Các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản (Trang 55 - 57)

Riêng trong năm 2013, du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản tăng đột biến lên 6.000 học sinh (tăng 2.000 ngƣời so với năm trƣớc). Số học viên tham gia các cơ sở dạy tiếng Nhật năm 2013 là 8.400 (trên tổng số 38.000 học viên nƣớc ngoài), năm 2012 chỉ có 5.000 học viên.

Trào lƣu sang Nhật Bản học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam ngày càng phát triển với các lý do:

Nhật Bản là đất nƣớc có nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới và có trình độ khoa học công nghệ đứng đầu trên thế giới. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản rất tốt đẹp, có rất nhiều các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tƣ tại Việt Nam.

Nhật Bản là một quốc gia Châu Á, có nền văn hoá lâu đời, có nhiều nét văn hoá tƣơng đồng với Việt Nam. Hệ thống giáo dục Nhật Bản hoàn chỉnh, bằng cấp quốc tế có giá trị trên toàn cầu. Có rất nhiều nguồn học bổng từ các tổ chức, hiệp hội, công ty Nhật Bản dành cho các du học sinh tƣ phí. Tiếng Nhật đang trở thành thứ tiếng phổ biến trên thế giới, mang lại thu nhập cao cho ngƣời học Tiếng Nhật.

Nhật Bản có một môi trƣờng học tập lý tƣởng, nơi du học sinh có thể học đƣợc những kiến thức, những kỹ thuật bậc cao nhất thế giới, những yếu tố đã mang lại sự phát triển thần kỳ cho Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại các cơ sở giáo dịc nhƣ các trƣờng đại học của Nhật Bản, du học sinh có thể nghiên cứu, học hỏi kiến thức mọi lĩnh vực, kể từ công nghiệp điện tử đến văn học Nhật Bản, từ y học đến kinh doanh quốc tế. Tỷ lệ học sinh sau khi học hết phổ thông trung học, chuyển lên đại học của Nhật Bản rất cao. Điều

50

này cho thấy, Nhật Bản là một nƣớc có môi trƣờng giáo dục cao. Bên cạnh đó, du học sinh có thể nghiên cứu trong một môi trƣờng đƣợc trang bị thật hoàn hảo. Phần lớn các trƣờng Đại học, các trƣờng cao đẳng của Nhật Bản đều có trang bị đầy đủ máy móc, máy tính, thƣ viện để phục vụ học tập và nghiên cứu.

 Nền văn hóa, xã hội hiện nay của Nhật Bản là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và kỹ thuật tiên tiến hiện đại, giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây, giữa tự nhiên và nhân tạo.

Những văn hóa truyền thống của Nhật Bản mà tiêu biểu là nền văn hóa đƣợc hình thành trong khoảng 300 năm từ thời Ajichi Momoyama vào khoảng nửa sau của thế kỷ 16 đến thời Edo đã tiếp thu một cách hài hòa những văn minh phƣơng Tây đƣợc du nhập vào sau. Những năm sau Thế chiến thứ hai, xã hội cùng với nền khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã không ngừng phát triển, tuy nhiên Nhật Bản vẫn bảo tồn đƣợc nền văn hóa truyền thống của mình. Chính vì vậy, Nhật Bản là đất nƣớc ẩn chứa nhiều yếu tố không ngừng lôi cuốn ngƣời nƣớc ngoài tìm hiểu khám phá nó.

Ngoài ra, Nhật Bản còn là một nƣớc vô cùng tƣơi đẹp với tự nhiên đa dạng, phong phú thay đổi theo địa hình khu vực, thay đổi theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông… Những vần thơ Haiku luôn ẩn chứa những vẻ đẹp tinh túy của bốn mùa chính là một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Những ngày lễ hội, những loại hình nghệ thuật truyền thống hết sức đa dạng cũng chính là những sản phẩm của tự nhiên và địa hình phong phú.

Tại Nhật Bản, điều kiện về môi trƣờng, hệ thống chăm sóc sức khoẻ rất tốt và có chất lƣợng cuộc sống bậc nhất thế giới.

Nhật Bản là quốc gia đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng (nhất là sau thảm họa động đất – sóng thần tháng 3/2011 và cho công cuộc tái thiết đất nƣớc hiện nay), vì thế, du học sinh sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội làm việc

51

tại Nhật Bản. Pháp luật Nhật Bản lại cho phép du học sinh đi làm thêm để trang trải học phí và sinh hoạt tại Nhật bản. Môi trƣờng học tập tại Nhật Bản sẽ giúp du học sinh tự lập, phát triển tốt nhất các khả năng của mình.

Vì vậy, để phát triển nguồn lực tri thức, bảo vệ nhân tài cho đất nƣớc, Bộ Giáo dục – Đào tạo cùng các cơ quan hữu quan cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý lƣu học sinh tại Nhật Bản. Song song với việc khuyến khích học sinh, sinh viên ra nƣớc ngoài học tập, mở mang kiến thức, lĩnh hội khoa học tiên tiến; ngoài việc động viên du học sinh nỗ lực rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức chính trị, cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền đƣờng lối và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc sâu rộng tới du học sinh, giúp du học sinh hiểu rõ quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của mình khi sinh hoạt và học tập ở Nhật Bản, tránh đƣợc các âm mƣu phản động của thế lực thù địch; bảo vệ du học sinh trƣớc sự lôi kéo vào các tệ nạn xã hội nhƣ buôn ngƣời, buôn ma túy xuyên quốc tế…

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)