Các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản (Trang 55 - 65)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU HỌC SINH TẠI NHẬT BẢN

3.1. Các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước

Riêng trong năm 2013, du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản tăng đột biến lên 6.000 học sinh (tăng 2.000 người so với năm trước). Số học viên tham gia các cơ sở dạy tiếng Nhật năm 2013 là 8.400 (trên tổng số 38.000 học viên nước ngoài), năm 2012 chỉ có 5.000 học viên.

Trào lưu sang Nhật Bản học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam ngày càng phát triển với các lý do:

 Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới và có trình độ khoa học công nghệ đứng đầu trên thế giới. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản rất tốt đẹp, có rất nhiều các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tƣ tại Việt Nam.

 Nhật Bản là một quốc gia Châu Á, có nền văn hoá lâu đời, có nhiều nét văn hoá tương đồng với Việt Nam. Hệ thống giáo dục Nhật Bản hoàn chỉnh, bằng cấp quốc tế có giá trị trên toàn cầu. Có rất nhiều nguồn học bổng từ các tổ chức, hiệp hội, công ty Nhật Bản dành cho các du học sinh tƣ phí. Tiếng Nhật đang trở thành thứ tiếng phổ biến trên thế giới, mang lại thu nhập cao cho người học Tiếng Nhật.

Nhật Bản có một môi trường học tập lý tưởng, nơi du học sinh có thể học đƣợc những kiến thức, những kỹ thuật bậc cao nhất thế giới, những yếu tố đã mang lại sự phát triển thần kỳ cho Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tại các cơ sở giáo dịc như các trường đại học của Nhật Bản, du học sinh có thể nghiên cứu, học hỏi kiến thức mọi lĩnh vực, kể từ công nghiệp điện tử đến văn học Nhật Bản, từ y học đến kinh doanh quốc tế. Tỷ lệ học sinh sau khi học hết phổ thông trung học, chuyển lên đại học của Nhật Bản rất cao. Điều

50

này cho thấy, Nhật Bản là một nước có môi trường giáo dục cao. Bên cạnh đó, du học sinh có thể nghiên cứu trong một môi trường được trang bị thật hoàn hảo. Phần lớn các trường Đại học, các trường cao đẳng của Nhật Bản đều có trang bị đầy đủ máy móc, máy tính, thƣ viện để phục vụ học tập và nghiên cứu.

 Nền văn hóa, xã hội hiện nay của Nhật Bản là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và kỹ thuật tiên tiến hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, giữa tự nhiên và nhân tạo.

Những văn hóa truyền thống của Nhật Bản mà tiêu biểu là nền văn hóa đƣợc hình thành trong khoảng 300 năm từ thời Ajichi Momoyama vào khoảng nửa sau của thế kỷ 16 đến thời Edo đã tiếp thu một cách hài hòa những văn minh phương Tây được du nhập vào sau. Những năm sau Thế chiến thứ hai, xã hội cùng với nền khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã không ngừng phát triển, tuy nhiên Nhật Bản vẫn bảo tồn đƣợc nền văn hóa truyền thống của mình. Chính vì vậy, Nhật Bản là đất nước ẩn chứa nhiều yếu tố không ngừng lôi cuốn người nước ngoài tìm hiểu khám phá nó.

Ngoài ra, Nhật Bản còn là một nước vô cùng tươi đẹp với tự nhiên đa dạng, phong phú thay đổi theo địa hình khu vực, thay đổi theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông… Những vần thơ Haiku luôn ẩn chứa những vẻ đẹp tinh túy của bốn mùa chính là một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Những ngày lễ hội, những loại hình nghệ thuật truyền thống hết sức đa dạng cũng chính là những sản phẩm của tự nhiên và địa hình phong phú.

 Tại Nhật Bản, điều kiện về môi trường, hệ thống chăm sóc sức khoẻ rất tốt và có chất lƣợng cuộc sống bậc nhất thế giới.

 Nhật Bản là quốc gia đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng (nhất là sau thảm họa động đất – sóng thần tháng 3/2011 và cho công cuộc tái thiết đất nước hiện nay), vì thế, du học sinh sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội làm việc

51

tại Nhật Bản. Pháp luật Nhật Bản lại cho phép du học sinh đi làm thêm để trang trải học phí và sinh hoạt tại Nhật bản. Môi trường học tập tại Nhật Bản sẽ giúp du học sinh tự lập, phát triển tốt nhất các khả năng của mình.

Vì vậy, để phát triển nguồn lực tri thức, bảo vệ nhân tài cho đất nước, Bộ Giáo dục – Đào tạo cùng các cơ quan hữu quan cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý lưu học sinh tại Nhật Bản. Song song với việc khuyến khích học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, mở mang kiến thức, lĩnh hội khoa học tiên tiến; ngoài việc động viên du học sinh nỗ lực rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức chính trị, cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối và chính sỏch của Đảng và Nhà nước sõu rộng tới du học sinh, giỳp du học sinh hiểu rừ quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của mình khi sinh hoạt và học tập ở Nhật Bản, tránh được các âm mưu phản động của thế lực thù địch; bảo vệ du học sinh trước sự lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như buôn người, buôn ma túy xuyên quốc tế…

3.1.1. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong công tác quản lý lưu học sinh:

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ.

Bộ Công an là cơ quan cung cấp đầy đủ thông tin về nhân thân du học sinh: hộ tịch - hộ khẩu, tạm trú – tạm vắng, cấp – đổi hộ chiếu, kiểm soát việc xuất – nhập cảnh. Quản lý du học sinh ngay từ địa phương phường/ xã là biện pháp triệt để và hữu hiệu. (Biện pháp này còn áp dụng quản lý đối tƣợng du học sinh đi các nước trong khối ASEAN do thị thực được miễn trong vòng 30 ngày, học sinh sang đến nước sở tại mới phải làm Visa). Cán bộ nhân khẩu của phường/ xã là người nắm chắc số lượng và hiện trạng du học sinh thông qua gia đình du học sinh; từ đó định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng cập nhật lại tình hình, số liệu. Trong tương lai gần, Bộ Công an tiến tới quản lý công dân Việt Nam thông qua một mã số cố định để tránh sự trùng lặp của Chứng minh thƣ,

52

hộ chiếu,… Ngoài ra, Cục quản lý xuất – nhập cảnh Bộ Công An trực ở cửa khẩu là vị trí thuận lợi thống kê chính xác đối tƣợng du học sinh.

Bộ Ngoại giao, với Đại sứ quán là cơ quan lãnh sự thường trú ở nước sở tại, trực tiếp quản lý và bảo vệ du học sinh. Từ việc hướng dẫn du học sinh tuân thủ nội quy, quy định thủ tục khai báo tạm trú, phòng lãnh sự Đại sứ quán có thể nắm bắt tình hình du học sinh và dễ dàng trợ giúp lưu học sinh trong trường hợp gặp rủi ro, sự cố, tăng cường gắn kết cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài, phát huy vai trò của các Hiệp hội, các tổ chức học sinh – sinh viên.

Cục hợp tác với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp trong công tác giữ liên lạc gia đình du học sinh, kết hợp cơ quan công tác nơi cử du học sinh đi học bằng ngân sách nhà nước, với nơi học tập của du học sinh ở nước sở tại để kịp thời động viên, định hướng cho du học sinh sau khi tốt nghiệp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để có kế hoạch chiến lƣợc phân bổ nguồn lực chất xám cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Phú thủ tướng Nguyện Thiện Nhõn đó gợi ý 4 giải phỏp để theo dừi được số lượng đồng thời để quản lý tốt đối với du học sinh đang học tập ở nước ngoài:

- Trước hết, thông qua hệ thống cấp hộ chiếu để xác định số lượng du học sinh đi học,

- Thứ hai, thông qua Đại sứ quán ở nước ngoài,

- Thứ ba, thông qua các tổ chức môi giới đi học nước ngoài, - Thứ tư, thông qua công an tại địa phương.

Qua những nguồn thông tin này, chúng ta có thể nắm đƣợc 90% thông tin về số lượng và tình hình du học sinh đang học tập ở nước ngoài.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần xây dựng nòng cốt là những sinh viên du học theo diện nhà nước cấp kinh phí và lấy Hội sinh viên cũng như Sứ quán Việt Nam tại nước ngoài làm cầu nối để quản lý tốt hơn đối

53

với các du học sinh, tăng trách nhiệm cho các trường về hợp tác đào tạo quốc tế cũng như quản lý được những người nước ngoài đến Việt Nam học tập và giảng dạy.

Ngày 19/5/2014, trong buổi tiếp các đại biểu Hiệp hội hữu nghị Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Chính phủ Nhật Bản, thông qua các hiệu trưởng gửi lời cảm ơn tới các giảng viên Nhật Bản đã giúp sức để Việt Nam có số du học sinh đến Nhật tăng cao. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng khẳng định: Báo chí và dư luận Việt Nam đặc biệt phê phán những hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của một vài du học sinh cá biệt. Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa, Bộ trưởng đề nghị bộ phận liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra những biện pháp tuyên truyền giáo dục mạnh hơn nữa với du học sinh trước khi sang Nhật như giáo dục tuyên truyền cảnh báo hậu quả trong trường hợp du học sinh gây ra những hành vi vi phạm pháp luật. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho biết phía Việt Nam sẽ có các biện pháp bổ sung nhƣ tuyển chọn du học sinh không chỉ giỏi văn hóa mà có đạo đức lối sống tốt, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản quản lý tốt du học sinh.

3.1.2. Thu hút và sử dụng hợp lý nguồn lực tri thức:

Kết thúc khóa học, không chỉ du học sinh học bổng băn khoăn khi trở về Việt Nam làm việc trong cơ quan cũ, mà ngay cả du học sinh tự túc cũng lúng túng cho định hướng nghề nghiệp, xin việc. Nhà nước cần tạo môi trường làm việc tốt và chi trả lương xứng đáng để thu hút nhân tài.

Hàng nghìn du học sinh đã đƣợc cử đi học (theo Đề án 322 của chính phủ) nhƣng đến thời điểm này, vẫn chƣa có một con số thống kê chính thức nào về con số bao nhiêu du học sinh đã về nước, bao nhiêu còn ở lại nước ngoài, sau khi về nước bao nhiêu du học sinh được nhận công tác và chất lƣợng làm việc nhƣ thế nào.Có một thực tế: Mặc dù các du học sinh đi học

54

bằng ngân sách nhà nước phải ký hợp đồng, cam kết với cơ quan sẽ quay trở lại làm việc sau khi tốt nghiệp, tuy nhiên, theo dự thảo quản lý du học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các du học sinh này được quyền ở lại nước bạn học tập, nghiên cứu thêm 3 năm rồi mới bắt buộc phải về nước. Chính vì thế, nhiều du học sinh sau 3 năm ở lại thêm, khi quay về nước, vì chế độ lương bổng còn nhiều hạn chế nên đã xin chuyển công tác.Chính phủ cần có những điều chỉnh hợp lý, vì với mức lương 4-5 triệu đồng/tháng như hiện nay thì các cơ quan sẽ rất khó “giữ chân” đƣợc các du học sinh trong khi doanh nghiệp nước ngoài “mời chào” mức lương cao gấp nhiều lần. Có không ít du học sinh theo học bổng Chính phủ đã sẵn sàng bồi thường kinh phí đào tạo cho nhà nước để chuyển việc. Du học sinh luôn sẵn sàng cống hiến sức lực và trí tuệ sau khi đã được Nhà nước đào tạo, nhưng cũng cần có những đãi ngộ thỏa đáng hơn.

Sắp xếp và bố trí công việc cho du học sinh không phù hợp chuyên môn, hay không tạo môi trường làm việc hợp lý để du học sinh phát huy công việc nghiên cứu khoa học cũng không làm cho du học sinh cống hiến hết khả năng.

Nhiều du học sinh sau khi về nước một thời gian lại tìm cách xin chỉ tiêu tiếp tục ra nước ngoài, gây lãng phí và thất thoát một nguồn chất xám của đất nước. Các cơ quan quản lý nguồn lực cần có một chính sách đồng bộ để thu hútngười giỏi về nước làm việc, đồng thời khuyến khích những người đang làm việc trong nước học tập phấn đấu để làm cho tốt.

Tuy nhiên, du học sinh sau khi tốt nghiệp cũng không nhất thiết cứ phải làm việc tại Việt Nam mới là người có tâm huyết và nhiệt tình cống hiến cho đất nước. Có những lĩnh vực mà không ở Việt Nam có khi lại cống hiến nhiều hơn, đặc biệt những lĩnh vực chúng ta không có đủ điều kiện cho các nhà khoa học làm việc. Với thời đại internet và công nghệ thông tin ngày nay, khả

55

năng các nhà khoa học Việt Nam ở tại nước ngoài làm việc trực tuyến với Việt Nam là vô tận.

3.1.3. Phát huy hữu hiệu các công cụ quản lý hiện đại

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, nên có website do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý để giới thiệu và thông tin đầy đủ cho các học sinh đang có nhu cầu đi học và dành cho du học sinh. Các sứ quán, các Hội sinh viên Việt Nam tại nước ngoài cũng cần xây dựng website riêng về tình hình du học sinh đang học tập ở nước ngoài. Thông qua các website này, có thể nắm bắt chính xác hơn về số lƣợng cũng nhƣ quá trình học tập của du học sinh.

Để phục vụ tốt công tác quản lý du học sinh, các cơ quan quản lý cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giỏi ngoại ngữ, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin. Rào cản ngôn ngữ làm hạn chế khả năng liên lạc giữa các cán bộ quản lý du học sinh và các đơn vị liên quan ở nước ngoài: trường học của du học sinh, Sở di trú… Cục hợp tác với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phát huy ứng dụng các phần mềm tin học nhƣ: phần mềm quản lý du học sinh trực tuyến qua mạng điện tử; đồng thời chủ động nhắc nhở du học sinh định kỳ báo cáo tình hình lưu trú, học tập bằng các phương thức liên lạc qua thƣ điện tử (email), điện tín (fax), điện thoại, hay các mạng xã hội nhƣ Facebook, Twitter… Sứ quán, Hội sinh viên Việt Nam tại nước ngoài cũng cần xây dựng website riêng về tình hình du học sinh đang học tập ở nước ngoài. Thông qua các website này, có thể nắm bắt chính xác hơn về số lƣợng cũng nhƣ quá trình học tập của du học sinh. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cần thiết lập số gọi khẩn cấp trực 24/24 giờ trong trường hợp du học sinh cần sự trợ giúp.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý là biện pháp vừa thuận tiện, hữu hiệu, chi phí thấp.

56

3.1.4. Quản lý du học sinh thông qua các công ty tư vấn du học:

Công ty tƣ vấn du học cung cấp dịch vụ tƣ vấn du học.

Dịch vụ tƣ vấn du học là các hoạt động: Giới thiệu, tƣ vấn thông tin về trường học, khóa học tại nước ngoài; tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học nước ngoài; tổ chức tuyển sinh du học; tổ chức bồi dƣỡng kiến thức ngoại ngữ, văn hóa và kỹ năng cần thiết khác cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; tổ chức đưa người ra nước ngoài học tập, đưa phụ huynh hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài trước khi quyết định đi du học; tổ chức đưa người học đến cơ sở giáo dục nước ngoài khi người học được cơ sở giáo dục nước ngoài đồng ý tiếp nhận; theo dừi và hỗ trợ du học sinh trong thời gian học tập tại nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến việc gửi công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập.

Trong tổng số hơn 100.000 lưu học sinh Việt Nam hiện nay trên 47 nước, ước tính có khoảng 90 phần trăm du học sinh tự túc, chủ yếu nộp hồ sơ du học thông qua công ty tƣ vấn. Các công ty tƣ vấn du học đóng góp đáng kể trong việc giúp đỡ du học sinh: liên lạc trường đối tác và giới thiệu chương trình học phù hợp nguyện vọng du học sinh, hướng dẫn các thủ tục tài chính, đào tạo ngoại ngữ… Tuy nhiên, Sở Kế hoạch – Đầu tƣ và Bộ Giáo dục – Đào tạo vẫn chƣa kiểm soát đƣợc chất lƣợng của các Công ty tƣ vấn du học này.

Tình trạng “đem con bỏ chợ” của công ty du học khiến du học sinh “tiến thoái lưỡng nan”. Nhiều du học sinh được các công ty này tư vấn chọn trường, chọn ngành không phù hợp khả năng học tập và điều kiện tài chính gia đình, dẫn đến tâm lý chán nản, dễ bỏ học trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp, hoặc bị lôi kéo vào những hoạt động của tổ chức phản động.

Nhà nước cần tổ chức các nội dung tập huấn cho các Công ty tư vấn du học này, tạo ra một chính sách liên kết giữa Bộ Giáo dục – Đào tạo với các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)