Tăng cường kiểm tra, quản lý, phát triển nguồn thu ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách xã ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 75 - 77)

Đề xuất các nguồn thu có tiềm năng, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu. Tiếp tục giải quyết khó khăn, vƣớng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2015, tầm nhìn 2020.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế, chính sách giảm, gia hạn nộp đối với một số khoản thu ngân sách theo quy định. Thực hiện đa dạng hoá nội dung và các dịch vụ hỗ trợ về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế cho ngƣời nộp thuế; kịp thời giải đáp các vƣớng mắc của các doanh nghiệp và ngƣời nộp thuế trong quá trình thực hiện.

Giám sát chặt chẽ việc kê khai nộp thuế hằng tháng, đôn đốc doanh nghiệp kê khai, nộp tờ khai và nộp thuế đúng thời hạn. Tổ chức kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Theo dõi, giám sát và nắm bắt kịp thời số doanh nghiệp thành lập mới, tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản để có các biện pháp xử lý về nghĩa vụ thuế theo đúng quy định.

Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế; chú trọng kiểm tra chống thất thu đối với hoạt động xây dựng cơ bản, kinh doanh vãng lai, kinh doanh bất động sản và khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn… Đẩy mạnh kiểm tra trƣớc và sau hoàn thuế để xử lý truy thu thuế, thu hồi hoàn thuế và xử lý vi phạm về thuế theo đúng chế độ quy định. Tập trung triển khai công tác chống các hành vi vi phạm về hóa đơn nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách nhà nƣớc.

Tăng cƣờng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế, phí, lệ phí đối với các trƣờng hợp nợ lớn, chây ỳ nợ, chậm nộp nhằm đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản nợ vào ngân sách và hạn chế nợ mới phát sinh.

Phải đổi mới phân cấp quản lý ngân sách để cấp đó chủ động, sáng tạo trong quản lý thu, chi có hiệu quả cao nhất, tăng tính chủ động cho các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ khai thác nguồn thu, bố trí kế hoạch chi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã và huyện.

Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý tài chính thôn, xóm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng, để đảm bảo mọi khoản thu - chi ngân sách xã trên địa bàn thôn xóm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, đƣợc nhân dân tự nguyện đóng góp phải đƣợc phản ánh đầy đủ trên tài khoản thu - chi ngân sách xã tại kho bạc nhà nƣớc đúng chế độ

tiêu chuẩn, định mức theo quy định, làm cho ngân sách xã lành mạnh đồng thời phù hợp với tình hình thực tiến của địa phƣơng hiện nay, việc hoàn thiện quy chế quản lý tài chính thôn, xóm cần xác định rõ một số nội dung sau: đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Mọi khoản thu chi phải có chứng từ gốc, phiếu thu hoặc biên lai, phiếu chi. Nghiêm cấm việc thu chi bằng cách ký nhận, ghi sổ không có chứng từ gốc duyệt và phiếu thu, phiếu chi. Trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, duyệt quyết toán, thực hiện ghi thu - ghi chi và tổng hợp quyết toán các khoản thu, chi ngân sách xã uỷ quyền cho thôn quản lý vào ngân sách xã.

Các giải pháp này nhằm để tăng cƣờng kiểm tra, quản lý, phát triển nguồn thu ngân sách chặt chẽ và hiệu quả hơn, tạo tính ổn định lâu dài và không để sót nguồn thu.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách xã ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)