PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Tìm hiểu lịch sử và phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế
4.2.1. Lịch sử hình thành đô thị thành phố Huế
Tuy có sự khác nhau giữa các nguồn sử liệu, song đã có nhiều ý kiến đồng tình với khẳng định vùng đất này trong những thế kỷ đầu Công Nguyên (CN) thuộc huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam thời thuộc Hán. Từ năm 192 sau CN vùng đất này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó là vương quốc Champa kéo dài gần 12 thế kỷ. Sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, biên giới Đại Việt mở rộng dần về phía Nam. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô - Rí.
Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9 km về phía hạ lưu sông Hương) là trị sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và quân sự của châu Hóa. Sau hơn hai thế kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI, lộ Thuận Hóa đã thành nơi "đô hội lớn của một phương". Năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là PHÚ XUÂN, ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-1738) phủ chỳa dời ra BÁC VỌNG, song khi Vừ Vương lờn ngụi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đông nam Kinh thành Huế hiện nay. Sự nguy nga bề thế của Đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc
thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà. Tiếp đó, Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và là kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945). Nhưng Phú Xuân được thay bằng tên gọi Huế từ bao giờ ? - Ngày 20-10-1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày 30-8- 1899 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo dụ và ngày 12-12-1929 được nâng thành thành phố Huế (địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằm ngoài Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm 1934 được sắp xếp thành 11 phường).
- Sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế bao gồm cả khu vực nội ngoại thành, là tỉnh lỵ của Thừa Thiên.
- Năm 1956 Ngô Đình Diệm ban hành dụ 37A cải tổ hành chính, Huế là thành phố (về sau là thị xã) ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế.
- Sau năm 1975 Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm 18 phường, 22 xã.
- Năm 1989 Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế gồm 18 phường, 5 xã và hiện nay là 27 phường.
Song, dù là Thủ phủ - Đô thành - Kinh đô - Thị xã hay Thành phố thì Huế vẫn luôn luôn là một Trung tâm quan trọng về nhiều mặt. Ngày nay Huế là thành phố Anh hùng, thành phố có hai Di sản thế giới
thành phố Trung tâm văn hóa du lịch, thành phố Festival; một trong những đô thị cấp quốc gia.
4.2.2. Sự hình thành và phát triển cây xanh độ thị tại thành phố Huế.
4.2.2.1. Thời Pháp thuộc đến năm 1975
Từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, sự xâm lược của thực dân Pháp làm các tư tưởng văn hóa châu Âu bắt đầu tràn vào nước ta, ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan của thành phố. Bên cạnh việc xây dựng các khu phố Tây cùng các dinh thự với kiến trúc kiểu Pháp, người Pháp còn cho quy hoạch lại cây xanh dọc các con đường với thuần một loài, đến nay vẫn còn lại dấu vết xưa, chẳng hạn như đường Phượng bay chạy dọc trước cửa Đại nội (hiện nay là đường 23/8), đường trồng toàn cây Cọ dầu (nay là đường Đống Đa), đường trồng Long não (đường Lê Lợi),… và quy hoạch lại một số công viên.
Nhưng có một điều may mắn là người Pháp đã quy hoạch và xây dựng các khu phố Tây một cách có ý thức. Tôn trọng các giá trị tự nhiên của sông Hương nói riêng và vẻ đẹp hài hòa của tổng thể của kiến trúc kinh đô Huế nói chung, họ đã không tạo ra sự đối nghịch với phong cảnh tự nhiên và phong cách kiến trúc truyền thống vốn có của địa phương. Từ bờ sông lên đến lề phía Bắc của con đường là những thảm cỏ xanh hoặc những hoa viên xinh xắn. Ở hai lề đường, họ còn trồng những cây đại thụ, vừa để làm
bóng mát và đẹp cho con đường, vừa để che khuất các công trình kiến trúc bêtông quét màu vôi sáng nhằm tránh khỏi tầm nhìn từ bờ bên kia sang hoặc từ mặt sông lên.
Vào năm 1936, khi quy hoạch và xây dựng lại hệ thống hoa viên hai bên bờ sông Hương, viên kỹ sư trưởng làm việc tại Tòa công Chánh Trung Kì ở Huế bấy giờ là Desmaretz cũng tôn trọng vẻ đẹp thơ mộng tự nhiên của con sông huyền diệu và nổi tiếng này. Vì vậy, tuy ra đời trong hai thời đại lịch sử khác nhau và phát xuất từ hai nền văn hóa khác nhau, nhưng vẫn tồn tại bên nhau một cách hài hòa và êm đẹp trên một mẫu số chung về giá trị thẩm mỹ [18].
4.2.2.2. Từ năm 1975 đến nay
Từ năm 1975 đến nay sau nhiều đợt chiến tranh, nhiều kiến trúc cảnh quan đã bị phá hủy bởi bom đạn và con người. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, chính quyền đã tìm cách để khôi phục lại cây xanh cho Huế. Tuy nhiên, đợt trồng cây ấy do tiến hành vội vã, nên tấm áo xanh phủ lên trên đường phố Huế lúc ấy là những miếng vá nham nhở với đủ loại cây trồng xen lẫn, dễ trồng nhưng không đẹp như tràm, keo... Nhiều khu vực hai bên sông Hương bị bỏ quên, cây cối mọc um tùm, cỏ dại mọc xen lấn phá vỡ cảnh quan dọc bờ sông.
Năm 1991, Trung tâm công viên cây xanh thành phố được thành lập để quản lý hệ thống cây xanh đường phố và công viên. Sự ra đời của Trung tâm cùng sự hỗ trợ kinh phí của Tỉnh, thành phố đã góp phần cải thiện tích cực bộ mặt cảnh quan của thành phố. Trung tâm đã trồng thêm cây xanh ở dọc các đường phố, cải tạo các công viên có sẵn và quy hoạch thêm nhiều công viên, nhập và trồng thêm nhiều loài cây để tăng sự đa dạng loài cây xanh đô thị, chẳng hạn như Chuông vàng, Phượng tím, Ô môi, Muồng hoa đào, ….
Những thiên tai khắc nghiệt cũng phá hoại cây xanh ở đây không kém các cuộc chiến tranh. Năm 1985, cơn đại hồng thủy làm ít nhất 3000 cây cổ thụ bị đổ. Huế trồng lại đợt cây mới, song do không có quy hoạch tổng thể nên tính chắp vá lại in hằn trên những con đường hay trong các công viên. Gần đây nhất, cơn bão năm 2006 quét qua làm nhiều cây mới trồng và cả cây cổ thụ lâu năm bị gãy đổ, đến nay hệ thống cây xanh Huế vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn. HĐND TP Huế từ nhiều năm trước đây đã có nghị quyết về trồng cây xanh và đầu tư khá nhiều kinh phí cho việc trồng cây. Cây xanh Huế nhờ vậy đã dần dần bước vào kỳ ổn định. Tuy nhiên, cây xanh Huế cũng đang đứng trước nhiều vấn nạn: Thứ nhất là nạn mục ruỗng. Hàng năm có cả ngàn cây cần đốn hạ trong lúc trồng mới chỉ gấp ba, gấp bốn lần.
Hiện nay, trong công tác quy hoạch cây xanh cho cố đô Huế, người ta vẫn ưu tiên việc khôi phục lại các công trình kiến trúc cảnh quan thời chúa Nguyễn và thời Pháp thuộc. Mặc dù đó là những thời kì lịch sử cực kì rối ren của đất nước, nhưng những giá trị
văn hóa của chúng để lại là không thể phủ nhận. Việc khôi phục lại hệ thống cây xanh đó không những đem lại một không gian văn hóa đẹp cho Huế mà còn có giá trị trong việc lưu giữ nét đẹp cổ truyển cho các thế hệ tương lai.
Theo Đỗ Xuân Cẩm (năm 1996), Thành phố Huế có khoảng 87 loài thuộc 33 Họ khác nhau. Số lượng này chỉ gồm các cây xanh tạo bóng, nếu kể cả những cây xanh làm cảnh không tạo bóng khác thì số lượng loài còn vượt lên nhiều. Hiện nay, thành phần cây xanh của Huế đã được bổ sung thêm rất nhiều loài. Chỉ riêng nghiên cứu ở các lăng tẩm của Huế, cũng đã tới 85 loài thuộc 39 Họ thực vật khác nhau [16].
Theo nghiên cứu của Phạm Minh Thịnh (năm 2006), thì cây xanh của Thành phố Huế có khoảng 143 loài thuộc 53 Họ khác nhau, trong đó có một số Họ chiếm số lượng lớn như: Họ Ceasalpiniaceae có 16 loài, Họ Arecaceae có 11 loài, Họ Moraceae có 9 loài, và Họ Apocynaceae có 7 loài [17]
4.3. Hiện trạng hệ thống cây xanh một số đường phố và một số công viên chính