Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
1.2. Quản lý Ngân sách xã
1.2.2. Khái niệm quản lý ngân sách xã
* Khái niệm về quản lý
Quản lý là gì? Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa, do đó có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khỏi niệm quản lớ càng trở nờn rừ rệt.
Qua thời gian, các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý nhƣ sau:
- Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rừ: muốn người khỏc làm việc gỡ và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”.
- Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
- Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”.
- Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”.
Từ các nhận định trên có thể hiểu: Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức nhằm đạt mục đích đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan. 13, tr.18-19
* Khái niệm quản lý ngân sách xã
Theo Luật Ngân sách sửa đổi năm 2002 ở đâu có tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì ở đó có cấp ngân sách tương đương. Do vậy hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta gồm có Trung ương và các cấp chính quyền địa phương (gọi là ngân sách địa phương). Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã): là cấp ngân sách cơ sở gắn liền với chính quyền nhà nước cấp xã và nó bị chi phối rất lớn bởi vị trí, chức năng nhiệm vụ bộ máy chính quyền nhà nước cấp xã.
Trước khi đi sâu vào việc quản lý ngân sách cấp xã ta có thể hiểu chung về quản lý ngân sách nhà nước một cách khái quát: đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với quá trình thu - chi ngân sách nhà nước.
Nhƣ vậy quản lý ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của chính quyền
nhà nước cấp xã nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp xã trong phạm vi được phân cấp quản lý.
* Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã Về nguồn thu:
Nguồn thu ngân sách xã do HĐND tỉnh quyết định trong phân cấp nguồn thu. Căn cứ vào tình hình thực tế để UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp xem xét phân cấp cho ngân sách xã các khoản thu sau:
+ Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%: Là các khoản thu giành cho ngân sách xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Khi phân cấp nguồn thu căn cứ vào quy mô thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn thu tại chỗ cân đối với nhiệm vụ chi thường xuyên.
Theo quy định hiện hành các khoản thu sau xã được hưởng 100%:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định.
- Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
- Thu tiền đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất - Thu phạt
- Thu đấu thầu, thu các khoản theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản theo quy định của pháp luật do xã quản lý.
- Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân gồm các khoản huy động đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng do hội đồng nhân dân xã quyết định đƣa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của tổ chức các nhân trực tiếp nước ngoài cho ngân sách xã theo chế độ quy định
- Thu hồi các khoản chi năm trước
- Thu kết dư ngân sách xã năm trước.
- Thu chuyển nguồn.
- Các khoản thu khác ngân sách theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã và ngân sách cấp trên: Theo quy định hiện nay thì nguồn thu chủ yếu do ngành thuế đảm nhiệm. Tỷ lệ điều tiết phần trăm sẽ do HĐND tỉnh quyết định, khi thu được ngân sách xã sẽ được hưởng một phần điều tiết theo quy định. Đây là khoản thu để đảm bảo cân đối cho ngân sách cấp xã đồng thời gắn trách nhiệm của xã trong việc quản lý, động viên việc đóng nộp thuế trên địa bàn.
Nguồn thu này gồm:
- Thuế cấp quyền - Thuế tài nguyên - Thuế môn bài
- Thuế phi nông nghiệp - Thuế bảo vệ môi trường - Lệ phí trước bạ
- Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế VAT, TNCN
- Các khoản thu phân chia khác.
Ngoài các khoản phân chia giữa ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phương do Quốc hội và các cơ quan Trung ương quy định thì các khoản ngân sách địa phương được hưởng 100% (Theo khoản 2, điều 20 và khoản 1, điều 32 Luật Ngân sách nhà nước), HĐND tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương quy định có thể giành cho ngân sách xã một tỷ lệ phần trăm nhất định. Việc quy định này ở mỗi địa phương có thể khác nhau: Ví dụ tiền sử dụng đất tại Hà Tĩnh HĐND tỉnh quy định đối với các xã: Tỉnh hưởng 30%, huyện 20% xã 50%, đối với Thị trấn: Tỉnh hưởng 20%, huyện 30%, xã 50%,
đối với Thành phố Hà Tĩnh thì tỉnh cho hưởng quy chế đặc thù để xây dựng thành phố nên cho hưởng 100%.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và bổ sung có mục tiêu
Thu bổ sung ngân sách xã nhằm bù đắp chênh lệch giữa dự toán chi đƣợc giao và dự toán thu. Số cân đối bổ sung đƣợc xác định ngay từ đầu năm. Đây là nguồn để đảm bảo cho các đơn vị có số thu thấp không cân đối đƣợc chi, và trên thực tế hiện nay các xã vẫn đang chủ yếu dựa vào nguồn này là chính.
Thu bổ sung có mục tiêu là khoản thu có bổ sung do dân sách cấp trên bổ sung cho xã để thực hiện một số nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể. Ví dụ: Để xây dựng một con đường, một trường học... nguồn này không có trong Nghị quyết HĐND đầu năm.
Việc tổ chức thu ngân sách, quản lý, nuôi dƣỡng, khai thác và tập trung đẩy đủ mọi nguồn thu theo quy định vào ngân sách nhà nước sẽ góp phần làm cho ngân sách xã lớn mạnh bảo đảm nguồn chi cho địa phương. Muốn thực hiện thu đúng thu đủ thì việc thu ngân sách phải đảm bảo theo đúng nguyên tắc.
Về nhiệm vụ chi:
Theo thông tƣ 46/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của Bộ Tài chính thì chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế gồm các khoản chi sau:
+ Chi đầu tƣ phát triển:
Chi đầu tƣ phát triển gồm 2 khoản chính đó là chi xây dựng cơ bản và chi đầu tƣ phát triển. Các khoản chi này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương như: điện, đường, trường, trạm....Chi khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đây là khoản chi tương đối lớn trong tổng mức chi của cấp xã.
+ Chi thường xuyên:
Đây là khoản chi nhằm duy trì bộ máy và phục vụ các hoạt động gồm:
- Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự
- Chi sự nghiệp giáo dục - Chi sự nghiệp y tế
- Chi sự nghiệp văn hóa thông tin - Chi sự nghiệp thể dục - thể thao.
- Chi sự nghiệp kinh tế. Trong chi sự nghiệp kinh tế có chi cho giao thông - nông - lâm - thủy lợi - hải sản, thị chính, thương mại dịch vụ, môi trường và sự nghiệp khác.
- Sự nghiệp xã hội: Trong sự nghiệp xã hội gồm hưu xã và trợ cấp khác: Trợ cấp cho đối tƣợng theo Nghị định 67 và Nghị định 13 của Chính phủ, hoạt động người có công với cách mạng, chi khác.
- Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
Trong đó có quỹ lương quản lý nhà nước, hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Thanh tra nhân dân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác.
- Chi khác
- Tiết kiệm 10% để đảm bảo an sinh xã hội - Trả nợ tạm ứng ngân sách
- Dự phòng
- Chi chuyển nguồn sang năm sau (nếu có) - Chi ngân sách xã chƣa qua kho bạc
- Tạm ứng xây dựng cơ bản.