CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4. Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở chính
1.4.4. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Tiên Phong Hội sở chính giai đoạn 2010-2012
1.6.2.2. Phân tích các nhân tố môi trường kinh doanh tác động tới huy động vốn tiền gửi của ngân hàng TMCP Tiên Phong hội sở
• Môi trường bên ngoài
Môi trường kinh tế :
Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và ngành ngân hàng nói riêng. Nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng, thu nhập của nhân dân giảm, lạm phát tăng cao nên nguồn tiền nhàn rỗi của nhân dân không nhiều và dư giả như thời kì trước. Tuy nhiên, với sự đóng băng của thị trường bất động sản cũng như sự bất ổn định của thị trường chứng khoán, trong giai đoạn này kênh đầu tư an toàn nhất vẫn là ngân hàng, đây cũng là điểm giúp ngân hàng huy động vốn dễ dàng hơn.
Môi trường chính sách – pháp luật :
Với chính sách lãi suất giai đoạn 2010-2011 khá lỏng, các ngân hàng chạy đua lãi suất, tăng sức cạnh tranh của mình bằng cách tăng lãi suất huy động. Điều này gây áp lực lên TPBank, khi còn là một ngân hàng non trẻ, việc chạy đua lãi suất với các ngân hàng đối thủ bên cạnh các chi phí marketing, quảng bá hình ảnh ngân hàng đã làm cho chi phí lãi của TPBank Hội sở cao hơn so với các ngân hàng khác.
Năm 2012, với sự thay đổi trần lãi suất, lãi suất trần hạ xuống 9% làm dịu bớt phần nào cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng, tuy nhiên, giảm lãi suất lại làm cho khách hàng cân nhắc giữa gửi tiền vào ngân hàng với những kênh đầu tư khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Môi trường ngành :
Toàn ngành ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 đều có xu hướng chuyển sang hướng bán lẻ, điều này là một xu thế tất yếu bởi lượng khách hàng thường đến giao dịch ở các ngân hàng thương mại đa phần đều là khách hàng cá nhân. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 90-95% tổng số các doanh nghiệp trên cả nước, việc phát triển theo hướng bán lẻ là hướng đi đầy tiềm năng. Trước xu thế đó, TPBank cũng không nằm ngoài quồng quay đấy, từ năm 2011 TPBank chuẩn bị phương án tái cơ cấu đồng thời chuyển hướng sang dịch vụ bán lẻ, điều này đã có tỏc động rừ rệt, tổng nguồn vốn huy động của khỏch hàng cỏ nhõn tăng lờn và giữ ở mức cao. So với các ngân hàng thương mại khác,TPBank còn non trẻ, là ngân hàng mới nên phải mất nhiều chi phí, thời gian, công sức để quảng bá hình ảnh, marketing cho sản phầm của mình, chính vì thế chi phí nói chung và chi phí trả lãi nói riêng của TPBank còn khá cao.
• Môi trường bên trong :
Cổ đông chiến lược :
Cổ đông chiến lược của TPBank là tập đoàn FPT nên về mức độ ứng dụng công nghệ kĩ thuật trong dịch thanh toán được khách hàng đánh giá cao, với hệ thống máy ATM, POS thanh toán được trang bị rộng rãi, TPBank đã và đang thu
hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi thanh toán, với xu hướng ngày càng tăng về tổng tiền gửi, với khoản tiền này, chi phí lãi ngân hàng phải trả thấp ( lãi không kì hạn), điều này là một lợi thế cho ngân hàng để tăng doanh thu thuần từ lãi.
Nguồn nhân lực
So với các ngân hàng thương mại trong toàn ngành, nguồn nhân lực của TPBank là những cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm được tuyển chọn kĩ càng, cùng với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, được đào tạo theo chương trình chuẩn chung của ngân hàng (Tiên Phong Bank Mini Banker) đảm bảo được kiến thực chuyên môn nghiệp vụ cũng như cung cấp cho khách hàng sản phẩm tiền gửi với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Chính điều này đã gây được ấn tượng tốt với ngân hàng, khi được hỏi về chất lượng dịch vụ sản phẩm tiền gửi, 100% khách hàng được hỏi đều đánh giá tốt và xuất sắc.
2. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN
PHONG HỘI SỞ CHÍNH: