Giải quyết tình huống

Một phần của tài liệu Một số bài tập tình huống kinh tế thương mại tham khảo và cách giải quyết cụ thể (Trang 38 - 48)

1. Xác định các hình thức đại lý theo hợp đồng số 18/HĐĐL.

Các hình thức đại lý trong hợp đồng là:

- Công ty Sơn Tùng chịu trách nhiệm bán toàn bộ 10.000 tivi nhãn hiệu FTV cho công ty Hồng Hà với giá giao đại lý là 2.200.000 VNĐ/1 chiếc

 Hình thức đại lý bao tiêu được quy định tại KHoản 1 Điều 169 Luật thương mại 2005 theo đó thức đại lý và bên giao đại lý thực hiện mua,bán tron vẹn khối lượng hàng hóa cụ thể toàn bộ 10.000 tivi nhãn hiệu FTV.Trong hình thức này bên giao đại lý ấn định giá cho bên giao đại lí(2.200.000 VNĐ/1 chiếc.),bên đại lý quyết định giá bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ cho khách hàng,do đó thù lao mà bên đại lí được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá bán thực tế so với giá mua,giá bán cho bên giao đại lí theo quy định.

- Công ty Hồng Hà chỉ giao đại lý trên địa bàn Hà Giang đối với mặt hàng tivi FTV cho công ty Sơn Tùng;

Đây là hình thức dại lý độc quyền quy đinh tại Khoản 2 Điều 169 theo đó mà tại một khu vực nhất định bên giao đại lí chỉ giao cho một bên đại lí mua hoặc bán một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định.(cụ thể địa bàn Hà Giang)

2.Công ty Hồng Hà có thỏa thuận, quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa. Nhận xét về thỏa thuận trên.

Trước hết, khẳng định: thỏa thuận của công ty Hồng Hà với công ty SƠn Tùng trong hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa số 18/HĐĐL là thỏa thuận trái với quy định của pháp luật. Điều khoản này sẽ bị vô hiệu trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng.

Điều khoản này được công ty Hồng Hà và công ty Sơn Tùng thỏa thuận nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu và trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa từ bên giao đại lí sang cho bên đại lí khi bên giao đại lí đã giao hàng hóa cho bên đại lí theo hợp đồng đại lí.

Ta thấy, trong quan hệ hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa, bên giao đại lí chỉ giao hàng hóa cho bên đại lí bán hàng mà không chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên đại lí. Khi bên đại lí giao kết, thực hiện hợp đồng với khách hàng, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển từ bên giao đại lí sang cho khách hàng. Với tư cách là chủ sở hữu của hàng hóa, bên giao đại lí được toàn quyền định đoạt đối với hàng hóa của mình cũng như phải chịu mọi rủi ro đối với hàng hóa cũng như gánh chịu mọi trách nhiệm đối với khách hàng về chất lượng của hàng hóa (trừ trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do lỗi bảo quản của bên đại lí).

Nội dung này cũng được Điều 170. Luật thương mại 2005 quy định: “Bên giao đại lí là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lí”. Quy định này có hiệu lực đối với mọi quan hệ đại lí và các bên của hợp đồng đại lí có nghĩa vụ phải tuân thủ.Nếu trong hợp đồng đại lí không có thỏa thuận về quyền sở hữu hàng hóa thì khi có tranh chấp xảy ra, Điều 170.Luật thương mại 2005 sẽ được áp dụng.Nếu trong hợp đồng đại lí có đưa vấn đề này vào hợp đồng thì mọi thỏa thuận phải phù hợp với Điều 170.Mọi thỏa thuận trái với quy định này đều vô hiệu, không có hiệu lực thi hành.

Khác với quan hệ mua bán hàng hóa có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, trong quan hệ đại lí mua bán hàng hóa, bên đại lí không phải là người mua hàng của bên giao đại lí.Hàng hóa thuộc quyền sở hữu của bên giao đại lí và bên đại lí có nghĩa vụ phải bảo quản.Chính vì vậy, khi hàng hóa bị hư hỏng, tiêu hủy, các bên trong hợp đồng đại lí rất dễ phát sinh tranh chấp về việc bên nào sẽ phải chịu rủi ro đối với hàng hóa nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng.

Giả sử trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa số 18/HĐĐL trên, tại kho chứa hàng của công ty Sơn Tùng bị cháy là toàn bộ số hàng hóa trong kho bị hư hỏng. Công ty Hồng Hà yêu cầu công ty Sơn Tùng thanh toán tiền hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Công ty Sơn Tùng cho rằng mình chỉ là

bên đại lí nên không có nghĩa vụ chịu rủi ro đối với hàng hóa bị hư hỏng và không thanh toán tiền hàng. Do đó mà phát sinh tranh chấp. Để xác định trách nhiệm gỏnh chịu rủi ro trong trường hợp này ta phải hiểu rừ: thứ nhất, bản chất hợp đồng 18/HĐĐL là hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa hay hợp đồng mua bán hàng hóa;

thứ hai: việc hai công ty thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa trong hợp đồng có phát sinh hiệu lực không. Xét theo quy định cứng của Luật thương mại 2005 tại Điều 170 thì việc công ty Hồng Hà có thỏa thuận quyền sở hữu của hàng hóa sẽ được chuyển giao cho công ty Sơn Tùng khi hàng hóa được chuyển giao là thỏa thuận trái pháp luật. Do đó, điều khoản này không phát sinh hiệu lực pháp luật trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa.

Như đã nói ở trên, thỏa thuận nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu và trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa từ bên giao đại lí sang cho bên đại lí khi bên giao đại lí đã giao hàng hóa cho bên đại lí theo hợp đồng đại lí. Mặc dù quyền sở hữu hàng hóa không thể chuyển giao được cho bên đại lí nhưng các bên có thể thỏa thuận phân chia gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa. Luật thương mại 2005 cho phép các bên có quyền tự do thỏa thuận về vấn đề này. Các bên có thể thỏa thuận bên đại lí phải gánh chịu trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, tiêu hủy, mất mát kể từ thời điểm giao hàng do lỗi của mình gây ra hoặc trong các trường hợp bất khả kháng. Hoặc, các bên có thể thỏa thuận bên đại lí phải mua bảo hiểm cho hàng hóa trong thời gian sau khi giao hàng đến khi bán.

Trong thực tiễn kinh doanh, hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa thường bị nhầm lẫn với hợp đồng phân phối hàng hóa.Hợp đồng phân phối hàng hóa được pháp luật nhiều nước quy định với ý nghĩa là một dạng hợp đồng mua sỉ, bán lẻ nhưng không được đề cập đến trong Luật thương mại. Hợp đồng phân phối hàng hóa được hiểu là sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hàng hóa, theo đó nhà phân phối nhân danh chính mình mua hàng hóa của người cung cấp để bán

lại. Nhà cung cấp hàng hóa có thể chấp thuận chỉ giao hàng hóa cho duy nhất một nhà phân phối trong một khu vực đại lí xác định.

3.Sau khi bán được 5.000 tivi, do mưa bão, kho của công ty Sơn Tùng bị ngập, toàn bộ số hàng 5.000 tivi còn lại bị hỏng hoàn toàn. Xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp này.

Bên chịu trách nhiệm trong trường hợp này là bên đại lí tức công ty Hoàng Hà nếu không có điều kiện thỏa thuận về việc này trong hợp đồng; còn nếu hai bên có thỏa thuận về chuyển rủi ro thì sẽ thực hiện theo hợp đồng.

Như đã trình bày ở câu 1. hình thức đại lý theo hợp đồng số 18/HĐĐL được ký kết giữa công ty Hồng Hà và công ty Sơn Tùng là hình thức đại lý bao tiêu.

Trong đó, bên giao đại lí là công ty Hồng Hà và bên đại lí là công ty Sơn Tùng.

Theo hợp đồng đã ký, bên đại lý (công ty Sơn Tùng) chịu trách nhiệm bán toàn bộ 10.000 chiếc tivi nhãn hiệu FTV cho bên giao đại lý (công ty Hồng Hà).

Theo khái niệm đại lý được quy định tại Điều 166 Luật Thương mại ta có thể thấy nội dung của hoạt động đại lý bao gồm 2 việc chính. Đó là, bên giao đại lý và bên đại lý ký kết hợp đồng đại lý, và tiếp theo, bên đại lý sẽ nhân danh chính mình tham gia ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ ba.

Cụ thể trong trường hợp này, công ty Sơn Tùng là đại lý bán hàng của công ty Hồng Hà khi chịu trách nhiệm bán 10.000 chiếc tivi cho công ty Hồng Hà. Công ty Sơn Tùng không phải là bên mua hàng của công ty Hồng Hà mà chỉ là chủ thể trung gian giữa công ty Hồng Hà với bên thứ 3. Quyền sở hữu trong đại lý thương mại cũng được quy định rất rừ tại Điều 170 Luật Thương mại: “Bờn giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý”.Theo đó, tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty Hồng Hà khi chưa được bán cho bên thứ 3. Theo đề bài, khi rủi ro xảy ra, công ty Sơn Tùng đã bán được 5.000 tivi và còn lại 5.000 tivi chưa bán được trong kho. Như vậy, 5000 tivi ở trong kho vẫn thuộc sở hữu của

công ty Hoàng Hà. Công ty Sơn Tùng (bên đại lý) chỉ nhận tài sản và có nghĩa vụ bảo quản đối với khối tài sản đó (Khoản 5 Điều 175 Luật Thương mại). Như vậy, số hàng 5.000 tivi trong kho chưa bán được thuộc quyền sở hữu của công ty Hồng Hà.

Hợp đồng đại lí là một dạng của hợp đồng dịch vụ. Và theo quy định tại Điều 519 BLDS thì đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc. Trong trường hợp này, đối tượng của hợp đồng số 18/HĐĐL là việc công ty Sơn Tùng bán hàng hóa của công ty Hồng Hà ra thị trường.

Rủi ro xảy ra khi công ty Hồng Hà đã chuyển giao toàn bộ 10.000 chiếc tivi cho công ty Sơn Tùng và công ty Sơn Tùng đã bán ra thị trường được 5000 chiếc, trong kho còn lại 5.000 chiếc. Như vậy, khi sự cố ngập nhà kho xảy ra, 5.000 chiếc tivi có trong kho đang thuộc sự bảo quản, trông coi của công ty Sơn Tùng. Để có thể xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp này cần phải căn cứ vào các trường hợp cụ thể:

Trong trường hợp các bên có thỏa thuận cụ thể tại hợp đồng về bên chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro thì mọi thiệt hại sẽ do bên chịu trách nhiệm gánh chịu. Theo đó:

- Nếu hợp đồng quy định, công ty Hồng Hà là chủ sở hữu nên chịu toàn bộ trách nhiệm đối với tài sản của mình, thì khi xảy ra rủi ro, công ty Hồng Hà phải chịu toàn bộ thiệt hại.

- Ngược lại, nếu hai bên có thỏa thuận điều khoản chuyển rủi ro trong hợp đồng thì trách nhiệm khi gặp rủi ro sẽ được chuyển giao cho bên đại lí là công ty Sơn Tùng kể từ khi hàng được giao. Đây là một thỏa thuận có lợi cho bên giao đại lí là công ty Hồng Hà khi xảy ra sự cố.

Trong trường hợp hợp đồng không nhắc đến vấn đề chịu trách nhiệm khi rủi ro xảy ra thì các bên phải dựa vào quy định của pháp luật để giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề chịu trách nhiệm rủi ro trong đại lý thương mại không được quy định

cụ thể tại Luật Thương mại 2005 hay trong phần hợp đồng dịch vụ của Bộ Luật Dân sự. Vì vậy, trong trường hợp này, ta giải quyết như sau:

Như đã nêu ở trên, 5.000 tivi trong kho vẫn thuộc sở hữu của công ty Hồng Hà nhưng do công ty Sơn Tùng quản lí. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 175 Luật Thương mại về Nghĩa vụ của bên đại lý: “Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán…” thì bảo quản, trông giữ hàng hóa sau khi công ty Hồng Hà chuyển giao là nghĩa vụ của công ty Sơn Tùng. Trong các trường hợp do lỗi của mình mà công ty Sơn Tùng không bảo quản được tài sản gây hư hỏng nghĩa là công ty Sơn Tùng đã vi phạm nghĩa vụ của mình và phải chịu trách nhiệm với vi phạm đó. Tuy nhiên, trường hợp này, kho bị ngập do mưa bão, là sự cố bất ngờ, bất khả kháng, không do lỗi của bên nào. Do đó, ta sẽ giải quyết như sau:

- Trong trường bên công ty Sơn Tùng tuy có thể khắc phục sự cố hoặc biết được tình hình xảy ra có khả năng ngăn cản như biện pháp di dời hàng hóa...mà không thực hiện gây nên rủi ro thì bên công ty Sơn Tùng sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm hoặc chịu toàn bộ trách nhiệm trong vụ việc này vì vi phạm nghĩa vụ của mình.

- Trong trường hợp, công ty Sơn Tùng đã chứng mình được mình sử dụng mọi biện pháp có thể nhưng sự cố vẫn xảy ra và vượt ngoài khả năng kiểm soát của họ thì trách nhiệm chịu rủi ro thuộc về công ty Hồng Hà vì đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.

4.Để thực hiện chương trình khuyến mại, công ty Hồng Hà cần làm những thủ tục như thế nào. Xử lý trong trường hợp, sau khi kết thúc chương trình khuyến mại, số lượng giải thưởng có người bốc thăm trúng là 2 tỷ đồng.

Do công ty Hồng Hà tiến hành chương trình khuyến mại bốc thăm trúng thường nên ta có thể xác định hình thức khuyến mại ở đây là hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi.

* Để thực hiện chương trình khuyến mại, công ty Hồng Hà cần tiến hành những thủ tục:

Thứ nhất, thông báo thực hiện khuyến mại. Chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại, công ty Hồng Hà phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở thương mại nơi tổ chức khuyến mại. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm: Tên chương trình khuyến mại; địa bàn thực hiện chương trình khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại; hình thức khuyến mại; thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc chương trình khuyến mại; khách hàng của chương trình khuyến mại; cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại.

Thứ hai, nộp hồ sơ đăng kí chương trình khuyến mại. Theo quy định tại khoản 1 điều 16 nghị định 37/2006/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về xúc tiến thương mại thì: “1.Chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mạng tính may rủi quy định tại Điều 12 Nghị định này phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thấm quyền sau đây:

a) Sở Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Bộ Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.”

Trong tình huống trên ta thấy công ty Hồng Hà tiến hành chương trình khuyến mại bốc thăm trúng thưởng trên địa bàn các tỉnh phía Bắc nên công ty Hồng Hà cần nộp hồ sơ đăng kí thực hiện khuyến mại tại Bộ thương mại. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:

- Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao gồm: tên chương trình khuyến mại; địa bàn khuyến.mại; hàng hóa, dịch vụ được khuyến

mại; hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thời gian khuyến mại; khách hàng của chương trình khuyến mại;

- Thể lệ chương trình khuyến mại;

- Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng;

- Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;

- Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có);

- Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).

Trong thời hạn 7 bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, Bộ Thương mại sẽ xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiên chương trình khuyến mại của công ty. Văn bản xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm các nội dung: Tên chương trình khuyến mại; Hình thức khuyến mại; Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại; Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; tổng trị giá giải thưởng; Thời gian khuyến mại; Địa bàn tổ chức khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại; Xử lý giải thưởng tồn đọng; Thể lệ chương trình khuyến mại; Các nghĩa vụ khác của thương nhân thực hiện khuyến mại.

Thứ ba, sau khi có văn bản xác nhận việc đăng kí thực hiện khuyến mại của Bộ thương mại, Công ty Hồng Hà có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi thực hiện chương trình khuyến mại.

Thứ tư, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, công ty Hồng Hà phải có văn bản báo cáo với Bộ Thương Mại về kết quả chương trình khuyến mại và việc xử lý 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng (nếu có).

Một phần của tài liệu Một số bài tập tình huống kinh tế thương mại tham khảo và cách giải quyết cụ thể (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w