3. Tổ chức hoạt động quản lý của công ty
2.2. Thực trạng tố chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh SERAPHIN
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở công ty TNHH thực phẩm Farina
2.2.2.1. Tình hình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động
thêm các khoản vốn có thể chiếm dụng được như tín dụng nhà cung cấp, đồng thời giảm các khoản vốn bị chiếm dụng. Hơn nữa cân đặc biệt cân nhắc về việc sư dụng vốn vay,công ty đã tăng vay ngắn hạn chiếm tới 47,06 % là một con số không hề bé,bên cạnh đó hệ số nợ của công ty hiện nay đã khá lớn, chi phí lãi vay đang tăng lên và không còn sự hỗ trợ lãi suất của Nhà nước.
2.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở công ty TNHH thực phẩm Farina
2.2.2.1.Tình hình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục và là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất vì thế cần phải quản lý vốn lưu động một cách chặt chẽ.
*Tình hình tổ chức đảm bảo vốn lưu động của công ty
* Xác định nhu cầu vốn lưu động
Trong hoạt động sản xuất hiện nay, việc xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng, nó là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của công ty tiến hành bình thường liên tục.
Đối với Công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh SERAPHIN, nhu cầu vốn lưu động cho năm tới của công ty được xác định theo phương pháp gián tiếp, tức là dựa trên tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động thời kỳ vừa qua và mục tiêu doanh thu năm tới.
Theo kế hoạch đặt ra năm 2011 công ty dư kiến sẽ phấn đấu để tăng doanh thu thuần với mức tăng 25% so với năm 2010. Đây là chỉ tiêu được giao dựa trên đánh giá của công ty về tình hình thị trường năm 2011. Như vậy theo kế hoạch:
DT2011 = DT2010 x 125% = 21 x 125% = 26,25 tỷ đồng Năm 2010 số dư bình quân các khoản mục:
- Khoản phải thu từ khách hàng bình quân : (0,897+1,524)/2=1,211 tỷ đồng
Tỷ lệ khoản phải thu từ khách hàng trong năm so với doanh thu thuần thực hiện:
1,211/21 x 100% = 5,767%
- Hàng tồn kho bình quân = (6,795+9,885)/2= 8,34 tỷ đồng Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu thuần thực hiện:
8,34/21 x 100% = 39,714%
- Nợ phải trả bình quân = (0,346+0,382) / 2 = 0,364 tỷ đồng Tỷ lệ khoản phải trả so với doanh thu thuần thực hiện:
0,364/ 21 x 100% = 1,733%
Nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần thực hiện năm 2010:
39,714% + 5,767% - 1,733% = 43,748%
Nhu cầu vốn lưu động dự kiến cho năm 2010:
26,25 x 43,746% = 11,484 tỷ đồng
Với kế hoạch đặt ra cho năm 2010 như vậy thì công ty phải tiến hành huy động thêm vốn từ các nguồn nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong năm. Các nguồn tài trợ như: vay ngắn hạn, gia tăng các
Thực tế năm 2011 nhu cầu vốn lưu động bình quân của công ty là:
Nhu cầu VLĐ bình quân = 11,541+1,783- 0,84= 12,484 tỷ đồng Chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch là 1 tỷ đồng, như vậy việc xác định nhu cầu vốn lưu động tương đối chính xác. Qua tìm hiểu thực tế trong năm 2011 mặc dù doanh thu tăng vượt dự kiến nhưng công ty vẫn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, không để xảy ra tình trạng đình trệ sản xuất do thiếu vốn. Đây được đánh giá là thành tích trong công tác dự báo nhu cầu vốn và huy động vốn .
* Xem xét cơ cấu vốn lưu động của công ty (bảng2.07)
Thông qua số liệu trong bảng 2.07 ta thấy tại thời điểm cuối năm 2011, vốn lưu động của công ty là 16,198 tỷ đồng, chiếm 69,4% trong tổng vốn kinh doanh, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản mục hàng tồn kho đạt 13,196 tỷ đồng chiếm 81,46%, tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn 2,041 tỷ đồng chiếm12,6%, sau đó là vốn bằng tiền792 triệu đồng chiếm 4,89%, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng 1,05%, và không có đầu tư ngắn hạn.
So với cuối năm 2010, vốn lưu động của công ty tăng lên 1,945 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 13,65% và tăng các khoản mục: các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Trong đó tăng mạnh nhất là phải kể đến khoản mục hàng tồn kho tăng 3,311 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 33,49%.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 517,644 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 33,98%. Đồng thời vốn bằng tiền và tài sản ngắn hạn khác giảm đi khá nhiều. Vốn bằng tiền giảm 1,791 tỷ đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 69,34%, tài sản ngắn hạn khác giảm 91,956 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 35,19%.Quy mô vốn tăng lên đồng thời doanh thu thuần cũng tăng, điều này bước đầu cho thấy công ty đã phần nào sử dụng hiệu quả và tiết kiệm vốn lưu động, cơ cấu vốn lưu động nhìn chung là hợp lý. Để có thể đánh giá chính xác hơn ta đi sâu vào xem xét từng khoản mục của trong vốn lưu động của công ty.
Tình hình quản lý về hàng tồn kho
Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giúp cho chu trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, tránh phải trả giá cao cho hơn cho việc đặt hàng nhiều lần.Trong những năm vừa qua, hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động của công ty và quy mô về hàng tồn kho vẫn có xu hướng tiếp tục tăng lên về mặt giá trị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Hơn nữa do các sản phẩm của công ty rất đa dạng do đó các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng rất nhiều loại và số lượng lớn. Do đó việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả, lựa chọn thời điểm mua hàng thích hợp, lập kế hoạch dự trữ và tiêu thụ sẽ làm giảm lượng vốn tồn đọng trong HTK không cần thiết.
Tại thời điểm cuối năm 2011 giá trị hàng tồn kho là 13,195 tỷ đồng, chiếm 81,46% trong tổng giá trị vốn lưu động, tăng 3,31 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 33,49%. Ta thấy, tốc độ tăng của hàng tồn kho (33,49%) lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động (13,65%) làm cho cơ cấu vốn lưu động có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàng tồn kho từ 69,35% lên 81,46 %. Đi sâu vào xem xét tình hình hàng tồn kho của công ty trong năm vừa qua thông qua bảng 2.08.
Từ bảng 2.08 ta có thể thấy: Trong khoản mục hàng tồn kho của công ty, nguyên liêu, vật liệu luôn là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong những năm vừa qua. Tại thời điểm cuối năm 2010, nguyên vật liệu là 3,257 tỷ đồng chiếm 32,94% trong tổng giá trị hàng tồn kho. Đến cuối năm 2011 giá trị nguyên vật liệu là 4,563 tỷ đồng chiếm 34,57%. Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2010, vào cuối năm 2011, giá trị nguyên vật liệu đã tăng thêm 1,307 tỷ đồng lên với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,64%.
Như vậy là tăng lên không đáng kể khi mà công ty đang tiếp tục mở rộng sãn xuất trong những năm tiếp theo. Việc dự trữ hang tồn kho lớn trong khi thị trường đầu năm 2012 hiện nay mặc dù thị trường biến động mạnh, giá cả tăng cao công ty vẫn có thể yên tâm tiến hành sản xuất. Như vậy việc dự trữ nguyên vật liệu của công ty là hợp lý.Nhưng khi mở rông sản xuất thì công ty phải xem xét lại xem tình hình sản xuất của mình để có hướng điều chỉnh phù hợp hơn.
Khoản mục chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị hàng tồn kho là thành phẩm. Cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 thì giá trị khoản mục này tăng 1,99 tỷ đồng từ 5,99 tỷ đồng lên 7,98 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 33,22%, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng giá trị hàng tồn kho từ 60,59% còn 60,46%, giảm 0,12%. Như vậy đã có một sự ổn định trong lượng thành phẩm tồn kho. Khi DN rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc phục vụ sản xuất, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng thì thành phẩm tồn kho tăng là tất yếu.Công ty có những mặt hàng phục vụ tết cho nên việc cuối năm thành phẩm tồn kho tăng là một tín hiệu cho thây công ty đang tăng cường sản xuất đê phục vụ nhu cầu tết.Việc tồn kho lớn ở thời điểm cuối năm cũng là một điều dễ hiểu đói với công ty sản xuất bánh và các loại mứt.Dịp này là dịp mà hứ hẹn sẽ đem lại doanh
thu lớn cho công ty. Một doanh nghiệp sản xuất thì chắc chắn phải có sản phẩm dở dang, không có vấn đề gì phải lo ngại.Mặc dù vậy thì sản phẩm dở dang của công ty cũng chiếm tỷ trọng không lớn chỉ có 6,27%(cuối năm 2010) và 4,78%(cuối năm 2011).Có được điều này là do quy trình sản xuất ra thành phẩm của các sản phẩm là nhanh và ít có sản phẩm dở dang.
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn về hàng tồn kho của công ty, ta sẽ đi phân tích thêm về mối quan hệ giữa hàng tồn kho với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua bảng 2.09.
Từ số liệu bảng 2.09 cho thấy: Vòng quay hàng tồn kho cuối năm 2011 là 1,86 vòng giảm 0,12 vòng so với năm 2010, làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng 12 ngày từ 182 ngày lên 194 ngày. Sở dĩ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm do tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, về cuối năm công ty tăng cường dự trữ nguyên vật liệu cũng như thành phẩm tồn kho. Hơn nữa tốc độ luân chuyển HTK chỉ giảm nhẹ và vẫn lớn hơn 1 cho nên không quá lo ngại. Tuy nhiên, công ty cũng không được chủ quan trong công tác quản lý hàng tồn kho, cần có các biện pháp kịp thời và đúng đắn nhằm quản lý thật tốt khoản mục này, tránh ứ đọng vốn, giảm thiểu được các chi phí không cần thiết như chi phí quản lý, bảo quản cũng như hao hụt, mất mát trong quá trình vận chuyển, bốc dở. Việc dự trữ nhiều hàng tồn kho cũng có thể gây ra tổn thất nếu giá nguyên vật liệu dự trữ bị giảm giá trên thị trường. Do đó công ty cần hết sức cẩn thận.
Tình hình quản lý các khoản phải thu:
Trong năm vừa qua, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng tài sản lưu động của công ty (cuối năm 2011 chiếm 12,06%), nó có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều.
Để thấy rừ được nguyờn nhõn là gỡ, ta đi sõu vào phõn tớch từng khoản mục thông qua số liệu trong bảng 2.10.
Từ bảng 2.10 có thể nhận thấy: Tổng các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm 2011 là 3,325 tỷ đồng tăng 305 triệu đồng so với cuối năm 2010 là 3,019 tỷ đồng tức 10,11%. Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, và tuy nhiên sự gia tăng các khoản phải thu lại không phải sự tăng lên của khoản mục này mà do khoản trả trước cho người bán.Cụ thể:
Khoản trả trước cho người bán tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Cuối năm 2010 khoản trả trước người bán là 410 triệu đồng nhưng đến cuối năm 2011 là 587 triệu đồng, tăng 177 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 43,07%. Việc trả trước cho người bán làm cho một lượng vốn của DN bị chiếm dụng tuy nhiên do nhiều mặt hàng công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài nên việc trả trước cho người bán giúp công ty chủ động trong việc mua hàng, tránh được sự biến động của tỷ giá và giá cả, đặc biệt là về cuối năm khi công ty thực hiện tăng cường dự trữ nguyên vật liệu phục sản xuất 2012 do lo ngại lạm phát. Tuy nhiên công ty cũng cần lựa chọn nhà cung cấp có chính sách bán hàng có lợi cho mình, mặt khác công ty cũng cần nâng cao uy tín của mình với đối tác để giảm thiểu số tiền trả trước cho người bán.
Phải thu của ngắn hạn khách hàng tại thời điểm cuối năm 2011l à 1,024 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 30,79% trong tổng giá trị các khoản phải thu, giảm 122,3 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2010 với tỷ lệ giảm là 10,67 %. Đó là khoản phải thu chủ yếu trong khi trong năm doanh số bán hàng của công ty tăng lên chứng tỏ công ty thắt chặt chính sách tín dụng thương mại. Tuy nhiên trong năm công ty vẫn phải thực hiện trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi 182,98 triệu đồng, chứng tỏ công ty vẫn cần tăng cường xem xét lại công tác thu hồi nợ và đánh giá
phải thấy rằng so với năm ngoái mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đã tăng lên đảng kể, cuối năm 2010 là 87,5 triệu đồng , tăng 109.2%
cũng cho thấy công ty cần xem xét lại công tác kiểm soát nợ phải thu.
Các khoản phải thu khác cũng tăng lên đáng kể trong năm 2010 từ 54,82 triệu đồng lên 613,7 triệu đồng, tăng 558,9 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1019,53%.Các khoản này cũng làm gây ra tình trạng chiếm dụng vốn đối với DN do đó công ty cần có chính sách thu hồi các khoản này nhất là trong điều kiện thiếu vốn như hiện nay.
Để có nhận định chính xác hơn ta đi xem xát các chỉ tiêu qua bảng 2.11:
Từ bảng 2.11 ta thấy: Năm 2011 so với năm 2010 thì vòng quay các khoản phải thu tăng từ 8,24 vòng lên 9,5 vòng, làm cho kỳ thu tiền bình quân của công ty giảm từ 44 ngày xuống còn 38 ngày. Như vậy, việc tăng tốc độ vòng quay các khoản phải thu là tốc độ tăng của doanh thu bán hàng lớn hơn tốc đọ tăng của các khoản phải thu bình quân.Cụ thể doanh thu bán hàng(có thuế) tăng 6,935 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 29,89 % trong khi đó các khoản phải thu bình quân tăng 355 triệu tăng 12,6%.
Trên đây là những phân tích về các khoản phải thu của công ty, là khoản vốn mà công ty bị chiếm dụng nhưng công ty cũng là người đi mua hàng vì thế công ty cũng có thể chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Để thấy rừ số vốn thực tế cụng ty bị chiếm dụng như thế nào ta đi xem xột và so sánh giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả qua việc phân tích bảng tình hình công nợ bảng 2.12
Từ bảng 2.12 cho thấy: So với năm 2010 thì tổng các khoản chiếm dụng được tăng lên và các khoản bị chiếm dụng cũng tăng lên. Trong cả hai năm 2010 và 2011 thì số vốn công ty bị chiếm dụng đều lớn hơn số vốn chiếm dụng được và khoản chênh lệch này có xu hướng tăng lên. Cụ thể, cuối năm 2010 số bị chiếm dụng là là 3,02 tỷ đồng, số vốn chiếm dụng được là 382 triệu đồng đến cuối năm 2011 số vốn bị chiếm dụng là 2,041 tỷ đồng, số vốn chiếm dụng được là 458 triệu đồng. Như vậy số vốn bị chiếm dụng tăng 517,6 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 33,98% còn số vốn bị chiếm dụng tăng 76,5 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 20,03%
do đó chênh lệch giữa số vốn bị chiếm dụng và số vốn chiếm dụng được tăng 228,7 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,67% từ 2,638 tỷ đồng cuối năm 2010 lên 2,867 tỷ đồng năm 2011. Qua đó có thể thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn và mức độ bị chiếm dụng vốn có xu hướng tăng lên. Đây là một vấn đề công ty cần hết sức lưu ý. Trong khi công ty đang phải tăng cường khoản vốn vay để phục vụ sản xuất kinh doanh, vừa tăng rủi ro tài chính vừa làm tăng chi phí sử dụng vốn, công ty cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này để điều chỉnh.
Xem xét cụ thể, phải thu của khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn công ty bị chiếm dụng tuy nhiên lại có xu hướng giảm xuống về cuối năm, trong khi doanh số bán hàng của công ty tăng lên là do công ty đang bắt đầu kiểm soát chặt chẽ hơn khoản phải thu cho khách hàng. Bên cạnh khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng khá lớn (xấp xỉ 26%) và có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân do công ty đang tăng cường dự trữ hàng tồn kho phục vụ sản xuất năm 2012. Đây không phải vấn đề đáng lo ngại. Trong khi đó khoản phải thu khác tăng một cách bất thường công ty cần hết sức lưu ý.
Trong các khoản vốn đi chiếm dụng được thì nguyên nhân làm lượng vốn này tăng lên là do khoản trả người bán tăng lên 26,8 triệu tăng 52,62% ,người mua trả tiền trước tăng39,68 triệu đồng tăng từ 281 triệu