Hiện trạng về công tác quản lý:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố huế (Trang 72 - 73)

4.4.2.1. Công tác quản lý cây con trong vườm ươm.

Cây trồng ở đô thị chịu những điều kiện hoàn cảnh môi trường khắc nghiệt nên tiêu chuẩn cây con phải đạt chiều cao tối thiểu mới có thể đem trồng trên đường phố để đạt tỉ lệ sống cao. Cây giống trồng đường phố phải đạt tiêu chuẩn đường kính gốc từ 10cm trở lên, chiều cao trên 3m.

* Các giai đoạn chuẩn bị cây con có thể chia ra 4 bước:

4.4.2.2. Công tác quản lý cây xanh đường phố và công viên trong thành phố

Hiện nay ở Thành phố, trách nhiệm quản lý cây xanh chủ yếu chỉ do Trung tâm Công viên cây xanh Huế thực hiện, số lượng cây xanh và diện tích các mảng xanh ở thành phố Huế tương đối lớn, nên Trung tâm chỉ có thể quản lý tốt một phần nào công việc của mình. Trong khi đó, nhiều nguồn nhận xét cho thấy, ý thức của người dân trong việc chăm sóc, giữ gìn cây xanh vẫn chưa cao, đây không phải là một vấn đề nhỏ mà đã trở thành vấn nạn cho cây xanh ở đô thị Huế. Nó thể hiện ở nhiều mặt như:

Việc tự tiện chặt cây và trồng các loài cây không phù hợp là trường hợp thường xuyên xảy ra trên các đường phố. Có nhiều cây xanh bố trí không hợp với phong thủy người dân thì họ sẽ tự chặt hạ hoặc làm cho cây chết dần, hoặc người dân tự đem trồng các loài cây không phù hợp cho môi trường đô thị như Bàng, Trứng cá. Trồng bừa bãi và không được bố trí vị trí phù hợp.

Nguồn lực phát triển cây xanh đô thị còn ít, chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước, thiếu cơ chế, chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia. Công tác quản lý cây xanh đô thị chưa được tốt, còn lỏng lẻo. Một số cây quý hiếm chưa được đặc biệt bảo vệ, chăm sóc và phát triển. Hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra nhưng không được ngăn chặn xử lý hoặc không kịp thời cây trồng trên đường phố thường bị một số ít người dân thiếu ý thức tìm cách làm cho cây chết để lấn chiếm lề đường dùng làm nơi buôn bán, cây mới trồng thường bị mái hiên di động che khuất làm cho cây trồng thiếu ánh sáng, bị nghiêng thân, lệch tán.

Hiện nay, cây xanh đường phố còn bị một số đơn vị quảng cáo treo băng rôn quảng cáo nhưng không được sự đồng ý của đơn vị quản lý cho phép đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây và làm mất vẻ mỹ quan chung của thành phố.

Cây trồng ở các khu dân cư ở vùng ngoại thành thường bị trâu bò chăn thả dẫm Gieo ươm Nuôi dưỡng

cây con Giãn cây

Đánh cây

Một số người dân tự ý trồng cây xanh trước nhà không xin phép hoặc không tham khảo cơ quan quản lý để được tư vấn cụ thể, nên đã trồng những cây không phù hợp, không đúng với quy hoạch gây trở ngại trong việc thực hiện quy hoạch hệ thống cây xanh.

Hiện tượng chia lô xây nhà, xây dựng các công trình công cộng,… đều xin chặt hạ, di chuyển cây hoặc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.

Công tác trồng cây xanh hàng năm trên các đường đã được phê duyệt nhưng còn gặp nhiều khó khăn do ở một số đường khi xây dựng hoặc mở rộng nền đường lại chưa được bố trí vỉa hè, nên chưa thể trồng cây được.

Một số đường có vỉa hè nhỏ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật như thoát nước, cấp nước, hệ thống điện ngầm, điện báo điện thoại, điện trên không gây trở ngại rất lớn trong việc trồng và quản lý cây xanh.

Về phương tiện chuyên dùng trong việc chăm sóc cây trồng như xe bồn tưới nước hiện nay còn thiếu do địa bàn rộng, cây trồng hàng năm với số lượng nhiều chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu.

4.5. Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố huế (Trang 72 - 73)