Các phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở chính miền Bắc (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.7. Các phát hiện qua nghiên cứu

1.7.1. Thành tựu ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở đã đạt được.

Thứ nhất, TPBank Hội sở đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đã tổ chức huy động nguồn vốn thông qua nhiều kênh khác nhau như thông qua tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm… cho các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư, các tổ chức tín dụng khác. Riêng đối tượng khách hàng cá nhân, TPBank đã đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi như tiết kiệm bậc thang theo số tiền, theo thời gian; tiết kiệm thường lãi trả trước, lãi trả hàng tháng, lãi cuối kỳ linh hoạt về kỳ hạn và hình thức trả lãi giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn góp phần nâng cao được doanh số huy động vốn tiền gửi. Ngoài ra, với mục tiêu hướng tới là một ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam, cơ sở vật chất cho hoạt động thanh toán của TPBank được đầu tư hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, thuận tiện, sản phẩm tài khoản thanh toán của TPBank đang dần được khách hàng tín nhiệm lựa chọn, chính điều này đã làm cho tổng nguồn vốn tiền gửi thanh toán đang có xu hướng tăng.

Thứ hai, cơ cấu tiền gửi huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. với tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn của TPBank Hội sở giai đoạn 2010-2011-2012 lần lượt là 35% - 23% - 57%. Chi phí lãi có xu hướng giảm, tỷ lệ chi phí trên tổng nguồn vốn cũng giảm, chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện được nhiều chính sách để cắt giảm chi phí marketing, hoạt động huy động vốn bước đàu có hiệu quả.

Thứ ba, uy tín và thương hiệu TPBank đang dần lấy được vị trí trong tâm trí của khách hàng, với hầu hết khách hàng được hỏi đều hài lòng với chất lượng dịch vụ mà TPBank mang lại, trong hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân, TPBank được khách hàng đánh giá cao với lãi suất hợp lý, thủ tục nhanh chóng tiện lợi, chất lượng dịch vụ tốt. Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như khó khăn trong giai đoạn tái cơ cấu của chính mình nhưng TPBank đã nỗ lực và bước đầu đã đạt được thành công nhất định, sau 6 tháng tái cơ cấu, vốn đã tăng lên 5.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn có sự gia tăng lượng khách hàng truyền thống và cả khách hàng mới tìm đến để sử dụng dịch vụ như một sự khẳng định,

động viên, khích lệ đối với TPBank nói chung và TPBank Hội sở nói riêng. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá sự hiệu quả và thành công trong hoạt động huy động tiền gửi tại TPBank Hội sở.

Thứ tư, Thái độ và trình độ của cán bộ công nhân tốt và được khách hàng đánh giá cao. Qua phản hồi của khách hàng cũng như kết quả huy động vốn tiền gửi cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như thái độ niềm nở, nhiệt tình trong công việc và với khách hàng của nhân viên chi nhánh. Chất lượng dịch vụ luôn được TPBank chú ý xây dựng, với bộ tiêu chuẩn chất lược dịch vụ dành riêng cho giao dịch viên, nhân viên tín dụng, TPBank luôn hướng tới một ngân hàng phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, nhiệt tình, thân thiện nhất. Đây là một nét đẹp trong văn hóa kinh doanh mà TPBank đã xây dựng được.

1.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác huy động vốn tiền gửi.

1.7.2.1. Những mặt hạn chế

Một là, Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên so với các ngân hàng đối thủ trên thị trường, khả năng huy động vốn của TPBank còn khá hạn chế, cơ cấu vốn huy động từ khách hàng chỉ chiếm tỷ trọng trung bình trong tổng nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 lần lượt là 36% - 23% - 57% tỷ trọng này còn khá thấp so với các ngân hàng đối thủ, Techcombank năm 2012 tỷ trọng này là 58%, ở ngân hàng VIB là 69%, ở ngân hàng BacABank là 86% . Việc tăng tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn của ngân hàng giúp cho ngân hàng có thêm lượng vốn khả dụng, tăng cơ hội sinh lời cho ngân hàng. Việc TPBank chưa huy động được nhiều vốn từ thị trường 1 để hoạt động, vẫn phải sử dụng nhiều nguồn vốn tự có, vốn vay làm giảm các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Hai là, kết cấu kỳ hạn của nguồn vốn chưa cân đối. Trong cơ cấu tiền gửi huy động mặc dù tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng trong đó là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Vốn tiền gửi trung và dài hạn chỉ đạt khoảng 23 – 36%

tổng nguồn tiền gửi huy động chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn.

Việc phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn có thể khiến chi nhánh đối mặt với vấn đề rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.

1.7.2.2. Nguyên nhân

 Nguyên nhân khách quan

Một là, NHNN ban hành nhiều quy định liên quan đến trần lãi suất huy động, và việc ngừng huy động vàng trong năm 2011 và 2012 khiến cho các NH không thể chạy đua lãi suất để huy động tiền gửi cộng với việc lãi suất tiền gửi giảm khiến khách hàng cũng không quá mặn mà gửi tiền mà chuyển sang một số kênh đầu tư khác. Cụ thể, ngày 28/9/2011 NHNN ban hành thông tư số 30 quy định lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên là 14%/năm xử lý đối với các TCTD huy động vượt trần lãi suất nhằm chấm dứt tình trạng huy động vốn thông qua cạnh tranh đẩy cao lãi suất. Ngày 11/6/2012 NHNN ban hành thông tư số 19 quy định trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm, ngày 1/5/2012 NHNN ban hành thông tư 11/2011/TT-NHNN về việc chấm dứt huy động vàng của các NHTM. Gần đây nhất ngày 17/3/2014 NHNN ban hành thông tư quy định trần lãi suất huy động các khoản tiền gửi dưới 6 tháng ở mức 6%. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại nói chung, của TPBank nói riêng trong thời gian tới. Các quy định trên đã ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng TPBank.

Hai là, TPBank là ngân hàng mới, so với các đối thủ cạnh tranh, TPBank có nguồn vốn cũng như hệ thống chi nhánh, khách hàng còn khá hạn chế. Bên cạnh đó sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, không chỉ là các định chế ngân hàng mà còn từ những định chế tài chính khác như công ty tài chính, công ty bảo hiểm…với uy tín và lãi suất hấp dẫn đã thu hút một lượng lớn khách hàng tạo một áp lực lớn lên việc huy động vốn của TPBank Hội sở.

 Nguyên nhân chủ quan

Một là, TPBank là ngân hàng mới thành lập, mức độ phủ sóng hình ảnh, thương hiệu, mạng lưới chi nhánh còn hạn chế nên hình ảnh của TPBank cần được đẩy mạnh quảng bá rộng rãi. Cũng từ đặc điểm mới thành lập mà công tác quảng cáo tiếp thị về NH còn hạn chế. Mặc dù TPBank Hội sở đã đưa ra nhiều hình thức huy động tiền gửi đến với khách hàng nhưng vẫn chưa chú ý đến công tác quảng cáo tiếp thị quảng cáo. Cho nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết đầy đủ về các sản phẩm tiền gửi mới mang tính chất đột phá tại NH ví dụ sản phẩm tiết kiệm điện tử, do đó họ thường sử dụng các hình thức gửi tiền truyền thống là chủ yếu. Chính điều này đã gây nên một sự chênh lệch lớn về lượng tiền gửi trong cơ cấu tiền gửi.

Hai là giai đoạn 2011 đến tháng năm 2012 TPBank đang trong giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng nên chưa tập trung tất cả nguồn lực để

phát triển kinh doanh. Đến tháng 7 năm 2012, khi kế hoạch tái cơ cấu đã được NHNN phê chuẩn thì TPBank đã có được những bước tiến bộ trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

Ba là khả năng huy động vốn trung và dài hạn của TPBank Hội sở còn hạn chế do chưa có nhiều chính sách lãi suất hợp lý, lãi suất trung và dài hạn chênh lệch rất ít, thậm chí có những giai đoạn lãi suất 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng như nhau, điều này khiến khách hàng không sẵn sàng gửi kì hạn dài mà sẽ gửi kì hạn ngắn hơn rồi cuối kì tất toán sổ, đáo hạn, gửi kì hạn mới theo lãi suất tại thời điểm tất toán nhằm tránh rủi ro lãi suất.

1.8. Phương hướng, chính sách của ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở chính miền Bắc (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w