Thiệt hại tài sản do ảnh hưởng từ cơn bão do ai chịu trách nhiệm?

Một phần của tài liệu Một số bài tập tình huống kinh tế thương mại tham khảo và cách giải quyết cụ thể (Trang 58 - 61)

Do B không có đủ số máy móc nên đã thuê thêm 10 chiếc máy may của C thời hạn từ 30/8 đến 30/10/2012. Ngày 28/10, do ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão Sơn Tinh, nhà xưởng của B bị sập, trong đó làm 6 chiếc máy may thuê của C bị hỏng.

Hoạt động thương mại mà B và C thực hiện trong trường hợp này là hoạt động thuê hàng hóa theo quy đinh tại Điều 269 Bộ luật thương mại năm 2005:"Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.". Như vậy theo quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê hàng hóa quy định tại Điều 271 Luật thương mại thì bên B có nghĩa vụ phải giữ gìn bảo quản và trả lại hàng hóa cho bên C khi hết hạn thuê. Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên vì vậy việc chịu trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại có thể đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng cũng có thể chưa.

Theo đó, để giải quyết tình huống, nhóm xin chia thành hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng về việc chuyển rủi ro hay trách nhiệm chịu thiệt hại khi có sự cố xảy ra.

Bản chất của hợp đồng là một sự thỏa thuận tự nguyện. Nói cách khác, lợi ích của hợp đồng mang lại chính là động lực thúc đẩy các bên tiến hành giao kết hợp đồng. Một khi đã giao kết hợp đồng tự nguyện, các bên phải chịu trách nhiệm đối với những gì mình đã thỏa thuận.

Khi đó bên nào có nghĩa vụ chịu trách nhiệm được ghi trong hợp đồng sẽ chịu thiệt hại trong trường hợp này. Dù pháp luật cũng có quy định về vấn đề này tuy

nhiên trong quá trình thỏa thuận để đảm bảo lợi ích của các bên được ngang nhau thì họ sẽ lựa chọn phương án phù hợp nhất với mình, có thể chịu thiệt về vấn đề này để đổi lại lợi ích từ vấn đề khác.

Trường hợp 2: Các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng.

Điều 161 Bộ luật dân sự qui định như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần…Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới.

Sự việc cơn bão có thể coi là sự kiện bất khả kháng do đây là một hiện tượng thiên tai, hoàn toàn khách quan và nằm ý muốn chủ quan của con người. Song với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại thì việc bão đổ bộ vẫn có thể dự báo trước để có sự chuẩn bị trước. Do đó, để xác định được trách nhiệm chịu bồi thường thiệt hại cho bên nào ta cần phải xác định mặt chủ quan của các bên. Nhóm chia trường hợp 2 thành hai tình huống như sau:

- Tình huống một: Công ty B đã nhận được thông tin về cơn bão, đã báo lại cho công ty C, và có sự chuẩn bị phòng chống song vẫn không chống lại được sức mạnh của thiên nhiên hoặc do không hề có thông tin gì về cơn bão, cơn bão ập đến bất ngờ với sức phá hủy lớn:

Trong tình huống này, công ty C phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra bởi:

Thứ nhất, công ty C là chủ sở hữu của tài sản đó theo Điều 166 Bộ Luật Dân sự quy định: " Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác".

Thứ hai, trong tình huống này, công ty B không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại vì đã sử dụng hết khả năng để bảo vệ tài sản thuê nhưng không được. Theo quy định tại khoản 1 Điều 273 Luật Thương mại về trách nhiệm chịu tổn thất trong thời gian thuê: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cho thuê phải chịu tổn thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó”.

Như vậy, trong trường hợp này, công ty C phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra.

- Tình huống hai: công ty B nhận được thông tin về cơn bão và để mặc cho hậu quả xảy ra :

Đối với tình huống này, công ty B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty C bởi:

Theo quy đinh tại Bộ luật dân sự, hàng hóa trong hoạt động thương mại thuê hàng hóa nêu trên chính là tài sản của C. Căn cứ vào Ðiều 480 Bộ luật Dân sự"Hợp đồng thuê tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê" thì hợp đồng mà B và C kí với nhau là hợp đồng cho thuê tài sản mà cụ thể trong trường hợp này là 6 chiếc máy may. Bộ luật dân sự 2005 có quy định về Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê tại khoản 1 Điều 487. như sau:"Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê như tài sản của chính mình, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ;

nếu làm mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường.”

Trong tình huống này, công ty B đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo quản tài sản (6 chiếc máy may) của mình: không có các biện pháp gia cố xưởng hay di dời tài sản trước cơn bão gầy nên thiệt hại về tài sản, thiệt hại xảy ra là do lỗi của công ty B.

Như vậy trong trương hợp này, công ty B sẽ phải bồi thường thiệt hại cho công ty C do công ty B có lỗi trong việc gây ra thiệt hại.

Một phần của tài liệu Một số bài tập tình huống kinh tế thương mại tham khảo và cách giải quyết cụ thể (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w