuối năm 2011: 8,010 tỷ đồng, cuối năm 2010: 5,305 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 50,98% trong đó chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn (tất cả là vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trả) tăng 2,705 tỷ đồng (từ 4,924 tỷ đồng cuối năm 2010 lên 7,552 tỷ đồng cuối năm 2011) tương ứng với tỷ lệ tăng 53,38%, người mua trả tiền trước cũng tăng từ 281 triệu đồng cuối năm 2010 lên 320 triệu đồng cuối năm 2010 , tăng 39 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 14,12%), còn khoản phải trả người bán tăng từ 51 triệu đồng lên 77,77 triệu đồng tăng 26,8 triệu đồng(tương ứng tăng 52,62%), phải nộp nhà nước tăng 10 triệu đồng từ 50 triệu lên 60 triệu tương ứng tăng 20%, các khoản phải trả công nhân viên,chi phí phải trả các khoản khác của công ty 2 năm đều bằng 0 chứng
tỏ công ty luôn trả lương cho người lao động đều và không chiếm dụng được ở khoản này.
Nợ dài hạn cuối năm 2010 là 5,68 tỷ đồng, cuối năm 2011 là 5,33 tỷ đồng, giảm 349,550 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 6,15%). Nợ dài hạn ở công ty chỉ bao gồm vay và nợ dài hạn,nên nợ dài hạn giảm là do vay và nợ dài hạn (tất cả là vay dài hạn) giảm 349,550 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 6,15%).Chứng tỏ đơn vị đang tăng cường sử dụng nợ vay đặc biệt là vay ngắn hạn. Về lý thuyết Việc sử dụng vốn vay có thể làm tăng ROE. Đặt trong bối cảnh năm 2011, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc huy động từ thị trường chứng khoán gần như không thể thì con đường duy nhất để công ty có thể tăng vốn tiếp tục sản xuất là vay, hơn nữa do có sự hỗ trợ lãi suất của Nhà nước cho các khoản vay ngắn hạn nên DN có thể vay vốn với chi phí thấp hơn. Do đó việc tăng vốn vay năm qua là hợp lý và qua nghiên cứu cho thấy công ty vẫn thanh toán các khoản nợ vay đúng hạn và sử dụng vốn đúng mục đích do đó đây không phải là vấn đề quá đáng lo ngại. Thế nhưng sang năm 2012 khi sự hỗ trợ lãi suất không còn, lãi suất tăng cao DN cần cơ cấu lại các khoản nợ để giảm áp lực thanh toán. Mặt khác khoản người mua trả tiền trước tăng, trả trước cho người bán giảm có thể thấy các sản phẩm của đơn vị được ưa chuộng, công ty có uy tín cao với đối tác.
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 là không đổi vẫn là 10 tỷ đồng.Công ty đang giữ nguyên vốn chủ sử hữu như vậy sẽ làm gia tăng được tỷ suất sinh lợi vốn chủ nhưng mặt khác khi vốn chủ không tăng mà vốn vay lại tăng khá mạnh làm tỷ lệ cốn chủ sỏ hữu giảm từ 47,65% xuống còn 42,84% giảm 4,81%.Công ty nên cân nhắc có nên tăng vốn chủ hay không vào năm sau để công ty được ngày càng phát triển mở rộng.
Tóm lại nguồn vốn của công ty cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 tăng lên chủ yếu do vay ngắn hạn và dài hạn tăng lên.Chứng tỏ đơn
vị có xu hướng sử dụng vốn vay chứ không huy động vốn chủ.Tuy nhiên việc tăng vốn vay cùng đông thời làm tăng chi phí lãi vay, trong năm 2011 đã làm sụt ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN do giảm ROE của công ty do đó cơ cấu nguồn vốn của công ty đã không còn phù hợp công ty cần chú ý cơ cấu lại nguồn vốn, đồng thời đảm bảo sử dụng vốn vay hiệu quả và đảm bảo thanh toán đúng hạn.
*Phân tích sự biến động cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu nguồn vốn của công ty có nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, gần 60% và có xu hướng tăng lên về cuối năm. Cụ thể nợ phải trả cuối năm 2011 chiếm 60.04% so với cuối năm 2010 là 48,3% tăng 11,75%, còn vốn chủ sở hữu cuối năm 2011 chiếm 47,65% so với cuối năm 2010 là 42,84% giảm 4,81%. Chứng tỏ DN phụ thuộc về mặt tài chính và có xu hướng tăng cường sự phụ thuộc này. Đi sâu xem xét từng loại nguồn vốn ta thấy:
Nợ phải trả cao gần 60% và có xu hướng tăng. Đây là một dấu hiệu cho thấy rủi ro tài chính của công ty đang ở mức cao đòi hỏi công ty phải thận trọng trong hoạt động đầu tư để nhanh chóng thu hồi vốn. Điều này cũng chứng tỏ sự phụ thuộc của công ty vào bên ngoài là lớn. Đi sâu xem xét từng loại nợ:
Trong cơ cấu nợ phải trả nợ ngắn hạn chiếm hơn 60% tỷ trọng nợ phải trả tuy, đây là tỷ lệ bình thường tuy nhiên có xu hướng tăng về cuối năm. Cuối năm 2010 nợ ngắn hạn chiếm 48,3% nhưng đến cuối năm 2011 tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên 60,04%, tăng 11,75%. Trong các khoản nợ ngắn hạn thì vay ngắn hạn chiếm 94,28% tăng 1,48% so với cuối năm 2010 là 92,8%. Điều này làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty thấp nhưng rủi ro về mặt tài chính cao do công ty luôn phải đối mặt với những khoản nợ đến hạn. Hơn nữa việc duy trì lượng vốn vay ngắn hạn quá lớn với 1 DN sản xuất là không hợp lý.
Nợ dài hạn cuối năm chiếm 39,96% so với cuối năm 2010 là 51,7%
giảm 11,75%. Trong khoản nợ dài hạn thì chỉ có vay dài hạn và vẫn giữ nguyên như thế.Như vậy vốn vay chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả và có xu hướng tăng về cuối năm.
Qua phân tích trên ta thấy: Nợ phải trả của công ty tăng là do cả nợ ngắn hạn tăng nhanh và nợ dài hạn giảm nhẹ. Sở dĩ, nợ ngắn hạn của công ty trong năm vừa qua tăng là do công ty đã tăng cường vay ưu đãi ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại, tăng các khoản chiếm dụng của nhà cung cấp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Còn nợ dài hạn giảm là do công ty đã vay thêm tiền từ các ngân hàng thương mại để mua sắm thêm một số máy móc thiết bị nhằm đổi mới dây chuyền sản xuất, hiện đại quá quy trình công nghệ và bổ sung thêm vốn kinh doanh mặt khác một số khoản nợ dài hạn đến hạn trả chuyển thành nợ ngắn hạn. Qua tìm hiểu cho thấy, năm vừa qua công ty đã chấp hành tốt nghĩa vụ thanh toán, không có khoản nợ nào quá hạn nên có thể xem việc vay nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là hợp lý. Nhưng xét về lâu dài, công ty cần phải có những giải pháp để điều chỉnh dần kết cấu nợ phải trả theo hướng tăng tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả nhằm đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho công ty.
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2010 so với cuối năm 2011 đều không đổi vẫn là 10 tỷ đồng.Nhưng về cơ cấu nguồn vốn thì giảm từ 47,65%
xuống còn 42,84% giảm 4,81%.Trong vốn chủ sở hữu chỉ có mỗi vốn chủ mà thôi.
*Phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của công ty qua bảng 2.03:
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
1.Hệ số nợ 43,4% 52,3% 57%
2.Hệ số VCSH 56,6% 47,7% 43%
Nhìn vào bảng ta thấy hệ số nợ của công ty khá cao, xấp xỉ ở mức 50% và có xu hướng tăng: cuối năm 2009: 43,4%, cuối năm 2010: 52,3%,
cuối năm 2011: 57%. Điều này càng thể hiện công ty đang tăng cường sử dụng vốn vay. Việc tăng cường sử dụng vốn vay có thể làm giảm chi phí sử dụng vốn và gia tăng ROE bởi lãi vay sẽ được trừ trong thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp làm tăng phần lợi nhuận thuộc về vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên chỉ tiêu ROE của công ty lại giảm đi trong các năm gần đây vì thế công ty cần xem xét thêm về việc tăng cường sử dụng vốn vay.
Đánh giá một cách tổng quát, ta thấy quy mô sản xuất hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 được mở rộng hơn so với năm 2010 thể hiện qua sự tăng lên của tổng tài sản hay tổng nguồn vốn là 11,22%. Mặc dù vậy cơ cấu nguồn vốn khá tương đồng với các DN trong ngành tuy nhiên chưa thật hợp lý khi mà hệ số nợ của công ty đang ở mức cao lại có sự gia tăng vào cuối năm, càng làm tăng thêm mức độ rủi ro về tài chính của công ty. Hơn nữa việc sử dụng nợ ngắn hạn quá nhiều với 1 DN sản xuất là không hợp lý. Do đó công ty cần có các phương thức huy động và tài trợ vốn tốt hơn nữa trong thời gian tới để đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.