“Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.(Điều 254 bộ luật thương mại 2005)
Nội dung giám địnhgiám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Pháp luật về dịch vụ giám định trong thương mại có quy định đầy đủ về chứng thư giám định,Điều 260 LTM 2005 quy định như sau: “chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa về số lượng,chất lượng, quy cách, bao bì, giá trị hàng hóa, tổn thất, an toàn, vệ sinh vàcác yêu cầu khác được một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định độc lập cấptheo yêu cầu của bên yêu cầu giám định…. Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định”
Trong trường hợp này ta thấy chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lí đối với bên yêu cầu giám định là công ty B.
Khi xét về giá trị pháp lí của chứng thư giám định, điều 261và điều 262 Luật thương mại 2005 đã quy định:
“Điều 261: Giá trị pháp lí của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định
Chứng thư giám định có giá trị pháp lí đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kĩ thuật nghiệp vụ giám định.
Điều 262: Giá trị pháp lí của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng
1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định có giá trị pháp lí đối với tất cả các bên nếu không chứng mình được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kĩ thuật, nghiệp vụ giám định.
2. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lí đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 261 của Luật này. Bên kia trong hợp đống có quyền yêu cầu giám định lại.
3. Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lí như sau:
a) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lí với tất cả các bên
b) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thỏa thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần hai có giá trị pháp lí với tất cả các bên”
Căn cứ vào các quy định trên ta có thể thấy trong trường hợp này công ty A và công ty B đã kí hợp đồng may 1000 chiếc áo sơ mi, sau đó đến ngày giao hàng, người đại diện của công ty A kiểm tra chất lương lô hàng và kết luận lô hàng không đạt tiêu chuẩn như trong hợp đồng đã quy định; B không đồng ý nên mới thuê tổ chức giám định để giám định lại chất lượng lô hàng. Do đó có thể thấy trong trường hợp này, công ty A và công ty B không có thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc sử dụng chứng thư giám định. Theo quy định tại khoản 2 Điều 262 thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lí đối với bên yêu cầu giám định là công ty B. Công ty A có quyền yêu cầu giám định lại.
Nếu khi giám định lại, chứng thư giám định có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu, tức là lô hàng của công ty B không đạt tiêu chuẩn thì theo quy định tại khoản 3 Điều 262 Luật thương mại 2005:
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giam định ban đầu thừa nhận kết quả chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lí với tất cả các bên, tức là lô hàng mà công ty B giao cho công ty A không đạt tiêu chuẩn.
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì công ty A và công ty B thỏa thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần hai. Kết quả giám định lại lần hai có giá trị pháp lí với tất cả các bên.
Giám định thương mại là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nền tảng để thực hiện việc giám định là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ, phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp. Có thể nói, không chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, “giám định” còn góp
phần giúp các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.