PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Hiện trạng hệ thống cây xanh một số đường phố và một số công viên chính
4.3.6. Đặc điểm hình thái và sinh thái cây xanh thành phố Huế
Về đặc điểm hình thái: Các cây chủ yếu là loài kích thước nhỡ và trung bình có chiều cao từ 7-12 m, và đường kính ngang ngực từ 30-45cm, tán lá vừa, một số cho tán rộng như Sộp, Bồ đề, Lim xẹt cánh, Xà cừ...
Về sinh thái: Phần lớn là các cây ưa sáng và chịu hạn tốt, phát triển ở khu vực khô.
Nhiệt độ trung bình khoảng 25-350C. Cây mọc nhanh và tái sinh tốt.
Về đặc điểm vật hậu học: Cây xanh trồng ở thành phố Huế chiếm đại đa số là các cây rụng lá vào mùa Đông, điển hình như Bàng, Phượng, Lim xẹt cánh, Xà cừ, …. Một
số khác lại rụng lá vào mùa hè để giảm lượng thoát hơi nước như Bằng lăng, Muồng hoa đào,… nhưng chỉ rụng lá rất ít. Một vài loài thường xanh, ít rụng lá theo mùa như: Long não, Sau sau, Nhội, Viết...
Từ những đặc điểm sinh thái của các loài cây: Cho thấy chúng có khả năng phát triển tốt ở điều kiện khí hậu của khu vực Duyên hải miền Trung với lượng mưa trung bỡnh năm 1.663, độ ẩm trung bỡnh 82% và cú mựa nắng và mựa mưa rừ rệt. Đõy cũng là cơ sở cho công tác chọn loài cây trồng phù hợp với thành phố Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.
Đa số các loài cây rụng lá vào mùa đông nên đến mùa xuân là lúc cây bắt đầu ra lá non. Những năm gần đây do sự thay đổi khí hậu, thời tiết trở nên ấm hơn nên đến khoảng từ tháng 2- tháng 4 một số cây mới bắt đầu ra lá non, ví dụ như Nhạc ngựa, Lim xẹt, Xà cừ, Phượng,… Đây cũng chính là thời điểm thích hợp cho sâu bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là các loài sâu ăn lá. Đối với các đối tượng dễ bị sâu hại lại được trồng tập trung với số lượng lớn như Muồng Hoàng Yến, Bằng Lăng, Bàng,… nên cần có biện pháp để phòng ngừa cũng như chữa trị kịp thời. Sâu bệnh hại không chỉ làm hại đến khả năng sinh trưởng, ra hoa, kết quả của cây, mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan, cũng như sức khỏe của người dân đến công viên.
Đa số các loài cây thân gỗ ở đây nở hoa vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, tạo cho quan cảnh của thành phố vào mùa này nổi bật lên như một bức tranh phong cảnh đa sắc rất đẹp mắt. Màu sắc hoa thường là màu đỏ của hoa Phượng Vĩ, màu tím của Bằng Lăng, màu vàng của loài Lim xẹt. Những năm gần đây, thành phố Huế còn nổi bật lên với màu hồng phấn của hoa Ô môi và Muồng hoa đào, màu tím nhạt của hoa Ngô đồng, màu vàng rực rỡ của hoa Muồng Hoàng Yến, hoa Muồng xiêm, hoa Chuông vàng, Phượng vĩ hoa vàng... Sự phân bố xen kẽ một cách hợp lý giữa màu sắc của các loài cây tạo ra một khung cảnh lung linh sắc màu. Bên cạnh đó còn có một số loài nở hoa vào mùa Đông, nhưng chiếm tỷ lệ rất ít, điển hình như loài Muồng xiêm, Móng bò, hay hoa Sữa nở vào cuối thu, và các loài khác như Vú sữa, Xà cừ…
Trong quá trình chọn lọc cây xanh đô thị các nhà nghiên cứu ít quan tâm đến sự phân bố màu sắc hoa theo thời gian, số lượng các cây nở hoa vào mùa hè nhiều hơn, tạo ra khung cảnh vui tươi và rộn rã, tuy nhiên đến mùa thu đông thì thiếu màu sắc của hoa và lá màu. Một số cây rụng toàn bộ lá vào mùa đông. Vì vậy, cần có sự bố trí lại màu sắc hoa của cây xanh không chỉ theo không gian mà còn theo thời gian nhằm nâng cao tính thẩm mĩ. Để làm được điều này, chúng ta không chỉ chọn trồng những loài cây thân gỗ có
hoa nở vào mùa thu đông mà còn có thể kết hợp chọn cây có lá màu hoặc các bồn hoa, cây bụi nhiều màu sắc, hoặc có thể lựa chọn các loài cây có lá chuyển màu theo mùa, cũng tạo ra sự sinh động cho cảnh vật.
Bảng 4.10. Thống kê theo chiều cao cây xanh đô thị khu vực nghiên cứu.
Stt Chiều cao (m) Số lượng cây Tỷ lệ %
1 Hvn < 6 2.203 20,80
2 6 ≤ Hvn ≤ 12 8.065 76.15
3 Hvn >12 323 3.05
Tổng cộng 10.591 100
Qua kết quả điều tra bảng 4.10 cho thấy chiều cao cây được phân chia thành 3 cấp khác nhau từ 0 đến 6m, 6 đến 12m và lớn hơn 12m. Trong đó, các cây có chiều cao từ 0- 6m là các cây mới trồng. Cấp chiều cao từ 6-12 m bao gồm các cây có chiều cao thấp hoặc cây chuẩn bị thành thục. Cấp chiều cao lớn hơn 12m là các cây đạt thành thục và các cây có kích thước lớn.
Từ kết quả điều tra trên, về số lượng cây chủ yếu tập trung ở kích thước có chiều cao từ 6-12m là 8.065 cây chiếm hơn 76.15% trong tổng số các cây. Các cây cao chiếm tỷ lệ rất thấp hơn hẳn, chỉ có 323 chiếm 3.05%, cấp chiều cao < 6m là 2203 cây chiếm tỉ lệ 20.80 %. Điều này có thể là do những năm gần đây có sự thay thế đáng kể các cây to già cỗi, công tác cắt mé tạo thống thoáng và hạ thấp đọt cây thực hiện thường xuyên hàng năm. Không những thế, những cây được điều tra phần lớn là đã thành thục, phát triển toàn diện về kích thước. Như vậy cho thấy, các loài cây ở thành phố Huế được trồng phần lớn là những cây gỗ nhỡ và trung bình như Lim xẹt cánh, Phượng vĩ, Bằng Lăng…Các loài có hình thái thân cao to được trồng ít hoặc bị dần thay thế do già cỗi, gió bão. Đây cũng là điều đáng chú ý trong việc bố trí theo tầng tán, cũng như trong công tác chống sự gãy đổ do bão.
Cây xanh trong khu vực chủ yếu được trồng theo các dự án mở rộng đường, nâng cấp vỉa hè trong những năm gần đây. Cây loại 2 chiếm nhiều nhất, điều này cho thấy cây xanh ở thành phố Huế hiện đang sinh trưởng và phát triển thành cây trưởng thành, bước đầu tạo được bóng mát và góp phần tạo cảnh quan cho một số tuyến đường trong Thành phố. Cây loại 1 chủ yếu tập trung một số đường ở các khu dân cư mới được trồng trong những năm gần đây. Cây loại 3 chủ yếu thuộc các loài Nhạc ngựa, Xà cừ, Long não, Bồ
đề… tập trung các tuyến đường: 23/8, Đinh Tiên Hoàng, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Trường Tộ, Lê Lợi Hoàng Hoa Thám... có một số cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp.
Bảng 4.11. Thống kê theo đường kính cây xanh ở khu vực nghiên cứu.
Stt Cấp kính(cm) Số lượng cây Tỷ lệ %
1 D1,3< 20 1.294 12.22
2 20 ≤ D1,3 ≤ 40 7.197 67.95
3 D1,3 > 50 2.100 19.83
Tổng cộng 10.591 100
Qua kết quả điều tra ở bảng 4.11 đường kính cây được phân chia thành 3 cấp khác nhau từ 0 đến trên 50cm. Trong đó các cây có đường kính từ 0-20cm là các cây được trồng từ 1-5 năm. Cây có đường kính từ 20-40 cm là các cây có đường kính 1,3 vừa, phần lớn là cây thành thục. Cấp đường kính >50cm là các cây đạt thành thục tối đa, và các cây có kích thước lớn. Số lượng cây tập trung ở đường kính gốc 20≤ D1,3≤ 40 7.197chiếm 67,95%, đường kính < 20cm 1.294 cây chiếm 12.22%, đường kính >50cm 2.100 cây chiếm tỉ lệ 19,83%. Điều này cho thấy những năm trước đây công tác trồng mới cây xanh rất đáng kể, số lượng cây cổ thụ rất ít nên cần được chú trọng bảo tồn.
Bảng 4.12. Thống kê về phẩm chất cây xanh khu vực nghiên cứu.
Stt Phẩm chất Số lượng cây Tỉ lệ
1 Phẩm chất A (Tốt) 8.441 79,70
2 Phẩm chất B (Trung bình) 2.017 19,04
3 Phẩm chất C (Xấu) 133 1,26
Tổng cộng 10.591 100
* Một số nhận xét về hiện trạng hệ thống cây xanh đô thị tại Thành phố Huế:
Hệ thống cây xanh thành phố Huế đa dạng về chủng loại và màu sắc hoa các tuyến đường được trồng tương đối đồng đều về chủng loại và kích thước. Một số ít tuyến đường cây được trồng theo kiểu tự phát của người dân dẫn đến tình trạng trên một tuyến đường có quá nhiều loài cây và kích cỡ khác nhau, đặc biệt trong số đó có một số loài không phù hợp gây ra một số hậu quả làm ảnh hưởng đến người dân và cảnh quan đô thị.
Cây xanh trồng trên vỉa hè chủ yếu được bố trí theo hình thức vỉa hè một hàng cây.
Sự khụng đồng đều về số lượng cõy trờn cỏc tuyến đường cũng được thể hiện rất rừ. Một số tuyến có số lượng cây nhiều, một số có số lượng cây xanh rất ít và trên cùng một tuyến đường cũng phân bố không đều. Một số tuyến đường trong thành Nội cây xanh phân bố không đều, các cây sinh trưởng, phát triển kém, cành lá trơ trụi do hệ thống hạ tầng không ổn định, vỉa hè nhỏ. Một số loài cây có quả khi chín thu hút côn trùng ruồi muỗi, sâu ngứa, hoa có mùi khó chịu(cây Bàng, Trứng cá, Hoa sữa ...) do đó để hoàn thiện hệ thống cây xanh đường phố cần tiếp tục trồng dặm và thay thế dần. Về độ tuổi của cây xanh đường phố hiện nay không đồng đều do các nguyên nhân sau:
Quá trình mở rộng đường phố tác động tiêu cực các công trình hạ tầng kỹ thuật và trên không làm ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh như: đứt rễ, cắt cành nhánh tùy tiện không đúng kỹ thuật làm hạn chế phát triển của cây, cây dễ bị đổ ngã khi có mưa bão.
Biện pháp kỹ thuật chăm sóc còn yếu, phương tiện chuyên dùng còn thiếu. Điều kiện khí hậu ở Huế khắc nghiệt một số chủng loại cây như Phượng đỏ, Phượng vàng, Nhội được trồng trước năm 1975 chết nhiều hàng năm phải thây thế.
Trong các công viên, hệ thống cây xanh phong phú và đa dạng về số lượng loài, họ. Các loài cây đều thích nghi được với điều kiện lập địa của thành phố và được quan tâm chăm sóc nên hầu hết đều sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên trong hệ thống các công viên vẫn còn tồn tại một số cây tạp cần phải thay thế để không ảnh hưởng đến công tác quản lý và cảnh quan đô thị.
Số lượng loài cây cho hoa đẹp được trồng trong các công viên, còn ít. Hầu hết trong các công viên hệ thống cây xanh chưa được quy hoạch một cách tổng thể.
4.4. Hiện trạng về công tác tổ chức quản lý hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế