Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội thành phố Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố huế (Trang 35 - 40)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội thành phố Huế

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Huế nằm trong tỉnh Thừa Thiên Huế, là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm gọn trong phạm vi 107o31’45”-107o38' kinh Ðông, và 15059’30” – 16044’30” vĩ Bắc, thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm [4].

Hình 1. Bản đồ Thành phố Huế 4.1.1.2. Khí hậu và thời tiết

Do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lai bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam – Bắc nước ta. Thừa Thiên Huế chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Về mùa đông (từ tháng 9 năm trước đến thàng 3 năm sau), không khí lạnh từ trung tâm khí áp cao lạnh cực đới của lục địa châu Á (Xibia) thổi tới vùng áp thấp lục địa châu Úc dưới dạng những đợt gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh cực đới tràn xuống Thừa Thiên Huế. Trong quá trình di chuyển xuống phía Nam không khí khô

lạnh cực đới bị biến tính mạnh, được sưởi ẩm một ít và lạnh hơn. Khi gió mùa Đông Bắc về nhiệt độ giảm đột ngột, nhiệt độ trung bình ngày giảm trung bình 3 – 60C, cá biệt có đợt giảm 10 – 120C, đồng thời có sự gia tăng lượng mây và mưa. Trong mùa đông, ngoài gió mùa Đông Bắc, Thừa Thiên Huế còn chịu ảnh hưởng của gió tín phong Đông Bắc nóng ẩm (mậu dịch phong) bắt nguồn từ trung tâm áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương hoặc từ trung tâm áp cao phụ biển Đông Trung Hoa thổi vào. Mậu dịch phong nóng ẩm khi tiếp xúc mặt đệm ẩm lạnh trở nên ổn định, mang lại thời tiết dễ chịu, có khi gây ra mưa phùn, sương mù vào lúc sáng sớm [4].

Bảng 4.1. Các đặc trưng về khí hậu của Thừa Thiên Huế Đặc

trưng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Nhiệt độ (oC)

19,3 22,8 24,7 25,0 26,8 29,2 29,2 28,0 26,7 24,7 21,6 22,3 25,0 Giờ

nắng (giờ)

33 184 136 115 173 262 275 148 154 48 38 93 138,3

Lượng mưa (mm)

255,3 3,0 100,4 180,2 153,1 16,8 63,4 260,8 306,5 1543,8 907,0 603,0 366,1

Độ ẩm

(%) 93 87 90 87 85 77 76 85 88 94 92 92 87,2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT-Huế năm 2013 – Chi cục thống kê TT-Huế Vào mùa hè, ở thời kì đầu (tháng 4 – 6), do tác động hiệu ứng “phơn” nên không khí trở nên khô, nóng. Vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7 – 9) còn có khối không khí nóng, ẩm và bất ổn định Nam Thái Bình Dương đi lên. Khi gió mùa Tây Nam cực thịnh thường mang lại thời tiết xấu, bất lợi, nhưng mang lại một lượng mưa đáng kể vào thời kì này.

Thành phố Huế được thừa hưởng chế độ bức xạ dồi dào. Tổng lượng bức xạ thực tế phân bố không đồng đều theo tháng. Bức xạ cực đại thực tế chỉ đạt được trong khoảng tháng 4 hoặc tháng 5 và tháng 7. Tổng lượng bức xạ thực tế từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau chiếm 42% tổng lượng bức xạ thực tế năm.

Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

Chế độ nhiệt: Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.

+ Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.

+ Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm trung bình 85%-86%.

- Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.

- Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:

+ Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.

+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt [4].

+ Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10.

4.1.1.3.Thổ nhưỡng

Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng (Dystric Plinthosols): chiếm đa số ở thành phố Huế, đất có khả năng thoát nước tốt, quá trình rửa trôi trọng lực trong phẩu diện đất xảy ra mạnh, thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng chua vừa đến ít chua (pHKCl 4,6 – 5,5), hàm lượng mùn trung bình (1,5 – 2%), đạm tổng số khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo.

Đất phù sa được bồi hằng năm (Dystric Fluvisols): chiếm tỉ lệ ít, đất có phản ứng chua vừa, hàm lượng mùn ở tần mặt trung bình (1 -1,5%), lân dễ tiêu nghèo, độ no bazơ trung bình (50 – 60%). Loại đất này có độ phì tự nhiên khá, lại có những ưu điểm như:

thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, tầng đất dày, thoát nước tốt.

Đất phù sa không được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): chiếm tỉ lệ ít, hình thái giải phẫu đã có sự phân hóa, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. Đất có phản ứng chua; hàm lượng mùn từ trung bình – hơi nghèo (0,9 – 1,5%), đạm tổng số trung bình

(0,08 – 0,1%), lân tổng số khá (0,1 – 0,12%), lân dễ tiêu trung bình, độ no bazơ thấp – trung bình (40 – 55%). Như vậy, đất có độ phì tự nhiên khá.

Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Ferralic Acrisols): đất này được sinh ra từ đá phiến sa thạch, phiến thạch sét, phiến mica, gơnai,… Tầng đất dày trên 1,5 m, thành phần cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, hạt, lớp đất mặt khá tơi xốp.

Hàm lượng mùn khá, đạm tổng số trung bình, nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân và kali tổng số cũng như dễ tiêu đều nghèo. Phản ứng của đất từ chua đến rất chua, độ no bazơ thường dưới 50%.

Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols): đất bị xói mòn mạnh trơ sỏi đá, tầng đất mặt bị hao mòn, rửa trôi mãnh liệt nên còn rất mỏng, có đá lộ đầu hoặc mất hẳn tầng đất để trơ ra cả đá gốc, trở nên khô cạn khốc liệt. Đất không còn kết cấu và đã cạn chất dinh dưỡng [4].

4.1.1.4.Thủy văn

Hệ thống sông Hương có lưu vực hình nan quạt với diện tích lưu vực 2.830 km2, chiếm gần 3/5 diệnt tích của tỉnh, chiều dài sông 104 km. Hệ thống sông Hương có 3 nhánh sông chính: Sông Bồ, sông Hữu Trạch, và sông Tả Trạch. Các nhánh sông chính này đều bắt nguồn từ khu vực núi trung bình thuộc huyện A Lưới, Nam Đông chảy qua các huyện Phong Điền, Hương Trà, Thành phố Huế, huyện Hương Thủy, và cuối cùng chảy vào phá Tam Giang. Theo đặc điểm hình thái chính của hệ thống sông Hương có thể tách thành hai đoạn sông: đoạn chảy qua đồi núi và đoạn chảy qua đồng bằng duyên hải.

Đoạn sông chảy qua đồi núi thường có đáy sông dốc, nhiều thác ghềnh, không bị ảnh hưởng triều. Vào mùa mưa lũ, vận tốc, mực nước đều rất cao, ngược lai trong mùa cạn, các đặc trưng thủy văn này đều đạt giá trị rất thấp, lòng sông lộ nhiều cuội sỏi, đá tảng.

Trên đoạn sông chảy qua vùng đồng bằng dòng sông hiền hòa, chảy quanh co và bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều và độ mặn. Sông Hương chảy qua kinh thành Huế và đến Bao Vinh thì lại chuyển hướng Tây Nam – Đông Bắc để rối sau đó hội tụ với sông Bồ ở ngã ba Sình trước khi đổ ra phá Tam Giang.

4.1.1.5.Tài nguyên thực vật

Huế là một thành phố được đánh giá có tỷ lệ cây xanh trên đầu người khá cao so với các đô thị khác trong cả nước. Trong khi các đô thị đứng đầu như Hà Nội có khoảng 5 m2 cây xanh trên đầu người, Thành phố Hồ Chí Minh có trung bình khoảng 3 – 4 m2 trên đầu người, thậm chí có nơi chỉ có 0,6 m2, thì ở Thành phố Huế được đánh giá thực trạng cây xanh trên đầu người vào khoảng 12.5 m2. Điều này chứng tỏ nguồn cây xanh ở đây khá phong phú và đa dạng. Hiện nay, tỉnh vẫn đang phấn đấu để nâng cao diện tích cây xanh trên đầu người, cũng như các chủng loại cây.

Cây cảnh quan ở Huế đa số là cây thân gỗ. Trước đây vào thời kỳ Pháp thuộc, một số con đường được bố trí trồng đơn thuần một chủng loại riêng như: đường 23/8 cây Xà

cừ(Khasya senegalensis) đường Lê Lợi – cây Long não (Cinamomom comphora), Sau sau(Liquidamba formosana)đường Trần Hưng Đạo – cây phượng vĩ (Delonix regia), đường Đống Đa – cây Cọ dầu (Elacis guineensis), đường Đoàn Thị Điểm cây Nhội(Bischofia trifoliata)...

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Thành phố Huế 4.1.2.1. Dân số và lao động

Theo niên giám thống kê năm 2013 thì dân số trung bình của Thành phố Huế là 335.747 người, với diện tích là 70,99 km2. Dân số tập trung ở thành phố đông đúc, trong khi diện tích lại nhỏ hơn nhiều so với các huyện khác nên mật độ dân số ở đây khá cao, vào khoảng 4729,5 người/km2, trong khi mật độ dân số toàn tỉnh chỉ có 226,1 người/km2 [4].

4.1.2.2. Giáo dục, văn hóa, y tế

Từng là một thủ đô xưa của thời phong kiến nên Huế có một nền văn hóa phong phú và riêng biệt, được sự công nhận của USNECO, Huế trở thành trung tâm Festival của cả nước, nơi bảo tồn các di sản văn hóa vật thể như các chùa chiềng, lăng tẩm nổi tiếng, và cả văn hóa phi vật thể như ca múa nhạc cung đình.

Giáo dục ở đây cũng được chú trọng phát triển, có nền dân trí khá cao. Số lượng và chất lượng giáo dục đảm bảo như số lượng trường học, giáo viên, học sinh, chất lượng giảng dạy, các điều kiện cho người dạy và học đều đảm bảo. Riêng trong địa bàn thành phố đã có 7 trường Đại học công lập cùng rất nhiều trường mẫu giáo, tiểu học, phổ thông, trung học [6]. Các hình thức giáo dục như công lập, tư thục, dạy nghề đều rất phổ biến đảm bảo cho mọi người có thể theo học.

Thành phố Huế khá nổi tiếng với nền y học hiện đại và không ngừng phát triển với nhiều giáo sư y học hàng đầu của đất nước. Bên cạnh Bệnh viện trung tâm thành phố, ở các phường xã cũng phát triển nhiều bệnh viện, trạm xã để phục vụ cho người dân.

4.1.2.3. Tình hình kinh tế

Thành phố Huế là một trọng điểm phát triển về kinh tế, xã hội của cả tỉnh, có đặc trưng về văn hóa lịch sử, và có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái . Do đó, cơ cấu kinh tế của thành phố chủ yếu là thương mại, dịch vụ, du lịch và tiểu thủ công nghiệp. Các ngành công nghiệp còn chưa phát triển đúng với tiềm năng hiện có, các ngành nghề nông nghiệp và lâm nghiệp có xu hướng ngày càng giảm dần.

Hiện nay, thành phố đang tiếp tục xây dựng thêm các khu dân cư mới tập trung ở phía Nam vùng ven thành phố, xây dựng và mở rộng thêm các đường phố; các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng và dịch chuyển ra ngoại thành để đảm bảo môi trường sinh sống cho dân cư. Bên cạnh đó, các công trình phúc lợi cũng được chú trọng mở rộng và xây dựng mới trên địa bàn thành phố.

4.2.3.4. Quy hoạch - Xây dựng cơ bản:

Tập trung đẩy nhanh công tác lập điều chỉnh các quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch. Thực hiện quản lý các quy hoạch đã được phê duyệt. Tổ chức công bố quy hoạch Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Hoàn thành, phê duyệt và công bố QHCT phường Hương Sơ- An Hòa và tiến hành lập dự án cắm mốc quy hoạch Hương Sơ - An Hòa. Hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch phân khu phường Hương Long, Thủy Xuân theo thông báo kết luận của UBND Tỉnh, nâng tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên địa bàn Thành phố từ 70%

lên 85%. Đang trình Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND Tỉnh phê duyệt: Quy hoạch khu dịch vụ cao cấp Cồn Hến; Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

Phối hợp với đơn vị tư vấn Hàn Quốc thực hiện lập quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và đầu tư thí điểm. Rà soát để điều chỉnh cục bộ các quy hoạch có những nội dung cục bộ không phù hợp, ảnh hưởng đến dân cư.

Tiếp tục đề xuất điều chỉnh quy hoạch cục bộ trên địa bàn thành phố Huế, triển khai tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc điểm xanh trục đường Tố Hữu, Công viên Nguyễn Văn Trỗi…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố huế (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)