CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN
2.2. Những hoạt động quản lý du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản mà chính phủ Việt Nam thực hiện trong thời gian qua
2.2.1. Các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam thực hiện công tác quản lý du học sinh tại Nhật Bản
2.2.1.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác du học sinh Việt Nam ở nước ngoài với những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tổ chức, chỉ đạo thống nhất công tác du học sinh ở nước ngoài; phối hợp với các bộ , ngành liên quan xây dựng ban hành các chế độ, chính sách;
24
xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác du học sinh;
- Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý du học sinh Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài; cử cán bộ phụ trách công tác du học sinh ở nước ngoài; Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác du học sinh thuộc Cơ quan đại diện Việt Nam;
- Giải quyết những vấn đề về chế độ chính sách và những việc liên quan đến công tác du học sinh khi đang học tập ở nước ngoài và sau khi về nước.
2.2.1.2. Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cục Đào tạo với nước ngoài (Vietnam International Education Development - VIED), Bộ Giáo dục và Đào tạo đƣợc thành lập theo Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiệm vụ của Cục Đào tạo với nước ngoài là:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy chế, kế hoạch, chương trình, đề án về việc tuyển chọn, cử và quản lý người Việt Nam học tập và làm việc trong các cơ sở giáo dục ở nước ngoài, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tuyển chọn, tiếp nhận, quản lý và báo cáo về người nước ngoài đến học tập và làm việc tại các cơ sở giáo dục Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, giúp Bộ trưởng quản lý du học sinh học tập ở nước ngoài; quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam ở nước ngoài; hướng dẫn các cơ sở giáo dục của Việt Nam trong việc quản lý người nước ngoài học tập và làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; phối hợp với cỏc cơ quan hữu quan thống kờ, theo dừi tỡnh hỡnh người
25
Việt Nam học tập, làm việc tại các cơ sở giáo dục ở nước ngoài, người nước ngoài học tập và làm việc ở các cơ sở giáo dục của Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Bộ trưởng phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện thành lập, đình chỉ, giải thể và quy chế tổ chức, hoạt động đối với các tổ chức có hoạt động dịch vụ và tư vấn cho người Việt Nam đi học tại nước ngoài; theo sự phân công của Bộ trưởng, chủ trì giúp Bộ trưởng phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các các tổ chức nói trên theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng tuyển chọn, trình lãnh đạo Bộ ký quyết định cử công dân Việt Nam đi học tập đối với các trường hợp đi học đại học, thạc sỹ và tiến sỹ có sử dụng ngân sách nhà nước và diện hiệp định; thừa lệnh Bộ trưởng ký quyết định cử công dân Việt Nam đi học tập đối với các trường hợp đi học không lấy bằng đại học, thạc sỹ và tiến sỹ có sử dụng ngân sách của nhà nước và diện hiệp định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về điều kiện, thủ tục tuyển chọn và tiếp nhận người nước ngoài đến học tập và làm việc tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam;. hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo đã ban hành.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng giải quyết thủ tục về nước và thủ tục thu nhận về cơ quan cũ cho công dân Việt Nam sau khi hết hạn học tập ở nước ngoài đối với các trường hợp do Bộ Giáo dục và đào tạo cử đi.
26
- Chủ trì đàm phán, thương lượng, ký kết và thực hiện các hợp đồng, thoả thuận đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và phạm vi hoạt động của Cục. Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định hồ sơ liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nước ngoài và cơ sở giáo dục Việt Nam trình cấp có thẩm quyền quyết định. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chương trình đào tạo liên kết này.
- Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các cơ quan, đơn vị liên quan để phát triển, quảng bá ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục của Việt Nam ra nước ngoài và tìm kiếm các nguồn tài trợ trong và ngoài nước giúp các cơ sở giáo dục, đào tạo Việt Nam về học bổng, liên kết hợp tác đào tạo, hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng tuyển chọn công dân Việt Nam đi làm việc tại các cơ sở giáo dục và tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan, thẩm định hồ sơ xin mở các cơ sở đào tạo có sự tham gia đầu tƣ của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Phối hợp với các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ sở nói trên.
- Thực hiện quản lý biên chế cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; quản lý tài chính, tài sản, các nguồn lực khác đƣợc giao của Cục và các đơn vị trực thuộc Cục theo ủy quyền của Bộ trưởng.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về lĩnh vực đào tạo với nước ngoài.
Cục Đào tạo với nước ngoài dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến công tác quản lý du học sinh nhƣ: “Hội nghị quản lý du
27
học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài” (ngày 20 tháng 8 năm 2011) . Gần 2000 survey khảo sát về tình hình của du học sinh đang học tại các quốc gia khác nhau là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng của du học sinh đang học tập tại nước ngoài và mang đến cho Hội nghị những ý kiến, kiến nghị của du học sinh về biện pháp làm sao để khắc phục đƣợc thực trạng hiện nay liên quan đến công tác du học sinh Việt Nam đang học tập hiện tại và trong tương lai. 21 tham luận của cơ quan Đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã nêu bật lên những điểm chi tiết về thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý du học sinh nói chung, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và các biện pháp giải quyết tổng thể tầm vĩ mô. Các Đại sứ quánViệt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Xlovakia, Campuchia, Australia, Trung Quốc, Liên bang Nga, Thái Lan, Thụy Sỹ, Anh, Ấn Độ…đã trực tiếp tham luận và mang đến hội nghị những ý kiến thiết thực, quý báu. Qua Hội nghị này, các cơ quan, đơn vị đã thống nhất về phương hướng hành động và đƣa ra đƣợc những kế hoạch cụ thể thực hiện chi tiết trong thời gian tiếp theo cho công tác quản lý du học sinh Việt Nam tại nước ngoài. Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng triển khai phần mềm trực tuyến quản lý du học sinh Việt Nam ở nước ngoài và khuyến khích tất cả các du học sinh diện có học bổng và tự túc đều đăng ký để Cục có thể cập nhật thông tin về tình hình du học sinh Việt Nam ở nước ngoài và cung cấp các thông tin, hỗ trợ, tƣ vấn cần thiết.
28
Bảng 2.2: Mẫu khai trực tuyến thông tin Lưu học sinh
Thông tin chung 1. Họ và tên:
Ngày/tháng/năm
sinh: (theo mẫu: 12/12/1980)
2. Hiện nay là:
3. Trình độ đào tạo:
Trung cấp
Cao
đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Thực tập sinh
Thực tập sinh cao cấp 4. Khối ngành: * Chuyên ngành:
5. Thời gian
học: * Từ: (VD: 9/2009) Đến: (VD: 9/2011) 6. Loại hình du
học: *
7. Nhận xét về công tác quản lý: *
- Sự quan tâm của Cục Đào tạo với nước ngoài đối với Lưu học sinh:
Có quan tâm Bình thường Chưa quan tâm
- Sự quan tâm của Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đối với Lưu học sinh:
Có quan tâm Bình thường Chưa quan tâm
- Khi có vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh trong quá trình học tập, Lưu học sinh có liên lạc ngay với Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài không?
Có Không
- Khi có vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh trong quá trình học tập, Lưu học sinh có liên lạc ngay với Cục đào tạo với nước ngoài không?
Có Không
- Khi có vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh trong quá trình học tập, Lưu học sinh có nhận đƣợc sự trợ giúp kịp thời của Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài không?
Có Không
- Khi có vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh trong quá trình học tập, Lưu học sinh có nhận được sự trợ giúp kịp thời của Cục đào tạo với nước ngoài không?
Có Không
8. Nhận xét về thủ tục đi học, về nước và gia hạn: *
Khi Lưu học sinh làm thủ tục với Bộ GD&ĐT - Thủ tục đi học:
Đơn giản, dễ thực hiện Bình thường Phức tạp, khó thực hiện - Thủ tục về nước:
Đơn giản, dễ thực hiện Bình thường Phức tạp, khó thực hiện
29
- Thủ tục gia hạn:
Đơn giản, dễ thực hiện Bình thường Phức tạp, khó thực hiện Khi Lưu học sinh làm thủ tục với Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước lúc
đến học và về nước
- Thủ tục đi học:
Đơn giản, dễ thực hiện Bình thường Phức tạp, khó thực hiện - Thủ tục về nước:
Đơn giản, dễ thực hiện Bình thường Phức tạp, khó thực hiện - Thủ tục gia hạn:
Đơn giản, dễ thực hiện Bình thường Phức tạp, khó thực hiện
9. Nhận xét về thủ tục cấp học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế và vé máy bay: *
9.1 Sinh hoạt phí:
- Mức sinh hoạt phí:
Phù hợp Bình thường Chưa phù hợp
- Thời gian thực hiện cấp sinh hoạt phí:
Nhanh chóng Bình thường Chậm
- Thủ tục nhận sinh hoạt phí:
Đơn giản, dễ thực hiện Bình thường Phức tạp, khó thực hiện
9.2 Bảo hiểm y tế:
- Mức đƣợc cấp:
Phù hợp Chƣa phù hợp
- Thời gian cấp:
Phù hợp Chƣa phù hợp
- Thủ tục nhận bảo hiểm y tế:
Đơn giản, dễ thực hiện Bình thường Phức tạp, khó thực hiện
9.3 Vé máy bay:
- Vé máy bay đƣợc cấp:
Phù hợp Chƣa phù hợp
- Thời gian cấp:
Kịp thời Chƣa kịp thời
- Thủ tục nhận vé:
Đơn giản, dễ thực hiện Bình thường Phức tạp, khó thực hiện
10. Thông tin, chính sách: *
- Có nắm được các quy định, chế độ chính sách dành cho lưu học sinh đi học tại nước ngoài không?
Có Không
- Có thường xuyên tìm hiểu và cập nhật các quy định, chế độ chính sách dành cho lưu học sinh đi học tại nước ngoài không?
Có Không
- Các quy định và chế độ chính sách có phù hợp không?
Có Không
30
13. Nguyện vọng, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng công tác quản lý Lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài
14. Các ý kiến
khác
Nguổn: Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý du học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và quản lý. Công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập thực hiện đăng ký thông tin du học sinh vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý du học sinh ngay sau khi đến nước ngoài học tập và cập nhật thông tin vào Hệ thống khi có sự thay đổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc công nhận tương đương văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp trên cơ sở thông tin do công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập đăng ký vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý du học sinh. Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý du học sinh Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, tổ chức cử hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn du học và gửi người Việt Nam ra nước ngoài học tập thực hiện việc đăng ký thông tin du học sinh vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý du học sinh.
2.2.1.3. Trung ương Hội sinh viên Việt Nam
Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam. Hội đoàn kết, tập hợp rộng rãi mọi sinh viên Việt Nam cùng phấn đấu học tập, rèn luyện vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; góp phần xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì
31
quyền lợi hợp pháp, chính đáng của sinh viên; đoàn kết và hợp tác bình đẳng với các tổ chức sinh viên, thanh niên tiến bộ và nhân dân các nước trên thế giới vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Hội Sinh viên Việt Nam đoàn kết, tập hợp rộng rãi mọi sinh viên Việt Nam với mục tiêu: Đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ hội viên, sinh viên trong học tập và rèn luyện, hoàn thành nhiệm cụ của người sinh viên, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh; Giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho hội viên, sinh viên; Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên; tham gia đề xuất các chủ trương chính sách liên quan đến sinh viên;
Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên, sinh viên và tổ chức Hội.
Ngày 22/3/2011 Trung ƣơng Hội sinh viên Việt Nam phối hợp báo Sinh viên Việt Nam tổ chức buổi đối thoại trực tuyến giữa Hội Sinh Viên Việt Nam với sinh viên Việt Nam đang học tập sinh sống tại nước ngoài với chủ đề “Sinh viên Việt Nam đang học tập tại nước ngoài với Năm Thanh Niên – 2011” với sự tham gia củađại diện Ban Bí thƣ Trung ƣơng, Trung ƣơng Hội Sinh viên Việt Nam, lãnh đạo Đảng ủy ngoài nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ… Buổi giao lưu là cầu nối cung cấp thông tin, chia sẻ cùng các bạn trẻ Việt Nam ở ngoài nước về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước…
2.2.1.4. Câu lạc bộ cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản ở Hà Nội
Câu lạc bộ cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản đã đƣợc thành lập ngày 10/5/2001 theo quyết định số 12/QĐ VN-NB của Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản. Câu lạc bộ là một tổ chức thành viên thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, có tên tiếng Anh là Japan Alumni of Vietnam (JAV), và tên tiếng Nhật là ベトナム元日本留学生協会; Câu lạc bộ cũng là thành viên của Hội đồng Đông Nam Á các Hội Cựu lưu học sinh Nhật Bản
32
(ASEAN Council of Japan Alumni, gọi tắt là ASCOJA), đồng thời là thành viên của tổ chức Asia Japan Alumni (ASJA) International (từ 01/04/2007).Mục đích của Câu lạc bộ là:
- Xúc tiến giao lưu, gặp gỡ, hợp tác giữa những cựu du học sinh đã từng học tập, nghiên cứu tại Nhật Bản. Tăng cường giao lưu trao đổi với Thầy và Trường cũ bên Nhật, tổ chức các hoạt động học thuật, giao lưu trong ngành và giữa các ngành, thiết lập và thúc đẩy các cơ hội hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực giữa các thành viên và với các cơ quan, đối tác của Việt Nam và Nhật Bản;
- Đẩy mạnh các hoạt động nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhất là trên các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, giao lưu văn hóa, v.v.;
- Triển khai các hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ các học sinh, sinh viên Việt Nam đi học tập, nghiên cứu và giao lưu tại Nhật Bản. Thiết lập quan hệ và giao lưu với cộng đồng người Nhật tại Việt Nam, giới thiệu văn hóa hai nước, tổ chức hội thảo khoa học và các hình thức hợp tác khác;
- Tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động của các tổ chức cựu du học sinh ở Nhật như ASCOJA, ASJA, JASSO qua các chương trình giao lưu, các chương trình học bổng, triển lãm du học, v.v.;
- Là thành viên tích cực của Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hưởng ứng tích cực các hoạt động giao lưu do Hội hữu nghị Việt – Nhật và do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức, v.v.
2.2.2. Các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản:
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Đại sứ quán Việt Nam là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trực tiếp chỉ đạo Bộ phận phụ trách công tác du học sinh (Phòng công tác du học sinh hoặc cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm) thực hiện nhiệm vụ liên quan đến