CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4. Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở chính
1.4.4. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở chính giai đoạn 2010-2012
1.4.4.2. Hoạt động cho vay
Bảng 4. Phân loại dư nợ cho vay khách hàng theo kì hạn của ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở miền Bắc giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm 2010 2011 2012
Chỉ tiêu
Giá trị (nghìn
đồng) Tỷ trọng
Giá trị (nghìn
đồng) Tỷ trọng
Giá trị ( nghìn
đồng) Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay khách hàng
5.224.77 8.899
100,00
%
3.711.781.86 2
100,00
%
6.082.420.
735
100,00
% Nợ ngắn hạn
2.864.81
0.590 54,83%
2.194.533.67
2 59,12%
3.792.802
.045 62,36%
Nợ trung hạn
1.538.91
5.542 29,45%
710.644.97
6 19,15%
716.802
.813 11,78%
Nợ dài hạn
821.05
2.767 15,71%
806.603.21
5 21,73%
1.572.815
.877 25,86%
Trong giai đoạn 2010-2012, dư nợ tín dụng của TPBank Hội sở miền Bắc chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, với tỷ trọng nợ ngắn hạn năm 2010 là 54,8%, năm 2011 là 59,12%, năm 2012 là 62,36% tổng dư nợ khách hàng. Nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và tỷ trọng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010-2012. Chủ yếu các khoản huy động của ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, ngân hàng cần cân đối giữa kì hạn huy động và kì hạn cho vay giúp giảm thiểu rủi ro thanh khoản kì hạn.
Bảng 5. Phân loại nợ theo đối tượng vay của ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở miền Bắc giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2010 2011 2012
Chỉ tiêu
Giá trị (nghìn
đồng) Tỷ trọng
Giá trị (nghìn
đồng) Tỷ trọng
Giá trị ( nghìn
đồng) Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay khách hàng
5.224.77 8.899
100,00
%
3.711.781.86 2
100,00
%
6.082.420.
735
100,00
% Cá nhân
1.225.60
6.046 23,46%
1.328.204.18
6 35,78%
3.135.696
.820 51,55%
Các tổ chức kinh tế
3.999.17
2.853 76,54%
2.383.577.67
6 64,22%
2.946.723
.915 48,45%
Phân loại nợ theo đối tượng vay nợ, trong hai năm 2010 và 2011, ngân hàng chủ yếu cấp tín dụng cho khách hàng là các tổ chức kinh tế (khách hàng doanh nghiệp) với tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng này chiếm 76,54% dư nợ năm 2010 và 64,22% ở năm 2011, khách hàng cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên với xu hướng chuyển đổi sang hoạt động bán lẻ, TPBank Hội sở miền Bắc đã dần dần thay đổi, nâng cao tỷ trọng dư nợ của khách hàng cá nhân, đến năm 2012 dư nợ của khách hàng cá nhân đã đạt 51,55% tổng dư nợ khách hàng.
Bảng 6. Trích dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở miền Bắc giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2010 2011 2012
Chỉ tiêu
Giá trị (nghìn
đồng) Tỷ trọng
Giá trị (nghìn
đồng) Tỷ trọng
Giá trị ( nghìn
đồng) Tỷ trọng
Cho vay khách hàng
5.224.77 8.899
100,00
%
3.711.781.
862
100,00
%
6.082.420 .735
100,00
% Tổng trích lập dự
phòng rủi ro
(68.82 0.256)
(89.11 3.120)
(92.06 3.052)
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ được phân loại từ Nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến 100% của Giá trị khoản nợ trừ đi (-) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo.
Ngoài ra, các ngân hàng được yêu cầu trích dự phòng chung ở mức 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Ở ngân hàng TMCP Tiên Phong hội sở miền Bắc, tuy tổng dư nợ thấp hơn nhưng tổng trích lập dự phòng cho dư nợ trong năm 2011 tăng so với năm 2010 do có sự thay đổi trong cơ cấu loại nợ, loại nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng dẫn đến trích lập tự phòng riêng tăng. Sang năm 2012, tổng dư nợ tăng
lên 6.082.420.735 nghìn đổng, cơ cấu nợ nhóm 2 giảm chỉ còn khoảng 4% ( năm 2011 là 8,57%), tổng trích lập dự phòng cho dư nợ cho vay là 92.063.052 nghìn đồng.
Bảng 7: Tiền gửi và cho vay của TPBank Hội sở miền Bắc giai đoạn 2010- 2012
(Đơn vị: nghìn VNĐ)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Số tiền gửi của khách hàng (không bao gồm phát hành giấy tờ có giá)
7.557.457 6.242.227 9.269.925 Số tiền cho vay khách hàng 5.155.959 3.622.669 5.990.358 Mức tăng trưởng nguồn vốn
huy động -17,40% 48,50%
Mức tăng trưởng tín dụng -29,74% 65,36%
Hệ số biến động nguồn vốn huy
động so với tín dụng và đầu tư 0,58 lần 0,742 lần Trong đó: Hệ số biến động của nguồn vốn huy động so với tín dụng và đầu tư
Năm 2011 và 2012, TPBank đều có hệ số biến động của nguồn vốn huy động so với tín dụng <1. Tuy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nhưng nguồn vốn huy động vẫn lớn hơn tổng dư nợ, điều này đảm bảo cho ngân hàng khả năng tài trợ khoản vay cho khách hàng, đồng thời giảm thiểu được tình trạng ứ đọng vốn mà các ngân hàng khác đang gặp phải. Nếu như trung bình 85-86% các ngân hàng trên thị trường ngân hàng Việt Nam đang bị ứ đọng vốn, vốn huy động được từ thị trường 1 lớn nhưng không cho vay được, dẫn đến tình trạng chi phí lãi tăng, doanh thu thuần từ lãi vay không cao thì TPBank không phải đối mặt với tình trạng này.
Biểu đồ 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội Sở giai đoạn 2010-2012
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như khó khăn riêng về năng lực tài chính của ngân hàng TPBank, trong năm 2011, TPBank đã chủ động hạn chế và chọn lọc tín dụng với mức tăng trưởng dư nợ âm ( -29,74%). Nhưng sang năm 2012, khi tình hình thị trường có nhiều biến động, cũng như hoạt động tái cơ cấu có nhiều tác động tích cực đến ngân hàng, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn tiếp tục được Ngân hàng tính toán và cân nhắc nhằm bảo đảm sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng ở mức cao.Bên cạnh đó, ngân hàng tập trung đầu tư và phát triển về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như mang lại những tiện ích cao nhất cho người sử dụng.
Giai đoạn 2010- 2012 số tiền huy động tăng lờn đều và rừ rệt, từ 7.557.456 triệu đồng ở năm 2010 lên đạt 9.269.925 triệu đồng ở năm 2012. Chủ yếu các khoản tiền huy động được là khoản gửi tiết kiệm, tài khoản thanh toán.
• Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR)
Năm 2010 2011 2012 LDR (đơn
vị %) 68,22 58,04 64,62
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động LDR của TpBank giai đoạn 2010-2012 giao động trong khoảng 58% - 68%. Trong khi đó mức NHNN quy định tại thông tư 13/2010 là LDR < 80%, và bình quân của hệ thống ngân hàng TMCP ở Việt Nam hiện nay đang ở mức cao là 73,66% tính đến 31/7/2012 (theo NHNN Việt Nam). Điều này chứng tỏ với nguồn vốn huy động được, TPBank không chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng thu lãi mà phân bổ khá đa dạng, tránh rủi ro tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, giúp TPBank đảm bảo an toàn nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh khoản.
1.4.4.3. Hoạt động thanh toán:
Tuy là một ngân hàng trẻ nhưng với mục tiêu trở thành ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam, ngân hàng TMCP Tiên Phong cung cấp các dịch vụ thanh toán như chuyển tiền, dịch vụ thẻ. Trong đó dịch vụ chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu cũng như về lợi nhuận.
Bảng 8. Doanh thu về dịch vụ thanh toán ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở miền Bắc giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị (nghìn
đồng) Tỷ
trọng
Giá trị (nghìn
đồng) Tỷ
trọng
Giá trị (nghìn
đồng) Tỷ
trọng Thu về dịch vụ thanh
toán 20.290.453 100,0% 19.061.644 100,0% 8.546.576 100,0%
Thu phí dịch vụ TT
trong nước 13.594.604 67,0% 10.803.187 56,7% 5.345.407 62,5%
Thu phí dịch vụ TT
quốc tế 6.695.849 33,0% 8.258.457 43,3% 3.201.169 37,5%
Hoạt động thanh toán trong nước có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu về dịch vụ thanh toán. Trong giai đoạn 2010-2012, năm 2010 tỷ trọng này là 67%, năm 2011 chiếm 56,7% và năm 2012 chiếm 62,5% tổng doanh thu về dịch vụ thanh toán. Thanh toán quốc tế có doanh thu chỉ chiếm khoảng 35-45%
tổng doanh thu dịch vụ thanh toán, tuy nhiên sự biến động tỷ trọng có xu hướng tăng.
Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán năm 2010 là 11.722.779 nghìn đồng đóng góp 1 phần lớn vào tổng lợi nhuận từ dịch vụ. năm 2011 khi nền kinh tế biến động cộng thêm những khó khăn riêng của ngân hàng, hoạt động thanh toán có lợi nhuận âm, lỗ 31.479.013 nghìn đồng. Đến năm 2012, tình hình này đã được cải thiện, tuy lợi nhuận tổng của hoạt động dịch vụ mang dấu âm nhưng riêng hoạt động thanh toán lợi nhuận lãi 756.786 nghìn đồng.
Hoạt động chính trong dịch vụ thanh toán của TPBank Hội sở miền Bắc là hoạt động chuyển tiền. Hiện tại TPBank đã liên kết với tất cả các ngân hàng nội địa và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam ( trừ HSBC, City, ANZ) nên khách hàng có thể chuyển tiền cả trong nước, quốc tế hết sức thuận lợi. Doanh số chuyển tiền giai đoạn 2010-2012 tăng dần, đến năm 2012 doanh số chuyển tiền đạt trên 23 nghìn tỷ đồng.
Tuy không được thể hiện qua bảng cân đối kế toán, nhưng dịch vụ phát hành thẻ của TPBank khá đa dạng và phong phú, với hệ thống sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ được ngân hàng chú trọng, hiện nay Đối với khách hàng cá nhân, TPbank có thẻ tín dụng quốc tế Visa Debit, thẻ ATM, thẻ tiêu dùng đa tiện ích Ecounter…Với mục tiêu trở thành ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam, TPBank luôn chú trọng chất lượng dịch vụ thẻ và tài khoản thanh toán.
Các hoạt động đầu tư, kinh doanh khác của TPBank khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên không phải hoạt động kinh doanh nào cũng mang lại lợi nhuận.
Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, các hoạt động kinh doanh ngoại hối gặp nhiều khó khăn, chỉ đến năm 2012 mới có lãi, còn 2 năm trước đó TPBank phải gánh chịu lỗ, đặc biệt năm 2011, khi sỗ lỗ lên tới 104.125 triệu đồng. Nhận thấy ngân hàng chưa đầu tư cho hoạt động phái sinh phòng ngừa rủi ro hối đoái, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối này. Mua bán chứng khoán đầu tư là hoạt động được TPBank quan tâm tuy nhiên cũng chưa có hiệu quả, qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh, 2 năm 2011, 2012 hoạt động này đều mang về kết quả lỗ.
2.1.4.4. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2012
Theo báo cáo tài chính của TPBank, năm 2010, TPBank đạt 161.677.617 nghìn đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả này có được phần lớn nhờ vào khoản thu
động khác của ngân hàng. Trong đó thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động khác chiếm tỷ phần lớn nhất. Trong tổng 459.027.233 nghìn đồng thu nhập thì thu nhập từ lãi chiếm 212.706.040 nghìn đồng, thu nhập từ hoạt động khác chiếm 210.866.261 nghìn đồng.
Năm 2011 tình hình kinh doanh của ngân hàng xấu đi với lợi nhuận sau thuế âm, ngân hàng lỗ 347.450.248 nghìn đồng, khoản lỗ này tích hợp từ hoạt động dịch vụ, hoạt động từ lãi ( năm 2011 dư nợ của ngân hàng thấp, chỉ 3.622.668.742 nghìn đồng so với số tiền gửi huy động 6.242.227.323 nghìn đồng). Các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư cũng có chung tình cảnh lợi nhuận âm. Trong đó lỗ từ mua bán chứng khoán đầu tư nghiêm trọng nhất, với gần 300 tỷ đồng. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng hầu như không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà ngược lại còn mang về kết quả lỗ, yếu tố cứu cánh cuối cùng cho ngân hàng nằm ở “hoạt động khác”. Lãi từ hoạt động khác tăng vọt với 950.394.858 nghìn đồng đã cứu cánh cho kết quả kinh doanh năm 2011 chỉ còn lỗ 347.450.248 nghìn đồng.
Năm 2012 với tình hình đã phân tích ở trên: TPBank tái cơ cấu bước đầu mang lại hiệu quả đồng thời nền kinh tế có nhiều biến chuyển thuận lợi hơn năm 2011, kết quả kinh doanh của TPBank cũng có phần khởi sắc hơn. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2012 của ngân hàng đạt 116.352.625 nghìn đồng trong đó thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn với 274.617.630 nghìn đồng, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối đã có lãi 5.664.388 nghìn đồng, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh có kết quả cao đột biến do với 2 năm trước với 6.818.746 nghìn đồng. Ngoài ra hoạt động khác cũng mang về một khoản lợi nhuận lớn, góp phần vào kết quả kinh doanh của ngân hàng với 239.164.027 nghìn đồng.
Từ những phân tích diễn biến kết quả kinh doanh của TPBank trong giai đoạn 2010 – 2012, có thể thấy rằng 3 năm qua là 3 năm hết sức biến động và khó khăn đối với TPBank, đặc biệt là năm 2011. Với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng, cùng với kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước thông qua, sau 6 tháng triển khai, ngân hàng TPBank đã và đang có những chuyển biến tích cực, kết quả kinh doanh năm 2012 đã được cải thiện, tích cực hơn nhiều so với năm 2011.
1.5. Phương pháp thu thập dữ liệu phân tích hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở chính.
1.5.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu được thu thập lần đầu nhằm phục vụ cho một mục đích nghiên cứu cụ thể. Với phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận, tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp qua phiếu điều tra và phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
Phương pháp khảo sát thông qua phiếu điều tra:
Lập kế hoạch điều tra
Xác định các yếu tố trong quá trình điều tra là hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở chính. Phạm vi điều tra là khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi tại chi nhánh. Thời điểm điều tra diễn ra vào tháng 4 năm 2014, địa điểm điều tra tại ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở chính
Nội dung phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở đánh giá cảm nhận của khách hàng với TPBank, các sản phẩm dịch vụ tiền gửi TPBank đang sử dụng. Xây dựng được dữ liệu sơ cấp về cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền gửi tại TPBank. Từ đó đánh giá được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
Thiết kế phiếu điều tra
Phiếu điều tra được thiết kế làm 2 phần:
- Thông tin cá nhân người tham gia
- Phần câu hỏi điều tra gồm 7-8 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm và một câu hỏi mở nhằm tìm hiểu trực tiếp những nhu cầu của khách hàng
Phát phiếu điều tra
Dựa trên kế hoạch đề ra, phát phiếu cho cán bộ nhân viên chi nhánh và khách hàng để thu thập dữ liệu. Số phiếu phát ra là 50 phiếu đối với khách hàng đang sử dụng dịch vụ tiền gửi tại TPBank hội sở. Thu thập và sàng lọc phiếu điều tra
Sau thời gian phát phiếu điều tra, số phiếu thu hồi về và số phiếu hợp lệ là 50 phiếu đối với khách hành và 20 phiếu đối với cán bộ nhân viên chi nhánh.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Tiến hành phỏng vấn lãnh đạo ngân hàng về xu hướng hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn.
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp chính để thu thập số liệu thứ cấp là thu thập số liệu, thông tin từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, trang web kinh tế, chuyên ngành, sách báo có liên quan.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Xác định loại thông tin cần thu thập và các nguồn cung cấp thông tin.
- Thông tin: cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng…của chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
- Nguồn cung cấp thông tin: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, nguồn tài liệu từ phòng tổ chức hành chính, website của NH, các web kinh tế…
Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin.
Từ những nguồn thông tin đã khoanh vùng, tiền hành thu thập thông tin theo nguồn, các thông tin cơ cấu tô chức của ngân hàng tham khảo ở web tpb.com.vn.
Các thông tin về tài chính, kết quả kinh doanh tham khảo ở báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán của ngân hàng, ngoài ra tham khảo thêm các bài báo đưa tin về tình hình kinh doanh của ngân hàng trên các trang báo kinh tế tin cậy.
Bước 3: Tổng hợp thông tin.
Tiến hành phân loại và tổng hợp lại sau khi đã có số liệu. Các phương pháp được sử dụng ở đây là phân loại, lập bảng biểu, sơ đồ về bộ máy.
Sử dụng phương pháp suy luận suy diễn từ các mô hình, lý thuyết, số liệu thi thập được.
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để phân tích các nhân tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của NHTMCP Tiên Phong Hội sở.
Các phương pháp xử lý thông tin: tổng hợp, phân tích ( sử dụng các chỉ tiêu, chỉ số phân tích xu hướng…), đối chiếu giữa kế hoạch với thực hiện, đối chiếu giữa chi nhánh thực tập với các chỉ số bình quân toàn ngành và một số ngân hàng đối thủ. Đồng thời, để phân tích thực trạng huy động tiền gửi cũng như tác động của các yếu tốt cấu thành huy động tiền gửi tới sự hài lòng của khách hàng gửi tiền tại đơn vị thực tập, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét từ kết quả thu được.
Từ những số liệu được phân loại, tổng hợp trong các bảng biểu, sơ đồ đưa ra đánh giá, kết luận về tình hình hoạt động, huy động vốn của đơn vị, từ đó chỉ ra