3. Tổ chức hoạt động quản lý của công ty
2.2. Thực trạng tố chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh SERAPHIN
2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh SERAPHIN
2.2.1.2. Phân tích tình hình tài trợ vốn
Có được vốn kinh doanh là một vấn đề nhưng số vốn đó được tài trợ như thế nào cũng là một vấn đề không nhỏ. Để đánh giá tình hình tài trợ vốn của công ty năm qua ta xem xét diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn đồng thời đánh giá tình hình thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính qua bảng 2.04, 2.05, 2.06
• Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính( bảng 2.04)
31/12/2010 31/12/2011
Như vậy tại cả 2 thời điểm công ty luôn duy trì một lượng vốn lưu động thường xuyên khá lớn và có xu hướng tăng về cuối năm 2011 tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên sử dụng nhiều nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn cũng đồng thời làm tăng chi phí tài chính của công ty, nhất là trong giai đoạn lãi suất thị trường đang biến động khó lường như hiện nay việc sử dụng hình thức tài trợ này lại có phần chưa hợp lý.
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng 2.05, 2.06)
TSNH: 14,3 tỷ NVNH: 5,3tỷ
NVLĐTX:
9 tỷ
TSDH:6,7 tỷ NVDH:15,7 tỷ
TSNH: 16,2 tỷ NVNH:8 tỷ
NVLĐTX 8,2 tỷ
TSDH:7,1 tỷ NVDH:15,3 tỷ
Qua bảng 2.05, 2.06 ta thấy năm 2011 quy mô sử dụng vốn của công ty tăng thêm 5,585 tỷ đồng. Trong đó là tăng dự trữ hàng tồn kho 3,311 tỷ đồng với chiếm 59,27% tổng quy mô vốn sử dụng tăng thêm, tiếp theo là tiền đầu tư tăng thêm TSCĐ hữu hình 1,0135 tỷ đồng chiếm 18,15% và công ty đang tiếp tục đầu tư xây dựng một số công trình, do đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 176,217 triệu đồng, chiếm 3,15%. Điều này là hợp lý khi công ty mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất.
Thêm vào đó khoản trả trước cho người bán cũng tăng lên 176,58 triệu đồng( tương ứng với tỷ trọng 3,16%) điều này cho thấy công ty tăng khoản trả trước cho người bán,cũng là một điều dễ hiểu và hợp lý khi công ty đang trong giai đoạn mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời các khoản phải thu khác cũng tăng bất thường công ty cần có chính sách thu hồi nhanh chóng các khoản này.Vay và nợ dài hạn của công ty giảm đáng kể 349,55 triệu đồng chiếm 6,26% có thể hiểu ở đây một phẩn vay và nợ dài hạn đã đến hạn trả và trở thành vay và nợ ngắn hạn.
Về nguồn vốn, trong năm 2011 diễn biến nguồn vốn cũng tăng lên 5,585 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn, giảm tiền mặt, tăng giá trị hao mòn của TSCĐ.Cụ thể tăng vay ngắn hạn thêm 2,63 tỷ đồng (chiếm tới 47,06% tỷ trọng), Nguồn vốn khấu hao tăng 567,3 triệu đồng chiếm 10,16% trong đó khấu hao TSCĐHH là phần lớn tới 562,3 triệu đồng, Giảm tiền mặt tới 1,79 tỷ chiếm 32,07% đây là nỗ lực rất lớn của công ty nhằm để giảm nguồn vốn tồn đọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Ngoài ra tăng các khoản phải trả cho người bán chiếm 0,48%, tăng người mua trả tiền trước chiếm 0,71% tăng thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước chiếm 0,18% , giảm phải thu khách hàng 2,19 % tất cả những điều trên cho thấy công ty đã tăng chiếm dụng được một khoản vốn từ các đối tác cũng như nhà nước và giảm được khoản bị chiếm dụng, điều này là tốt làm tăng vốn kinh doanh cho công ty, cần nên tiếp tục phát
huy.Bên cạnh đó khoản phải thu dài hạn cũng đã thu được một phần 212,4 triệu chiếm 3,8% đánh giá tốt nhưng dự phòng các khoản phải thu khó đòi của công ty lại tăng lên 95,5 triệu đồng chiếm 1,71% điều này cho thấy các khoản phải thu của công ty đang có vấn đề, cần xem xét lại.
Như vậy qua phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho thấy sự phân bổ vốn của công ty là khá hợp lý, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty nên xem xét khả năng tăng thêm các khoản vốn có thể chiếm dụng được như tín dụng nhà cung cấp, đồng thời giảm các khoản vốn bị chiếm dụng. Hơn nữa cân đặc biệt cân nhắc về việc sư dụng vốn vay,công ty đã tăng vay ngắn hạn chiếm tới 47,06 % là một con số không hề bé,bên cạnh đó hệ số nợ của công ty hiện nay đã khá lớn, chi phí lãi vay đang tăng lên và không còn sự hỗ trợ lãi suất của Nhà nước.
2.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở công ty TNHH