- Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2006 cho biết hiện nay cây xanh ở đô thị nước ta chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng hệ sinh thái. Tại các vùng đô thị hóa nhanh, chưa có vành đai xanh để bảo vệ môi trường. Hệ
thống cây xanh mới hình thành và tập trung tại các đô thị lớn và trung bình. Còn tại các đô thị nhỏ thì cây xanh chiếm diện tích không đáng kể. Đối chiếu với tiêu chuẩn 362:2005 thì tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh còn rất thấp.
- Có nhiều lý do cho sự thiếu vắng màu xanh, trong đó nổi lên một nguyên nhân là thiếu nguồn lực cho sự phát triển. Hầu hết chi phí duy trì, phát triển hệ thống cây xanh chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước và chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia. Nguyên nhân thứ hai đó là công tác quản lý cây xanh còn hạn chế, tình trạng chặt phá cây vẫn diễn ra thường xuyên. Nhiều đô thị cải tạo, nâng cấp và mở rộng đường phố còn tùy tiện chặt hạ hàng loạt cây xanh, cây quý. Tại hầu hết các khu đô thị lớn, hệ thống công trình ngầm chưa được quy hoạch nên tình trạng đào lên lấp xuống thường xuyên,khiến hàng loạt cây trồng lâu năm bị ảnh hưởng dẫn đến chết, hoặc đổ hàng loạt khi gió bão.
- Thực tế hệ thống cây xanh ở nhiều đô thị của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan. Tỷ lệ diện tích cây xanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý. Chúng ta vẫn còn thiếu một giải pháp đồng bộ cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị.
* Các chính sách phát triển cây xanh của Việt Nam.
- TCVN 362 : 2005 - “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” quy định các chỉ tiêu diện tích cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị và các nguyên tắc thiết kế, được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-BXD ngày 05 tháng 01 năm 2006.
- Ngày 11/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị. Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng. Đồng thời, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị.
- Thành lập Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), với vai trò và chức năng của mình, bắt đầu từ tháng 3-2010 đã phát động sự kiện “Bảo tồn cây di
sản Việt Nam”.