Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, các bộ luật đƣợc Quốc hội ban hành nhƣ Luật Ngân sách nhà nước; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Xây dựng; Luật Đầu tƣ; Luật Đấu thầu… đã có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý tài chính - ngân sách ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Cùng với nó, vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, thanh tra nhân dân tại xã và sự quản lý, điều hành sát sao của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực tài chính - ngân sách xã ngày càng được nâng cao nên công tác quản lý ngân sách xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ luật tài chính được tăng cường. Điển hình một số kết quả đạt được:
Thứ nhất, Sự cụng khai, minh bạch và phõn định rừ trỏch nhiệm.
Sự cụng khai, minh bạch và phõn định rừ trỏch nhiệm của cỏc tổ chức, cá nhân trong quản lý, điều hành ngân sách cùng với việc thực hiện những chế
tài nghiêm minh, đã góp phần làm lành mạnh tài chính cấp xã, làm gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và góp phần ổn định an ninh - trật tự ở địa phương.
Chính quyền xã đã nhận thức đƣợc đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý, điều hành ngân sách xã nhƣ một cấp ngân sách hoàn chỉnh theo luật ngân sách nhà nước. Từ đó, chủ động trong việc quản lý, điều hành ngân sách một cách có hiệu quả hơn.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho xã theo luật ngân sách nhà nước đã tạo điều kiện để xã tích cực khai thác nguồn thu, chủ động chi tiêu và giảm đƣợc khối lƣợng công tác quản lý ở cấp trên.
Thứ hai, Chấp hành các nguyên tắc và nâng cao chất lượng lập dự toán.
Công tác lập dự toán ngân sách xã đã cơ bản đƣợc thực hiện theo quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành hàng năm của Bộ Tài chính và Sở Tài chính. 33/33 xã, thị trấn khi lập dự toán thu, chi ngân sách xã đều đã bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chất lượng dự toán ngân sách từng bước đựơc nâng cao; năm sau cụ thể, chi tiết và kịp thời hơn năm trước. Các khoản thu, chi ngân sách đã được tính toán phân bổ theo mục lục ngân sách nhà nước tạo cơ sở thuận lợi hơn cho công tác điều hành ngân sách xã của chính quyền cơ sở và công tác kiểm soát thu, chi ngân sách xã của Kho bạc nhà nước.
Thứ ba, Điều hành và quản lý ngân sách các cấp dần đi vào chặt chẽ, nề nếp.
Công tác quản lý, điều hành ngân sách xã đƣợc chặt chẽ hơn và đang dần dần đi vào nề nếp. Việc quản lý ngân sách xã qua hệ thống kho bạc nhà nước đã góp phần làm cho ngân sách xã lành mạnh, được quản lý chặt chẽ và thống nhất.
Về công tác kế toán ngân sách xã: cùng với việc triển khai thực hiện luật ngân sách nhà nước, các văn bản về chế độ kế toán ngân sách xã để chỉ đạo các địa phương thực hiện bảo đảm sát đúng với tình hình thực tế. Hàng năm, phối hợp tốt với Công ty phần mềm MISA tập huấn định kỳ về nghiệp vụ, phần mềm kế toán; tổ chức giao ban hàng quý với Chủ tài khoản và kế toán ngân sách để đánh giá công tác thu, chi; những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế do nguyên nhân nào gây ra; bàn bạc giải pháp cụ thể cho thời gian tiếp theo. Tổ chức luân chuyển kế toán ngân sách 10/33 xã giữa các xã trong vùng để nhằm công khai, minh bạch và cải cách hành chính về công tác tài chính.
Thứ tư, Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách xã được quan tâm, chú trọng.
Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã đƣợc các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng, 100% số xã đã thành lập ban thanh tra nhân dân và tổ chức thanh tra định kỳ hàng tháng, hàng quý. Hoạt động hiệu quả, qua công tác kiểm tra, thanh tra đã phát hiện và xử lý, chấn chỉnh kịp thời các hành vi sai phạm, góp phần giải quyết thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân.
Hàng năm phòng Tài chính Kế hoạch tổ chức thẩm tra quyết toán trung bình 65 công trình XDCB; đã thông báo cắt giảm khối lƣợng không hợp lý, trung bình 1,2 tỷ đồng/năm. Cử các cán bộ chuyên quản vào thứ 7, Chủ nhật hàng tuần về cơ sở nắm bắt, hướng dẫn nghiệp vụ, nhất là về giải ngân nguồn vốn nông thôn mới.
Công tác kiểm toán được tăng cường nên đã phát hiện, chấn chỉnh được nhiều sai sót trong thu chi ngân sách cấp xã, thu về cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Thứ năm, Quản lý kịp thời công tác thu chi ngân sách qua KBNN.
Công tác quản lý thu ngân sách xã qua hệ thống kho bạc nhà nước Kỳ Anh đã dần đi vào nề nếp, các khoản thu ngân sách xã nộp vào kho bạc nhà nước đã được đôn đốc thu và hạch toán kịp thời, cũng như điều tiết chính xác cho từng cấp ngân sách. Trong điều kiện hình thức thanh toán bằng tiền mặt còn chiếm tỷ trọng lớn, hầu hết các khoản thu ngân sách tại xã là thu bằng tiền mặt, do đó công tác thu trực tiếp vào kho bạc nhà nước có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy Kho bạc nhà nước Kỳ Anh đã tập trung, kịp thời tận tình hướng dẫn nghiệp vụ cho kế toán ngân sách xã ghi nộp theo đúng mục lục ngân sách nhà nước, đồng thời hạch toán riêng cho từng xã giúp cho xã hàng tháng đối chiếu nắm bắt đƣợc số thu và tồn quỹ ngân sách xã nhanh chóng, chính xác.
Sự phối hợp giữa kho bạc nhà nước Kỳ Anh, Ban tài chính xã và cơ quan thuế, tài chính trong việc đôn đốc, tập trung quản lý các nguồn thu ngân sách xã đã tốt hơn, thường xuyên có sự kiểm tra, đối chiếu đảm bảo các nguồn thu của ngân sách xã đƣợc tập trung đầy đủ, kịp thời.
Qua công tác kiểm soát chi ngân sách xã của kho bạc nhà nước, nhiều khoản chi của ngân sách xã bị từ chối thanh toán do thanh toán vƣợt dự toán đƣợc duyệt, sai tiêu chuẩn định mức, chƣa có nguồn để thực hiện, không đúng mục lục ngân sách nhà nước, chứng từ không hợp lệ, thiếu hồ sơ chứng từ…
đã góp phần tăng cường nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại xã, đưa dần công tác quản lý chi ngân sách xã đi vào ổn định.
Thứ sáu, Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành tài chính chặt chẽ, nhanh chóng và kịp thời.
Các cơ quan quản lý nhà nước như: Tài chính, kho bạc nhà nước, ngành thuế và các xã đã phát huy các điều kiện và cử cán bộ chuyên môn, có trách nhiệm, nhiệt tình tham gia vào việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chỉ đạo quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã. Các khoản chi của
ngân sách xã đƣợc chính quyền xã giám sát một cách chặt chẽ thông qua nguyên tắc chuẩn chi ngân sách xã; chi ngân sách xã đƣợc điều hành, quản lý theo dự toán, đƣợc kiểm tra, kiểm soát theo các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nên đƣợc đảm bảo chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn.
Đạt đƣợc kết quả trên, huyện đã chỉ đạo thực hiện đúng theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước; tiếp tục đổi mới và có biện pháp tích cực quản lý chi ngân sách, bố trí ngân sách tập trung, không dàn trải, lãng phí, thất thoát và sử dụng ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả; thường xuyên giao cán bộ chuyên môn phụ trách về cơ sở kiểm tra, báo cáo theo định kỳ, công khai tài chính, ngân sách của các xã, điều hành quản lý ngân sách theo hướng chủ động sắp xếp các nội dung theo thứ tự trong dự toán, hạn chế bổ sung ngoài dự toán; đảm bảo nguồn dự phòng để chủ động ứng phó với thiên tai, lũ lụt và các nhiệm vụ cấp bách của địa phương.