Phát huy hữu hiệu các công cụ quản lý hiện đại

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản (Trang 61 - 62)

Phó thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, nên có website do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý để giới thiệu và thông tin đầy đủ cho các học sinh đang có nhu cầu đi học và dành cho du học sinh. Các sứ quán, các Hội sinh viên Việt Nam tại nƣớc ngoài cũng cần xây dựng website riêng về tình hình du học sinh đang học tập ở nƣớc ngoài. Thông qua các website này, có thể nắm bắt chính xác hơn về số lƣợng cũng nhƣ quá trình học tập của du học sinh.

Để phục vụ tốt công tác quản lý du học sinh, các cơ quan quản lý cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giỏi ngoại ngữ, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin. Rào cản ngôn ngữ làm hạn chế khả năng liên lạc giữa các cán bộ quản lý du học sinh và các đơn vị liên quan ở nƣớc ngoài: trƣờng học của du học sinh, Sở di trú… Cục hợp tác với nƣớc ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phát huy ứng dụng các phần mềm tin học nhƣ: phần mềm quản lý du học sinh trực tuyến qua mạng điện tử; đồng thời chủ động nhắc nhở du học sinh định kỳ báo cáo tình hình lƣu trú, học tập bằng các phƣơng thức liên lạc qua thƣ điện tử (email), điện tín (fax), điện thoại, hay các mạng xã hội nhƣ Facebook, Twitter… Sứ quán, Hội sinh viên Việt Nam tại nƣớc ngoài cũng cần xây dựng website riêng về tình hình du học sinh đang học tập ở nƣớc ngoài. Thông qua các website này, có thể nắm bắt chính xác hơn về số lƣợng cũng nhƣ quá trình học tập của du học sinh. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cần thiết lập số gọi khẩn cấp trực 24/24 giờ trong trƣờng hợp du học sinh cần sự trợ giúp.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý là biện pháp vừa thuận tiện, hữu hiệu, chi phí thấp.

56

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)