Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh SERAPHIN (Trang 60 - 66)

3. Tổ chức hoạt động quản lý của công ty

2.2. Thực trạng tố chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh SERAPHIN

2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở công ty TNHH thực phẩm Farina

2.2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định

VCĐ là số vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên tài sản cố định.

Quy mô VCĐ sẽ quyết định quy mô TSCĐ. TSCĐ là một bộ phận tài sản không thể thiếu với DN sản xuất, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật của DN.

Để có biện pháp quản lý hữu hiệu nhắm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ta xem xét hiệu quả sử dụng VCĐ qua thông qua xem xét kết cấu và sự tăng giảm TSCĐ thông qua bảng 2.16, 2.17, 2.18.

* Tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định của công ty.

Từ bảng 2.16 ta thấy: Năm 2011 Toàn bộ tài sản cố định của công ty được sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh, không có tài sản cố định chưa cần dùng, tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý. Như vậy công ty đã huy động tối đa và khai thác triệt để tài sản cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh. Điều này được đánh giá là thành tích của công ty trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ. Điều này giúp cho công ty giảm bớt được chi phí cho việc bảo quản, tránh được hao mòn của loại tài sản này. Đồng thời cũng là điều kiện tốt để công ty có thể phát huy tối đa công suất hoạt động nhằm đạt tới hiệu qủa sản xuất kinh doanh tối ưu. Từ bảng số liệu cho thấy thì cuối năm 2011, tổng nguyên giá tài sản cố định của công ty là 7,388 tỷ đồng tăng 314 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2010, với tỷ lệ tăng tương ứng là 4,44%. Trong đó tài sản cố định vô hình không có thay đổi là 100 triệu đồng , nguyên nhân của sự biến động là do sự biến động của TSCĐ hữu hình, trong năm công ty đã tiến hành đầu tư thêm dây chuyền công nghệ hiện đại, xây dựng kho bãi để tạo đà cho năm 2012 tăng sản lượng sản xuất các sản phẩm . Vì vậy sau đây ta chủ yếu đi sâu vào xem xét sự biến động của từng loại tài sản cố định hữu hình của công ty ta thấy:

• Máy móc thiết bị: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình của công ty ở cả 2 thời điểm cuối năm 2010 và 2011 (71,47% vào cuối năm 2011, 72% cuối năm 2010) . So với thời điểm cuối năm 2010, nguyên giá của máy móc và thiết bị đã tăng 187 triệu đồng từ 5,021 tỷ đồng lên 5,208 tỷ đồng , với tỷ lệ tăng tương ứng là 3,72%.Nguyên nhân là do trong năm 2011 công ty có đầu tư thêm máy móc thiết bị mới để tăng năng lực sản xuất. Việc đổi mới máy móc thiết bị, nâng cấp công nghệ tiên tiến là một việc làm kịp thời của công ty trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nó giúp công ty tăng được năng lực cạnh tranh, đồng thời nâng cao vị thế của mình trong toàn ngành.

• Nhà cửa, vật kiến trúc: Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng giá nguyên giá tài sản cố định của công ty với tỷ trọng là 25,38% vào cuối năm 2011 , tăng so với cuối năm 2010 (tỷ trọng là 23,7%) ,về số tuyệt đối thì nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc đã tăng lên 196,6 triệu đồng so với cuối năm 2010, với tỷ lệ tăng 11,9% bởi vì hệ thống nhà xưởng của công ty đã khá đầy đủ, chỉ bổ sung thêm một số kho bãi. Việc xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại giúp công ty dự trữ các loại NVL cũng như thành phẩm được tốt hơn, nâng cao hiệu quả SXKD.

• TSCĐ dùng trong quản lý: Tăng từ 200 triệu đồng cuối năm 2010 lên 230 triệu đồng cuối năm 2011 với tỷ lệ tăng 15% chứng tỏ trong năm 2011 công ty đã quan tâm đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn.

Nhu vậy nhìn chung kết cấu TSCĐ của công ty năm 2011 không có sự biến động mạnh và phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong năm công ty tăng cường đầu tư dây chuyền mới, xây dựng kho bãi để cố găng phục vụ tốt hơn cho công tác sản xuất và bán hàng.

Đây là một nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Tuy nhiên việc phân tích cơ cấu tài sản cố định và sự biến động của nó như trên mới chỉ đề cập tới mặt lượng của tài sản cố định hay hình thái vật chất của vốn cố định. Trên thực tế, tài sản cố định cũ hay mới có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy cần phải nghiên cứu cả năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua xem xét giá trị còn lại của tài sản cố định.

*Tình hình khấu hao tài sản cố định.

Hiện nay, việc khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình của công ty được thực hiện theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Qua bảng 2.17 ta thấy:

Tổng nguyên giá của tài sản cố định của công ty tính đến ngày

các TSCĐ của công ty đã được khấu hao xấp xỉ 20%-30% nên giá trị còn lại chỉ còn chiếm 70%-80% nguyên giá TSCĐ. Điều này chứng tỏ tại thời điểm cuối năm năng lực sản xuất của TSCĐ giảm. Tuy nhiên, trong từng loại tài sản cố định hữu hình lại có mức độ khấu hao khấu hao khác nhau, cụ thể:

• Nhà cửa, vật kiến trúc: tính đến cuối năm 2011 giá trị còn lại là 1,443 tỷ đồng tăng 153,9 triệu đồng làm cho % GTCL tăng từ 77,97% lên 78%. Điều này là do giá trị của nhà của vật kiến trúc khá lớn , khấu hao cũng lớn nhưng tốc độ tăng của khấu hao bé hơn tốc độ của nguyên giá TSCĐ.Vì vậy tỷ lệ này vẫn được xem là hợp lý vì đây đang là thời điểm công ty đầu tư phát triển tăng cường mở rộng sãn xuất kinh doanh, khoản mục này vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong năm

• Máy móc, thiết bị: là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng là quan trọng nhất trong khoản mục tài sản cố định của công ty, vào thời điểm cuối năm 2011, giá trị còn lại tăng 287,3 triệu đồng và % GTCL tăng từ 66,26% lên 69,4%. Nguyên nhân do công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị mà tổng nguyên giá máy móc thiết bị tăng thêm lớn hơn số trích khấu hao trong năm. Do đó năng lực sản xuất của công ty vẫn đảm bảo tuy nhiên máy móc, thiết bị của mỗi doanh nghiệp sản xuất sẽ quyết định rất lớn tới khả năng sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường. Do đó, mặc dù giá trị còn lại của máy móc, thiết bị của công ty còn khá lớn nhưng công ty vẫn cần phải chú trọng đổi mới nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

• TSCĐ dùng trong quản lý: cuối năm 2011 giá trị còn lại chiếm 73,91% nguyên giá, giảm 6,19% so với cuối năm 2010 nhưng về số tuyệt đối thì GTCL vẫn tăng 10 triệu đồng. Nguyên nhân cũng là do trong năm 2011 công ty cũng đã đầu tư thêm các thiết bị quản lý mới có giá trị lớn

hơn phần giá trị khấu hao. Tại cả hai thời điểm % GTCL ở mức khá lớn hơn 70% vẫn đủ khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

• Phần mềm máy tính: có giá trị còn lại chiếm 90%. Trong năm 2011 không có sự tăng giảm về nguyên giá và thực hiện khấu hao nên giá trị còn lại giảm 5 triệu đồng làm % GTCL giảm 5,26%.

Do công ty có lượng TSCĐ giá trị lớn nên công ty cần chú ý trích trước khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định cũng như có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho các loại máy móc thiết bị.

Khấu hao là hình thức thu hồi VCĐ, khấu hao lũy kế của TSCĐ đến cuối năm 2011 là 2,07 tỷ đồng, đây là một lượng vốn lớn.Theo quy định của Bộ Tài chính tiền khấu hao được để lại cho công ty, do đó cần có kế hoạch khai thác sử dụng tốt nhất số tiền khấu hao để đổi mới đầu tư các thiết bị cần thiết phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Qua tìm hiểu thực tế, năm 2011 công ty đã sử dụng quỹ khấu hao để đầu tư trở lại nhiều dự án tăng TSCĐ mới, một số dự án vẫn đang tiến hành. Đây là một hướng đi đúng đắn, góp phần tăng năng lực sản xuất của công ty về lâu dài. Tuy nhiên công ty cần lưu ý hoàn thành các dự án đúng hạn, tránh ứ đọng vốn.

Qua bảng giá trị còn lại của TSCĐ ta cũng thấy được tình hình hao mòn TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ có tăng nhưng hao mòn TSCĐ cũng tăng nhưng chưa bằng. Tuy nhiên giá trị còn lại của TSCĐ vẫn tăng lên do đó năng lực sản xuất của công ty vẫn được cải thiện trong năm 2011.

Nhìn chung, công ty đã tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Tất cả TSCĐ đều được huy động, sử dụng hết, không để vốn bị tồn đọng và tính khấu hao theo đúng quy định của Nhà nước đồng thời trong năm công ty đã đầu tư thêm dây chuyền máy móc thiết bị hiện đaị để phục sụ sản xuất từ đó làm tăng năng lực sản xuất của công

Hiệu quả sử dụng VCĐ:

Qua bảng 2.18 ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là 6,234 tỷ đồng tương ứng với 29,65%( năm 2010:21,023 tỷ đồng, năm 2011: 27,256 tỷ đồng) làm cho lợi nhuận sau thuế lại tăng lên 105 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,06%.Đây là một dấu hiệu đáng mừng.

+ Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2010 là 5,351 lần, trong khi đó năm 2010 là 4,548 lần. nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh năm 2011 tạo ra 5,351 đồng doanh thu thuần trong kỳ trong khi năm 2010 cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 4,548 đồng doanh thu thuần trong kỳ. Như vậy hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2011 tăng 0,803 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 17,65%.

Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần (29,65%) lớn hớn tốc độ tăng của VCĐ bình quân(10,2%). Đây đồng thời cũng là nguyên nhân làm cho hàm lượng vốn cố định năm 2010 giảm 15% từ 0,22 xuống còn 0,187. Có nghĩa là cứ một đồng doanh thu thuần bây giờ chỉ cần có 0,22 đồng vốn cố định để tạo ra nó, giảm 0,033 đồng so với năm 2010. Đây là kết quả sự phấn đấu của công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu,tăng hiệu suất sử dụng VCĐ

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Cùng với sự tăng lên của hiệu suất sử dụng VCĐ, hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng tăng lên. Năm 2011, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 3,769 lần tăng 0,697 lần so với năm 2010: 3,072 lần với tỷ lệ tăng tương ứng là 22,69%. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do doanh thu của công ty tăng mạnh (29,65%) trong năm 2011 và lớn hơn tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ.

+ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của công ty là 0,142 tăng 0,008 so với năm 2010 với tỷ lệ tăng tương

ứng là 6,23%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng lên 17,06%

trong khi VCĐ bình quân tăng lên tăng nhẹ hơn chỉ có 10,2%.

Từ những phân tích trên cho thấy, trong năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty khá tốt, hiệu suất sử dụng VCĐ tăng lên, hàm lượng vốn lưu động giảm xuống. Nguyên nhân chủ yếu là do việc doanh thu thuần của công ty tăng mạnh. Đây được đánh giá là thành tích của DN trong công tác quản lý, sử dụng VCĐ. Thêm vào đó hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng tốt, tỷ suất lợi nhuận VCĐ tăng, DN bỏ ra nhiều VCĐ hơn và lợi nhuân sau thuế cũng tăng và tăng mạnh hơn.

2.2.3. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VKD ở công ty cổ phần

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh SERAPHIN (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w