Về hình thức của hợp đồng

Một phần của tài liệu Một số bài tập tình huống kinh tế thương mại tham khảo và cách giải quyết cụ thể (Trang 51 - 55)

1. Xác định các loại hợp đồng có thể có và hình thức của hợp đồng Các loại hợp đồng có thể có

1.2. Về hình thức của hợp đồng

Hình thức của hợp đồng được quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005:

“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phỉa tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Và tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản".

Vì hợp đồng cũng là một loại giao dịch dân sự, nên theo các quy định nêu trên có thể thấy, hình thức của hợp đồng bao gồm các loại sau: bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể và bằng thông điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử)

+ Hình thức miệng:

Thông qua hình thức bằng lời nói, các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức miệng được coi là có độ xác thực thấp nhất.Khi có tranh chấp giữa các bên về một hợp đồng đã được giao kết miệng với nhau, bất cứ bên nào cũng có thể phủ nhận tất cả những cam kết trước đây của mình. Hình thức hợp đồng miệng được áp dụng với những hợp đồng có giá trị nhỏ, những trường hợp các bên tham gia giao kết hợp đồng đã có độ tin cậy lẫn nhau hoặcnhững hợp đồng mà có thể được thực hiện và chấm dứt ngay sau khi giao kếtví dụ như đa số các hợp đồng bán lẻ đều được thực hiện dưới hình thức miệng.

Sau khi thỏa thuận miệng xong về giá cả, số lượng và chất lượng …thì hai bên thực hiện ngay thỏa thuận đó, đến đây hợp đồng coi như đã thực hiện xong và chấm dứt

+ Hình thức hành vi cụ thể: đối với hình thức này thì cần các bên thực hiện một hoặc một vài (không bắt buộc phải tất cả) hành vi là nghĩa vụ của hợp đồng thì hợp đồng đã coi là giao kết.

+ Hình thức bằng thông điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử): hình thức hợp đồng này sẽ có nhiều ưu thế hơn. Bởi việc giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản giấy không còn là hình thức thích hợp khi các bên có khoảng cách xa về mặt địa lý.

Chủ thế ở quốc gia này có thể ký kết hợp đồng với chủ thể của một quốc gia khác mà không phải đi đến tận nơi gặp nhau trực tiếp để thương thảo hợp đồng. Sự phát triển mạnh mẽ của giao dịch điện tử kéo theo sự ra đời một hình thức hợp đồng mới: hợp đồng điện tử - hợp đồng giao kết thông qua phương tiện điện tử.

+ Hình thức hợp đồng bằng văn bản: Các bên có thể ký kết hợp đồng dưới hình thức cùng nhau lập một văn bản viết. Hình thức hợp đồng bằng văn bản mang tính xác thực hơn so với hình thức hợp đồng miệng. Trong văn bản đó các bên ghi đầy đủ những nội dung đã thỏa thuận, cùng ký tên xác nhận vào văn bản. Văn bản hợp đồng thường được soạn thành hai hay nhiều bản gốc giông nhau, đều phải có chữ ký của các bên, mỗi bên được giữ một bản. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia.

Các trường hợp cơ bản áp dụng hình thức văn bản này là : +) Đối với những hợp đồng có giá trị lớn.

+) Đối với những hợp đồng mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp đồng có thể diễn ra trong một thời gian dài không cùng lúc với việc giao kết (ví dụ : hợp đồng gia công xây dựng nhà…)

+) Khi giữa các bên chưa đật được sự tin cậy nhất định

Dựa vào đặc điểm áp dụng của từng hình thức hợp đồng như trên, Luật cũng đã có những quy định nhất định đối với một số loại hợp đồng cụ thể để đảm bảo giá trị ràng buộc giữa hai bên khi có tranh chấp xảy ra, nhưng đồng thời cũng có những quy định mở nhằm tôn trọng thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng, đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật đã quy định buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định, thì các bên phải tuân theo các hình thức đó.

Cụ thể hình thức của các loại hợp đồng trên được xác định như sau:

Hợp đồng gia công giữa A và B:

Điều 179 LTM 2005: “Hợp đồng gia công Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Theo Khoản 15 Điều 3 thì: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”

Như vậy, với tính chất là một hợp đồng có giá trị khá lớn, quan trọng, nhưng độ tin tưởng chưa cao, để đề phòng có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng giữa A và B theo như quy định, phải được thành lập bằng văn bản. Tuy nhiên, hợp đồng điện tử cũng khá là phù hợp đối với hợp đồng gia công của công ty A (Nhật Bản) với công ty B (Việt Nam). Vì hợp đồng điện tử cũng là một hình thức tương đương với hợp đồng bằng văn bản nhưng do khoảng cách địa lý là rất xa giữa Nhật Bản và Việt Nam, các bên khó trực tiếp gặp nhau để thương thảo hợp đồng. Thông qua hình thức này, công ty A cũng dễ dàng gặp được đối tác gia công là công ty B để thiết lập mối quan hệ dịch vụ, tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ phát triển.

Hợp đồng thuê tài sản giữa B và C:

Các bên có thể thỏa thuận về hợp đồng này được xác lập dưới hình thức miệng, văn bản hay thông qua thực hiện một hành vi. Tuy nhiên hình thức hợp đồng giữa công ty B và công ty C thì hình thức hợp đồng là văn bản hợp lý nhất vì đối tượng của hợp đồng thuê này là tài sản.Thời gian xác định công ty C giao 10 chiếc máy may cho công ty B thuê là từ 30/8 đến 30/10/2012 là trong một thời gian dài và không cùng lúc với việc giao kết. Và để giữ tin tưởng cho các bên, chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thuê, và có căn cứ để giải quyết tranh chấp thì hình thức hợp đồng thuê bằng văn bản là chứng cứ hữu hiệu nhất.

Hợp đồng dịch vụ giám định giữa B và tổ chức giám định:

Hoạt động giám định là một hoạt động tương đối cần thiết trong thương mại khi thương nhân cần sự xác định về chất lượng thực tế của hàng hóa. Áp dụng đối với trường hợp trên, khi B thuê tổ chức giám định để lấy chứng thư giám định làm căn cứ đạt tiêu chuẩn cho lô hàng của mình. Chứng thư giám định đó chỉ có giá trị pháp lý khi có hợp đồng dịch vụ giữa B và tổ chức giám định, chứng minh được rằng B đã đứng ra thuê tổ chức đó. Tổ chức giám định với những điều kiện luật định sẽ tiến hành kiểm tra lượng hàng hóa nói trên.Với tính chất quan trọng như thế, thì hợp đồng giữa B và tổ chức giám định nên được lập bằng văn bản.

Một phần của tài liệu Một số bài tập tình huống kinh tế thương mại tham khảo và cách giải quyết cụ thể (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w