Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản (Trang 46 - 55)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN

2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản trong thời gian qua

2.3.2. Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân

Chính phủ Việt Nam chỉ có thể chủ động quản lý đƣợc du học sinh học bổng.

Công tác quản lý du học sinh tự túc gặp rất nhiều khó khăn vì du học sinh đi học diện này qua nhiều kênh khác nhau và việc đi học của du học sinh không đƣợc đăng ký quản lý với Bộ Giáo dục – Đào tạo và Đại sứ quán Việt Nam tại các nước. Du học sinh khi đi học tự túc cũng cho rằng vì tự lo đi học nên việc học tập không phụ thuộc vào ai cả và không cần đăng ký quản lý với cơ quan nào. Đại sứ quán và Bộ Giáo dục – Đào tạo không thể kiểm soát nổi chương trình và thời hạn học tập của du học sinh tự túc ở nước sở tại như đối với du học sinh học bổng.

Tại hội thảo trực tuyến về công tác quản lý du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài ngày 20/8/2011, ông Nguyễn Thành Trung, bí thư thứ hai Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, đa số du học sinh du học tự túc tại đây không đăng kí tại văn phòng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, do vậy gây khó khăn cho công tác quản lý. Nhiều hiện tƣợng nhập học tại trường, đăng kí tại Đại sứ quán nhưng không đến trường học, thay vào đó bỏ ra ngoài làm việc, 3 tháng 1 lần đến trường nộp học phí và đến hạn thì xin cấp hạn Visa.

Một số khác mặc dù sang Nhật Bản với visa du học, nhƣng thực tế là đi làm kiếm tiền, và hết hạn visa thì cƣ trú bất hợp pháp. Con số du học sinh bỏ học, trốn ra ngoài đi làm là không thống kê đƣợc.

Từ năm 2013, Bộ Tƣ pháp Nhật Bản đã có những quy định thắt chặt hơn trong việc gia hạn visa đối với du học sinh. Theo đó, những du học sinh có số giờ làm thêm nhiều hơn cho phép (28 giờ/ tuần) sẽ bị coi là có hành vi vi phạm Luật quốc tịch Nhật Bản.

41

Hình 2.1: Quy trình du học Nhật Bản

(Nguổn: Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo)

VIỆT NAM NHẬT BẢN

Người có nguyện vọng Du học

Địa chỉ trường Du học

Người có nguyện vọng Du học Người xin Visa

Người đại diện*

Xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Cục xuất nhập cảnh địa phương

Xin cấp giấy chứng nhận tƣ cách lưu trú

(Sau đây gọi tắt là “Giấy phép”)

Người có nguyện vọng Du học Người đại diện*

Người có nguyện vọng Du học, đi học

Xin Visa Đơn xin Visa, các giấy tờ liên quan Đại sứ quán Nhật Bản

Cấp Visa

Người có nguyện vọng Du học, đi học

Gửi giấy phép

Trạm xuất nhập cảnh tại cảng hàng không/cảng biển Xin phép

vào Nhật

Xuất trình giấy phép

Cho phép vào Nhật DU HỌC SINH Hoạt động cƣ trú

QUY TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN

Khi xuống sân bay để vào Nhật Bản thường có

“Tƣ cách cƣ trú Du học”. Thời hạn 6 tháng/12 tháng/15 tháng/18 tháng/24 tháng/27 tháng.

Mang theo giấy phép

Vào Nhật Hồ sơ

Giấy phép nhập học

42

Bảng 2.3: Sơ đồ quy trình thủ tục đối với ứng viên trúng tuyển và đủ điều kiện đi học nước ngoài bằng Ngân sách Nhà nước.

1.Tìm trường

Ứng viên trực tiếp liên hệ với cơ sở tiếp nhận nước ngoài

Hoặc Ứng viên đăng ký với Cục Đào tạo với nước ngoài tìm cơ sở tiếp nhận nước ngoài, gửi hồ sơ đăng ký và nguyện vọng tìm cơ sở đào tạo nước ngoài đến Cục Đào tạo với nước ngoài.

Gửi đơn đăng ký học đã điền đầy đủ thông tin đến Cục Đào tạo với nước ngoài để đóng dấu xác nhận

Cục Đào tạo với nước ngoài gửi hồ sơ của ứng viên đến cơ sở đào tạo có chất lƣợng tốt căn cứ thứ tự ƣu tiên nguyện vọng và các điều kiện cụ thể

Trực tiếp gửi hồ sơ xin tiếp nhận đến cơ quan đào tạo nước ngoài

Các cơ sở đào tạo nước ngoài xem xét hồ sơ ứng viên và cấp văn bản đồng ý tiếp nhận đào tạo gửi cho Cục Đào tạo với nước ngoài.

Nhận văn bản tiếp nhận đào tạo từ cơ sở đào tạo nước ngoài

Cục Đào tạo với nước ngoài gửi văn bản tiếp nhận đào tạo của cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài

Ứng viên cần nghiên cứu kỹ quy định riêng cho từng nước, từng trường.

2.

Hoàn thiện hồ

Ứng viên tự dịch công chứng sang tiếng Việt văn bản tiếp nhân đào tạo (hoặc sử dụng dịch vụ của Cục Đào tạo với nước ngoài) và hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy triệu tập và/hoặc quyết định cử đi học.

Gửi hồ sơ bổ sung để xin cấp giấy triệu tập hoặc quyết định cử đi học đến Văn phòng một cửa – Cục Đào tạo với nước ngoài.

3.

Nhận quyết định cử

đi học

Cục Đào tạo với nước ngoài kiểm tra về chất lượng cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo, học phí, thông tin liên quan và rà soát lại hồ sơ.

Cục Đào tạo với nước ngoài xử lý cấp Giấy triệu tập cho ứng viên đối với những trường hợp đã có cơ quan công tác

Cục Đào tạo với nước ngoài trình lãnh đạo Bộ ra Quyết định cử đi học

43

đối với trường hợp ứng viên chƣa có cơ quan công tác

Ứng viên xin quyết định cử đi học của cơ quan chủ quản (đối với các bộ cơ quan không thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo), công văn của cơ quan công tác đồng ý cử đi học (đối với cán bộ cơ quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) gửi đến Cục Đào tạo với nước ngoài.

Cục Đào tạo với nước ngoài trình lãnh đạo Bộ ra Quyết định cử đi học và gửi cho ứng viên.

4.

Làm thủ tục xuất cảnh đi

học

Ứng viên tự làm thủ tục xin visa.

Sau khi có visa, ứng viên liên hệ với Cục Đào tạo với nước ngoài giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính để lên đường đi học (vé máy bay, chi phí đi đường và tạm ứng sinh hoạt phí). (Có thể liên hệ trước trong thời gian làm visa để đặt chỗ máy bay)

5. Chế độ báo cáo

Lưu học sinh phải tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ báo cáo và các quy định liên quan trong quá trình học tập ở nước ngoài, thường xuyên liên hệ với chuyên viên phụ trách Cục Đào tạo với nước ngoài.

6. Hoàn thành thủ tục về nước

Ngay sau khi về nước, Lưu học sinh phải báo cáo với Cục Đào tạo với nước ngoài để hoàn tất thủ tục báo cáo theo quy định.

2.3.2.2. Chưa quản lý được các công ty tư vấn du học

Sở Kế hoạch – Đầu tƣ có chức năng cấp phép hoạt động (Đăng ký kinh doanh) cho các công ty tƣ vấn du học kèm theo quy định phải chịu sự quản lý của Sở Giáo dục - Đào tạo. Tuy nhiên, do không có một quy định cụ thể nào khẳng định vai trò, quyền hạn của Sở Giáo dục – Đào tạo đối với các công ty tƣ vấn du học, nên vấn đề quản lý lĩnh vực du học đã rất khó khăn.

Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục cũng chỉ có điều khoản rất chung về trách nhiệm của Sở Giáo dục – Đào tạo là “Giúp Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các tổ chức

44

dịch vụ đưa người đi du học tự túc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật”.

Vì vậy từ trước đến nay các công ty tư vấn du học không hề có báo cáo hoạt động với Sở Giáo dục – Đào tạo, ngƣợc lại, Sở Giáo dục – Đào tạo cũng không có thông tin gì về các công ty này. Do đó, trong thời gian vừa qua, hầu nhƣ các tỉnh chƣa thể thành lập bất kỳ đoàn thanh tra, kiểm tra nào đối với các công ty tƣ vấn du học.

Cho đến ngày 12 tháng 1 năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ mới có dự thảo lần 2 về Thông tƣ “Quy định về hoạt động dịch vụ du học”. Thông tƣ này quy định những điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động cho người Việt Nam đi học tại nước ngoài (dịch vụ du học); đình chỉ hoạt động dịch vụ du học, thu hồi giấy chứng nhận hoạt động. Trong thông tƣ cũng quy định cụ thể quyền hạn của Sở Giáo dục – Đào tạo, nhƣ có quyền thanh tra, kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm, lập biên bản và làm các thủ tục đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ du học… Nhƣng khi thông tƣ này chƣa đƣợc ban hành chính thức thì các Sở Gáo dục – Đào tạo cũng chƣa có pháp lý để quản lý lĩnh vực tƣ vấn du học.

Cho đến khi có Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/03/2013, Bộ giáo dục và Đào tạo mới có đƣợc sự tổng hợp và nắm bắt số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng hoạt động của Công ty tƣ vấn du học.

2.3.2.3. Chưa quản lý và kiểm định được chất lượng của các cơ sở giáo dục nước ngoài

Thực tế là hệ thống giáo dục của các nước trên thế giới rất đa dạng, không hoàn toàn giống với hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chất lƣợng của các cơ sở giáo dục cũng rất khác nhau. Đã xảy ra nhiều trường hợp du học sinh Việt Nam sau khi về nước đã không được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận văn bằng.

45

Đối với văn bằng của các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam thông qua các chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài thì theo Nghị định số 73/2012-NĐ-CP quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, ngoài Bộ giáo dục và Đào tạo, các đại học Quốc gia và đại học vùng đều có thẩm quyền phê duyệt các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và trong thực tế, nhiều cơ sở giáo dục đã không tuân thủ các cam kết đảm bảo chất lƣợng đƣợc đề xuất trong đề án cũng nhƣ đã đƣợc quy định trong Quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006, hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Điều 15 quy định:

“Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:

a) Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lƣợng;

b) Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ƣớc quốc tế có lien quan đến văn bằng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông ở nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận”.

Tại Nhật Bản, một hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lƣợng đƣợc triển khai vào năm 2004, theo đó MEXT xác định các tổ chức có đủ điều kiện để triển khai hệ thống và tuân theo các yêu cầu của MEXT. Các tổ chức sau đây đã đƣợc chỉ định thực hiện: Hiệp hội Kiểm định Đại học Nhật Bản (JUAA), Viện

46

văn bằng học thuật và đánh giá chất lƣợng đại học quốc gia (NIAD – UE), Cơ sở đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học Nhật Bản (JIHEE) và Hiệp hội Kiểm định các trường cao đẳng Nhật Bản (JACA). Các tổ chức này đều được thành lập với nhiệm vụ tương tự.

Các tổ chức chuyên nghiệp nhƣ Hiệp hội Luật Nhật Bản, Viện giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japanese Institute of International Accounting Education) và Viện đánh giá Hộ sinh Nhật Bản (Japan Institute of Midwifery Evaluation) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục của mình.

- Đánh giá và kiểm định: Thực hiện đánh giá giáo dục và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học bởi các tổ chức theo chỉ định của MEXT vào tháng 4/2004. Các tổ chức giáo dục đại học có nghĩa vụ phải trải qua đánh giá này ít nhất 7 năm 1 lần, trong khi các trường đại học chuyên nghiệp có nghĩa vụ phải trải qua đánh giá 5 năm một lần.

- Hệ thống cho phép thành lập các trường đại học: MEXT sẽ đưa ra kết luận cuối cùng dựa trên cơ cấu, đội ngũ giảng viên, chính sách tuyển chọn sinh viên, năng lực sinh viên, cơ sở vật chất và tổ chức hành chính của trường.

- Đánh giá các trường đại học quốc gia: Các trường đại học trước đây là một phần của MEXT, chứ không phải là trường độc lập có thể đưa ra quyết định độc lập, khiến họ không thể đáp ứng với những thay đổi xã hội theo bất kỳ mức độ linh hoạt nào. Vì các trường này đã được phép hoạt động với mức độ độc lập cao hơn, MEXT đánh giá chất lƣợng giáo dục của họ từ xa.

- Tự đánh giá: Tự đánh giá đã trở nên bắt buộc đối với các trường đại học từ năm 1999; các trường tự đánh giá chất lượng giáo dục của mình và công bố kết quả. Một cơ chế đảm bảo chất lƣợng khác là hệ thống phê duyệt thành lập các trường đại học. Đơn xin thành lập một tổ chức như một trường đại học, cao học, cao đẳng hoặc cao đẳng công nghệ phải được trình lên MEXT, Hội đồng các trường học và trường Đại học (Council for University Chartering and School Corporation), theo đó các tổ chức này sẽ

47

nghiên cứu đơn theo các Tiêu chuẩn thành lập các trường đại học. Bộ trưởng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc phê duyệt.

2.3.2.4. Chưa quản lý được du học sinh về nước

Với du học sinh có học bổng vẫn còn nhiều hiện tƣợng “chảy máu chất xám” đáng tiếc. Đối tƣợng du học sinh theo diện học bổng này, dù họ đã đƣợc phổ biến điều kiện, nội quy trước và sau khi kết thúc chương trình học là phải quay trở về nước làm việc, nhưng một số nguyên nhân đã khiến họ vi phạm cam kết:

Chính sách tiếp nhận và đãi ngộ du học sinh sau khi về nước chưa thỏa đáng: mức lương thấp, điều kiện làm việc không đầy đủ đã không tạo được môi trường làm việc để du học sinh phát huy ứng dụng những kiến thức học đƣợc. Một số du học sinh đã sẵn sàng đền bù chi phí để đƣợc chuyển công tác đến công ty nước ngoài, công ty liên doanh; một số tìm cách tiếp cận nguồn học bổng khác để có cơ hội quay ra nước ngoài.

Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát hành cuốn Cẩm nang dành cho lưu học sinh Việt Nam (tháng 12/2009), trong đó hướng dẫn các thủ tục, quy trình và quy định áp dụng cho các đối tượng được hưởng học bổng đi học đại học, sau đại học tại nước ngoài thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung và các du học sinh hưởng học bổng có sử dụng ngân sách Nhà nước nói riêng.Chương V của sách cẩm nang “Hướng dẫn dành cho du học sinh Việt Nam khi đi học ở nước ngoài” cú nờu rừ cỏc thủ tục đăng ký khi đến nước ngoài, việc thực hiện Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài, Quy định về thủ tục báo cáo trong quá trình học tập ở nước ngoài. Theo đó, khi du học sinh sang đến trường trong vòng 1-2 tuần phải gửi báo cáo lần thứ I về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại. Kế tiếp, du học sinh phải khai phiếu đăng ký công dân với Đại sứ quán. Sau mỗi học kỳ hoặc 6 tháng một lần, du

48

học sinh gửi Báo cáo định kỳ về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cuối cùng, du học sinh phải gửi Báo cáo tốt nghiệp, gửi xác nhận của Đại sứ quán sau khi tốt nghiệp… Tuy nhiên, theo dự thảo quản lý du học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các du học sinh này được quyền ở lại nước bạn học tập, nghiên cứu thêm 3 năm rồi mới bắt buộc phải về nước. Chính vì thế, nhiều du học sinh sau 3 năm ở lại thêm, khi quay về nước, vì chế độ lương bổng còn nhiều hạn chế nên đã xin chuyển công tác, chấp nhận đền bù chi phí đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)