Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách xã ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 73 - 81)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ Ở HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng và lập dự toán ngân sách xã

* Tuân thủ đầy đủ các trình tự xây dựng dự toán, các ngành phối hợp nắm bắt kịp thời, đầy đủ các nguồn thu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện thực tế tại các xã để làm căn cứ để đánh giá đúng đắn sự phấn đấu của địa phương trong thực hiện dự toán ngân sách.

* Với các xã trong năm có nhiều nguồn thu, biến động và phát sinh lớn, phải có sự quản lý kịp thời để không bỏ sót nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ.

* Có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền bằng chính sách chế độ hợp lý, sát thực và đáp ứng đƣợc đầy đủ nguyện vọng của nhân dân thì công tác lập dự toán càng đƣợc nâng cao về chất lƣợng.

* Tiến tới giảm dần và bỏ tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán giữa kỳ như hiện nay tại các xã nhằm giúp các xã định hướng có chiều sâu và dài hơn trong thực hiện điều hành quản lý ngân sách, nhằm đảm bảo tính ổn định, minh bạch về ngân sách, chủ động đƣợc các nguồn để điều hành dự toán sát, đúng.

3.2.2. Tăng cường hiệu quả quản lý thu, chi trong tổ chức thực hiện dự toán ngân sách xã

* Mở rộng phạm vi, đối tƣợng nộp thuế, đảm bảo nguyên tắc công bằng, điều chỉnh cơ cấu các sắc thuế và khẳng định vai trò của thuế gia trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện mới, xác lập thói quen về nghĩa vụ nộp thuế trong nhân dân, tránh thất thu thuế. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế; nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác chống gian lận trong thương mại, buôn lậu và trốn thuế.

* Đổi mới hệ thống luân chuyển hóa đơn, chứng từ, xây dựng và áp dụng thống nhất định mức, chế độ tài chính, cải tiến công tác kế toán về thuế, kiểm soát công tác thu đối với ngành thuế và Kho bạc nhà nước.

* Bố trí thuận lợi, hợp lý tỷ trọng các nguồn chi: chi thường xuyên, chi đầu tƣ phát triển, chi dự phòng... đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chi quản lý nhà nước, đồng thời có ưu tiên chi cho thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế tại địa phương.

* Tăng cường giám sát tài chính đối với các xã, thực hiện công tác công khai tài chính, kiểm soát từ khâu dự toán đến quá trình cấp phát, chi tiêu thông qua kiểm tra thường xuyên các chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán... Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng ngân sách.

* Phân bổ sớm vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản để chủ động triển khai thực hiện, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đúng quy chế quản lý xây dựng cơ bản.

* Thực hiện quy chế đấu thầu công khai, cần có sự tham gia giám sát thi công của người dân và cộng đồng, đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ.

* Cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước và đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cùng nhau tăng cường kiểm soát các khoản chi đảm bảo theo quy định, chế độ tài chính, kế toán. Quán triệt yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, sử dụng tài sản công và sử dụng ngân sách nhà nước.

* Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của địa phương, nhằm xác định rừ ràng hơn nhiệm vụ và quyền hạn giữa cỏc cấp ngõn sỏch, tạo tớnh chủ động cho ngân sách cấp dưới.

* Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý ngân sách nhà nước, thực hiện rà soát lại các chế độ chính sách đã lạc hậu để bổ sung, điều chỉnh bằng các chế độ chính sách mới phù hợp với thực tế.

Các giải pháp đưa ra nói trên nhằm tăng cường và đẩy mạnh công tác quản lý ngân sách trong thời gian tới để nhằm hiệu quả trong tổ chức thực hiện dự toán sát, đúng.

3.2.3. Tăng cường kiểm tra, quản lý, phát triển nguồn thu ngân sách Đề xuất các nguồn thu có tiềm năng, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu. Tiếp tục giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2015, tầm nhìn 2020.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế, chính sách giảm, gia hạn nộp đối với một số khoản thu ngân sách theo quy định. Thực hiện đa dạng hoá nội dung và các dịch vụ hỗ trợ về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế; kịp thời giải đáp các vướng mắc của các doanh nghiệp và người nộp thuế trong quá trình thực hiện.

Giám sát chặt chẽ việc kê khai nộp thuế hằng tháng, đôn đốc doanh nghiệp kê khai, nộp tờ khai và nộp thuế đúng thời hạn. Tổ chức kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Theo dừi, giỏm sỏt và nắm bắt kịp thời số doanh nghiệp thành lập mới, tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản để có các biện pháp xử lý về nghĩa vụ thuế theo đúng quy định.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế; chú trọng kiểm tra chống thất thu đối với hoạt động xây dựng cơ bản, kinh doanh vãng lai, kinh doanh bất động sản và khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn…

Đẩy mạnh kiểm tra trước và sau hoàn thuế để xử lý truy thu thuế, thu hồi hoàn thuế và xử lý vi phạm về thuế theo đúng chế độ quy định. Tập trung triển khai công tác chống các hành vi vi phạm về hóa đơn nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách nhà nước.

Tăng cường các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, phí, lệ phí đối với các trường hợp nợ lớn, chây ỳ nợ, chậm nộp nhằm đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản nợ vào ngân sách và hạn chế nợ mới phát sinh.

Phải đổi mới phân cấp quản lý ngân sách để cấp đó chủ động, sáng tạo trong quản lý thu, chi có hiệu quả cao nhất, tăng tính chủ động cho các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ khai thác nguồn thu, bố trí kế hoạch chi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã và huyện.

Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý tài chính thôn, xóm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng, để đảm bảo mọi khoản thu - chi ngân sách xã trên địa bàn thôn xóm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, đƣợc nhân dân tự nguyện đóng góp phải đƣợc phản ánh đầy đủ trên tài khoản thu - chi ngân sách xã tại kho bạc nhà nước đúng chế độ

tiêu chuẩn, định mức theo quy định, làm cho ngân sách xã lành mạnh đồng thời phù hợp với tình hình thực tiến của địa phương hiện nay, việc hoàn thiện quy chế quản lý tài chớnh thụn, xúm cần xỏc định rừ một số nội dung sau: đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Mọi khoản thu chi phải có chứng từ gốc, phiếu thu hoặc biên lai, phiếu chi. Nghiêm cấm việc thu chi bằng cách ký nhận, ghi sổ không có chứng từ gốc duyệt và phiếu thu, phiếu chi. Trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, duyệt quyết toán, thực hiện ghi thu - ghi chi và tổng hợp quyết toán các khoản thu, chi ngân sách xã uỷ quyền cho thôn quản lý vào ngân sách xã.

Các giải pháp này nhằm để tăng cường kiểm tra, quản lý, phát triển nguồn thu ngân sách chặt chẽ và hiệu quả hơn, tạo tính ổn định lâu dài và không để sót nguồn thu.

3.2.4. Tăng cường kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nước

Để giải ngân đúng dự toán cần phải thực hiện kiểm soát chi thông qua kho bạc nhà nước, do đó tăng cường kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nước sẽ có thêm cơ quan giám sát, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi (nhất là chi về xây dựng cơ bản), góp phần quan trọng trong việc công khai, minh bạch và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, chống các hiện tƣợng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

Do tình trạng lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêu ngân sách nhà nước còn phổ biến, phần lớn các xã luôn có xu hướng xây dựng dự toán chi cao hơn nhu cầu thực tế và trong quá trình chấp hành dự toán thì luôn tìm cách sử dụng hết phần kinh phí đƣợc cấp mà không chú trọng đến tiết kiệm và hiệu quả, từ đó dẫn đến các khoản chi sai chế độ, không đúng đối tƣợng, vƣợt tiêu chuẩn, định mức…thậm chí còn ngụy tạo chứng từ để hợp thức hóa các khoản

chi sai chế độ, do đó cần phải tăng cường kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nước để kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước để đảm bảo phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi sai chế độ của xã, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cấp xã khi quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

Kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nước là nhiệm vụ bắt buộc với ngân sách xã, các giải pháp này để nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác kiểm soát qua kho bạc nhà nước để tăng tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý ngân sách trong thời gian tiếp theo.

Để tránh tình trạng xin cho, gây lãng phí trong quá trình sử dụng ngân sách, việc khoán chi ngân sách đến từng đơn vị của xã, từng chức danh nhiệm vụ của cá nhân sẽ tránh đƣợc tham ô, tham nhũng lãng phí và tạo đƣợc động lực trong việc tiết kiệm chi và chi có hiệu quả.

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý, huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Quản lý chặt chẽ chất lƣợng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tƣ các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản. Tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của chủ đầu tƣ, đơn vị thi công và sự tham gia của cả cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư.

Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính.

Nâng cao chất lƣợng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán với vốn đầu tư theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng.

Rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang đƣợc đầu tƣ từ vốn ngân sách nhà nước, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tƣ chƣa đƣợc bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.

Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tƣ, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các chương trình, nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, xã theo các nguồn vốn phân cấp.

Thời gian tới cần chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát cộng đồng trong hoạt động quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn.

Xây dựng cơ bản là một mảng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, và cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý tài chính ngân sách; là một mảng có nhiều vấn đề phát sinh phức tạp, dễ gây tham nhũng, dễ có các công trình không đảm bảo về chất lƣợng và thời gian thi công cũng nhƣ sử dụng, do đó các giải pháp nêu trên sẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các khả năng có thể xảy ra trong quá trình quản lý về ngân sách của cấp xã cũng nhƣ sử dụng đúng mục đích về các nguồn vốn (nhất là các nguồn vốn về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay).

3.2.6. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách, giao nhiệm vụ thực hiện quản lý ngân sách cho các tổ chức tín dụng.

Chú trọng đầu tư các trang thiết bị và các phương tiện hỗ trợ làm việc (nhƣ: máy tính, phần mềm, internet...), sử dụng công nghệ thông tin một cách tối ƣu trong quản lý, điều hành ngân sách.

Có quy định chặt chẽ, cụ thể về việc quản lý, tuyển chọn, sử dụng và thay thế đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách xã hợp lý giữa các cấp chính quyền và ngành chuyên môn vì theo phân cấp ngân sách thì ngân sách xã là cấp ngân sách cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ, tránh tình trạng đội ngũ này thay đổi cùng với kỳ bầu cử nhiệm kỳ của xã, làm cho công tác quản lý ngân sách xã không đi vào nề nếp, hoạt động kém hiệu quả.

Tuyển dụng, bố trí những người có năng lực trình độ chuyên môn, đạo đức; được thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật thông tin các văn bản quy phạm pháp luật. Hướng dẫn kịp thời để tránh sai sót trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Hiện nay nguồn thu ngân sách xã ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô, đa dạng và phong phú. Các giải pháp nêu trên sẽ đáp ứng đƣợc các yêu cầu, nhiệm vụ chi trong tình hình mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cần đƣợc đào tạo và đào tạo lại một cách có hệ thống, ngoài các kiến thức cơ bản về tài chính, ngân sách, quản lý tài sản cần đƣợc phổ cập kiến thức về kinh tế nông thôn, đầu tƣ xây dựng cơ bản, các chính sách chế độ, kiến thức về pháp luật... Trong xu thế hiện nay đội ngũ quản lý ngân sách cấp xã nên đƣợc đào tạo các khóa về quản lý kinh tế tránh tình trạng đội ngũ cán bộ xã hiện nay chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm.

Việc quản lý ngân sách cấp xã ngày càng nặng nề, nhất là xu hướng phân cấp ngày càng nhiều cho cơ sở. Điều này sẽ tạo gánh nặng cho cơ sở khi khi mà lƣợng cán bộ thực hiện nhiệm vụ này còn yếu và thiếu. Vì vậy việc thành lập các hợp tác xã, tổ chức tín dụng sẽ giải quyết đƣợc một số nội dung:

Thứ nhất: Sẽ huy động đƣợc nguồn vốn, nguồn tài chính để thực hiện một số nhiệm vụ chi ở cơ sở mà không cần phải qua ngân sách xã ví dụ nhƣ hợp tác xã môi trường, hợp tác xã tín dụng... Hiện nay một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh, Ủy ban nhân dân các xã đang tự đứng ra thu phí vệ sinh môi

trường sau đó chi trả lại cho các đối tượng làm vệ sinh môi trường. Nếu như thành lập hợp tác xã thì hợp tác xã sẽ tự hạch toán thu chi giảm bớt gánh nặng trong quản lý ngân sách cho Ủy ban nhân dân xã.

Thứ hai các tổ chức tín dụng, hợp tác xã hoạt động độc lập sẽ tạo nguồn thu cho xã nhƣ các khoản thuế, phí ... Ủy ban nhân dân xã chỉ đứng ra quản lý về mặt nhà nước mà không đi sâu vào quản lý trực tiếp sẽ tạo ra sự minh bạch, giảm nhẹ việc quản lý ngân sách cho cấp xã.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách xã ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)