Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong công tác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản (Trang 57 - 59)

lý lưu học sinh:

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ. Bộ Công an là cơ quan cung cấp đầy đủ thông tin về nhân thân du học sinh: hộ tịch - hộ khẩu, tạm trú – tạm vắng, cấp – đổi hộ chiếu, kiểm soát việc xuất – nhập cảnh. Quản lý du học sinh ngay từ địa phƣơng phƣờng/ xã là biện pháp triệt để và hữu hiệu. (Biện pháp này còn áp dụng quản lý đối tƣợng du học sinh đi các nƣớc trong khối ASEAN do thị thực đƣợc miễn trong vòng 30 ngày, học sinh sang đến nƣớc sở tại mới phải làm Visa). Cán bộ nhân khẩu của phƣờng/ xã là ngƣời nắm chắc số lƣợng và hiện trạng du học sinh thông qua gia đình du học sinh; từ đó định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng cập nhật lại tình hình, số liệu. Trong tƣơng lai gần, Bộ Công an tiến tới quản lý công dân Việt Nam thông qua một mã số cố định để tránh sự trùng lặp của Chứng minh thƣ,

52

hộ chiếu,… Ngoài ra, Cục quản lý xuất – nhập cảnh Bộ Công An trực ở cửa khẩu là vị trí thuận lợi thống kê chính xác đối tƣợng du học sinh.

Bộ Ngoại giao, với Đại sứ quán là cơ quan lãnh sự thƣờng trú ở nƣớc sở tại, trực tiếp quản lý và bảo vệ du học sinh. Từ việc hƣớng dẫn du học sinh tuân thủ nội quy, quy định thủ tục khai báo tạm trú, phòng lãnh sự Đại sứ quán có thể nắm bắt tình hình du học sinh và dễ dàng trợ giúp lƣu học sinh trong trƣờng hợp gặp rủi ro, sự cố, tăng cƣờng gắn kết cộng đồng ngƣời Việt nam ở nƣớc ngoài, phát huy vai trò của các Hiệp hội, các tổ chức học sinh – sinh viên.

Cục hợp tác với nƣớc ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp trong công tác giữ liên lạc gia đình du học sinh, kết hợp cơ quan công tác nơi cử du học sinh đi học bằng ngân sách nhà nƣớc, với nơi học tập của du học sinh ở nƣớc sở tại để kịp thời động viên, định hƣớng cho du học sinh sau khi tốt nghiệp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để có kế hoạch chiến lƣợc phân bổ nguồn lực chất xám cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc.

Phó thủ tƣớng Nguyện Thiện Nhân đã gợi ý 4 giải pháp để theo dõi đƣợc số lƣợng đồng thời để quản lý tốt đối với du học sinh đang học tập ở nƣớc ngoài: - Trƣớc hết, thông qua hệ thống cấp hộ chiếu để xác định số lƣợng du học

sinh đi học,

- Thứ hai, thông qua Đại sứ quán ở nƣớc ngoài,

- Thứ ba, thông qua các tổ chức môi giới đi học nƣớc ngoài, - Thứ tƣ, thông qua công an tại địa phƣơng.

Qua những nguồn thông tin này, chúng ta có thể nắm đƣợc 90% thông tin về số lƣợng và tình hình du học sinh đang học tập ở nƣớc ngoài.

Phó thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần xây dựng nòng cốt là những sinh viên du học theo diện nhà nƣớc cấp kinh phí và lấy Hội sinh viên cũng nhƣ Sứ quán Việt Nam tại nƣớc ngoài làm cầu nối để quản lý tốt hơn đối

53

với các du học sinh, tăng trách nhiệm cho các trƣờng về hợp tác đào tạo quốc tế cũng nhƣ quản lý đƣợc những ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam học tập và giảng dạy.

Ngày 19/5/2014, trong buổi tiếp các đại biểu Hiệp hội hữu nghị Nhật Bản, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Chính phủ Nhật Bản, thông qua các hiệu trƣởng gửi lời cảm ơn tới các giảng viên Nhật Bản đã giúp sức để Việt Nam có số du học sinh đến Nhật tăng cao. Bộ trƣởng Phạm Vũ Luận cũng khẳng định: Báo chí và dƣ luận Việt Nam đặc biệt phê phán những hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của một vài du học sinh cá biệt. Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa, Bộ trƣởng đề nghị bộ phận liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra những biện pháp tuyên truyền giáo dục mạnh hơn nữa với du học sinh trƣớc khi sang Nhật nhƣ giáo dục tuyên truyền cảnh báo hậu quả trong trƣờng hợp du học sinh gây ra những hành vi vi phạm pháp luật. Bộ trƣởng Phạm Vũ Luận cũng cho biết phía Việt Nam sẽ có các biện pháp bổ sung nhƣ tuyển chọn du học sinh không chỉ giỏi văn hóa mà có đạo đức lối sống tốt, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản quản lý tốt du học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản (Trang 57 - 59)