Xuất cho công tác quản lý bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố huế (Trang 97 - 99)

Từ những nhận xét về thực trạng trong công tác quản lý, bảo vệ cây xanh, cùng sự thảo luận và tham khảo chính sách quản lý ở các nơi khác, chúng tôi đã đưa ra một số các đề xuất sau nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý cây xanh đô thị Huế.

* Đối với việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng

- Thành lập chương trình trồng cây để gia tăng đa dạng loài, gia tăng trồng các loài cây có tỷ lệ thấp, và các loài mới thích hợp, thành lập việc thay thế các loài cây cảnh quan quan trọng đang có ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của thành phố.

- Thực hiện chương trình đào tạo và công tác chuẩn bị nguồn nhân lực và ngân sách hoạt động cho công việc thay thế các loại cây không thích hợp, nhấn mạnh sự quan trọng của các cây khỏe mạnh, và sự cần thiết cho việc duy trì và trồng cây thường xuyên.

- Bảo vệ các cây thành thục có giá trị khỏi sự tác động của các công trình xây dựng và việc thay thế cây không cần thiết, đặc biệt các cây làm mẫu kích thước lớn có

phẩm chất tốt.Thực hiện chương trình bảo tồn cây xanh kết hợp với việc xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng và các dự án nâng cấp nhà cửa. Xem xét và đọc lại các quy định và tập tục về cây cối của thành phố đối với các chuyên viên thiết kế và nhà đấu thầu, người mà thường xuyên phá bỏ qua các quy định đã được ban hành.

- Thực hiện việc thay thế và cắt tỉa kịp thời một số cây xanh. Nên dần thay thế các loài cây đã già yếu, rỗng ruột, các loài cây không phù hợp như Bàng, Khế, Vú sữa, Trứng cá,…

- Chú ý chăm sóc các cây sâu bệnh, đặc biệt là loài Muồng hoàng yến ở dọc đường Kim Long, cây Ô môi trong công viên Phú Xuân.

* Trong công tác giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng:

Giáo dục là một trong những công tác quan trọng nhất của quản lý lâm nghiệp đô thị nhằm duy trì một cách tốt nhất các hoạt động chăm sóc cây xanh trong toàn bộ cộng đồng. Và vì vậy, một chương trình lâm nghiệp đô thị phải làm cho con người trở thành một phần của chính chương trình đó. Cùng với các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, thành phố cần xúc tiến các hoạt động sau đây:

- Thực hiện việc mở rộng các hoạt động công cộng mang tính giáo dục để thu hút sự quan tâm của người dân và sự hỗ trợ của thành phố cho chương trình lâm nghiệp đô thị.

- Thành lập Quỹ dành cho cây xanh đô thị: Quỹ này được lập ra để khen thưởng cho các tổ chức, các tổ, phường đã làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh công cộng trong phạm vi minh đang ở.

* Đối với cây xanh ở các dải xanh hay các đường phố, các công viên, có các giải pháp kỹ thuật như sau:

- Cải tạo và hoàn thiện, thay thế dần các loài cây không phù hợp, lấy cây ưu thế làm cơ sở.

- Một đường phố có thể trồng 1-2 loài cây, nhưng đối với những đường dài có thể trồng nhiều chủng loại, điểm xuyến hoặc xen lẫn hoặc từng đoạn kế tiếp một vài cây có hoa, lá khác màu, các nút giao thông bố trí cây có hoa lá đặc trưng.

* Đối với các công viên, có các giải pháp kỹ thuật như sau:

- Điều chỉnh lại tổ thành loài cây, giảm dần các loài, họ chiếm tỷ lệ quá lớn, tăng dần số lượng các loài chiếm tỷ lệ thấp, loại bỏ các loài không phù hợp và chọn trồng thêm một số loài mới phù hợp với đặc điểm của địa phương, nhằm gia tăng độ đa dang sinh học trong các công viên.

- Cải tạo các cây phẩm chất kém, điều chỉnh lại sự bố trí cây xanh theo không gian và thời gian, đảm bảo mùa nào cũng có hoa lá xanh tươi, thực hiện tỉa thưa đối với những nơi có mật độ cây xanh quá dày.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố huế (Trang 97 - 99)