Xuất kỹ thuật gây trồng một số loài cây chủ yếu tại thành phố Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố huế (Trang 79 - 91)

Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi mạnh dạn đề xuất kỹ thuật tạo cây giống và trồng một số chủng loại cây chủ yếu thích hợp tại thành phố Huế:

4.5.2.1.Cây phượng vĩ hoa vàng:

- Kết quả nghiên cứu kỹ thuật xử lý hạt giống

Xử lý hạt giống trước khi gieo giúp cho hạt nảy mầm nhanh và đều. Nếu không xử lý hạt không thể nảy mầm hoặc thời gian nảy mầm kéo dài dễ bị hư hại bởi sâu bệnh và thời tiết bất lợi [18]. Phương pháp dùng nước nóng để xử lý hạt phương vàng có kết quả sau:

Sau khi hạt tách ra khỏi quả được loại bỏ tạp chất, hạt lép. Sau đó phơi 2-3 nắng cho khô, sàng sảy sạch thu hạt tốt. Sau đó đem xử lý hạt ở các công thức thí nghiệm với các nhiệt độ nước ngâm khác nhau. Sau khi ủ trong 3 ngày, tiến hành rửa chua hạt bằng nước lã hằng ngày, và đem gieo vào trong cát, kết quả tỷ lệ nảy mầm của hạt phượng vĩ hoa vàng như sau:

Bảng 4.15. Tỉ lệ nảy mầm của hạt giống

Nhiệt độ nước ngâm Số hạt nảy mầm Số hạt thí nghiệm Tỷ lệ (%) 2 t 2 05 75oC 169 300 56,33 52,3 5,99 50oC 209 300 69,67 25oC 121 300 40,33

Qua bảng 4.15 cho thấy khi nhiệt độ nước khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm của hạt khác nhau. Tỷ lệ nảy mầm cao nhất (69,67%) khi ngâm hạt 8 giờ trong nước nhiệt độ 500C và thấp nhất (40,33%) khi ngâm 8 giờ trong nước nhiệt độ 250C. Kết quả này phù hợp với nguyên lý chung là mặc dầu nước, nhiệt độ và không khí là 3 yếu tố cần thiết cho hạt nảy mầm nhưng nếu nhiệt độ cao so với khả năng chịu đựng của hạt thì tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc không thể nảy mầm. Kết quả kiểm tra tính độc lập giữa các công thức thí nghiệm bằng tiêu chuẩn 2

05, kết quả 2

t = 52,3 > 2

05 = 5,99, do đó tỷ lệ ra rễ khác nhau khi xử lý ở các nhiệt độ khác nhau, sử dụng tiêu chuẩn 205 cũng đã xác định được công thức tốt nhất là ngâm nước ở nhiệt độ 500C trong 8h.

Tóm lại: Xử lý hạt giống phượng vĩ hoa vàng trước khi gieo bằng cách: Ngâm

trong nước nhiệt độ 500C trong thời gian 8h là tốt nhất trong các công thức thí nghiệm. - Nghiên cứu xác định hỗn hợp ruột bầu

Ruột bầu đóng vai trò quyết định trong quá trình sinh trưởng của cây trồng. Ruột bầu phù hợp tạo điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của hạt, cho sự hình thành rễ cây. Trong quá trình trồng cây/ trồng rừng, giá thể rất quan trọng trong giai đoạn rừng mới trồng [18]. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây con phương vĩ hoa vàng ở các hỗn hợp ruột bầu khác nhau được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 4.16. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con giai đoạn 3 tháng tuổi ở các công thức ruột bầu khác nhau.

Công thức Tỷ lệ sống (%) Do (mm) Hvn (cm) Không bón P205 76,8 4,8 31,8 1% P205 78,8 5,2 33,2 2% P205 82,8 5,8 37,8 3% P205 80,8 5,5 34,9 4% P205 0,0 - - Ft - 45,20 87,90 F05 - 4,07 4,07 ttính - 4,00 6,50 t05 - 2,78 2,78 2 t 219,30 - - 2 05 9,48 - -

Qua bảng 4.16 cho thấy tỷ lệ sống của phượng vĩ hoa vàng cao, đạt từ 76,8 – 82,8%. Công thức hàm lượng P205 là 4% trong hỗn hợp ruột bầu do hiện tượng hạn sinh lý trong giai đoạn cây con chết nhiều do cây còn non, nồng độ phân cao.

Cây sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc tốt, chiều cao dao động từ 31,8 – 37,8cm và đường kính gốc từ 4,8 – 5,8mm, cao nhất ở công thức có hỗn hợp ruột bầu có hàm lượng P205 là 2% (Do = 5,8; Hvn = 37,8), thấp nhất khi không bón phân P205 (Do = 4,8; Hvn = 31,8)

Kết quả phân tích phương sai cho thấy Ft lớn hơn F05; 2

t lớn hơn 2

05 điều đó chứng tỏ sinh trưởng chiều cao, đường kính, tỷ lệ sống ở các công thức có sự chênh lệch rõ rệt. Kết quả so sánh 2 công thức có sinh trưởng chiều cao, đường kính gốc, tỷ lệ sống lớn nhất và lớn nhì ( tỷ lệ 2% và 3% P2O5 thành phần ruột bầu) bằng tiêu chuẩn t

(student) và tiêu chuẩn 2

05 đã xác định được công thức tốt nhất là công thức có tỷ lệ phân P2O5 là 2% trong hỗn hợp ruột bầu.

Từ đó đề tài đã tìm ra được tỷ lệ hỗn hợp ruột bầu thích hợp để gieo hạt phượng vĩ hoa vàng đó là: 78% đất tầng B + 20% phân chuồng hoai + 2% phân P205.

- Nghiên cứu độ che bóng cho cây con.

Ánh sáng đóng vai trò quan trọng đối với cây. Ánh sáng mặt trời giúp cho quá trình quang hợp của cây xanh để chuyển quang năng thành hoá năng dưới dạng các hợp chất hửu cơ [18].

Tuỳ vào loài cây, tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng và cây có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Vì vậy việc nghiên cứu tỷ lệ che bóng cho cây con phượng vĩ hoa vàng giai đoạn vườn ươm (sau khi gieo đến khi cây 3 tháng tuổi) là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây con phượng vĩ hoa vàng được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con giai đoạn 3 tháng tuổi

Công thức Tỷ lệ sống (%) Do (mm) Hvn (cm) Không che bóng 58,6 4,6 31,6 Che bóng 25% 83,8 5,9 38,3 Che bóng 50% 78,8 5,6 37,7 Che bóng 75% 76,8 5,2 35,8 Che bóng 100% 70,7 5,1 35,4 Ft - 33,82 181,93 F05 - 3,48 3,48 ttính - 1,56 2,55 t05 - 2,78 2,78 2 t 19,19 - - 2 05 9,48 - -

Qua bảng 4.17 cho thấy tỷ lệ sống của cây con phượng vĩ hoa vàng có sự khác nhau giữa các tỷ lệ che bóng khác nhau, tỷ lệ sống thấp nhất khi cây không được che bóng, với tỷ lệ 58,6%. Cao nhất khi che bóng cho cây với tỷ lệ 25%.

Sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc của cây cũng khác nhau ở các tỷ lệ che bóng, cây sinh trưởng tốt nhất khi được che bóng 25%, thấp nhất khi không che bóng.

Kết quả phân tích phương sai cho thấy Ft lớn hơn F05; 2

t lớn hơn 2

05 điều đó chứng tỏ sinh trưởng chiều cao, đường kính, tỷ lệ sống ở các công thức có sự chênh lệch rõ rệt. Kết quả so sánh 2 công thức có sinh trưởng chiều cao, đường kính gốc, tỷ lệ sống lớn nhất và lớn nhì (che bóng 25% và 50% ánh sáng toàn phần) bằng tiêu chuẩn t (student) và tiêu chuẩn 2

05 cho thấy không có sự chênh lệch giữa 2 công thức (ttính < t05) do đó có thể che bóng cho cây con phượng vĩ hoa vàng giai đoạn vườn ươm với tỷ lệ từ 25% – 50% là thích hợp nhất.

Vì vậy cần tạo dàn che bóng cho cây con loài hoa phượng vàng giai đoạn 3 tháng tuổi với tỷ lệ che bóng từ 25%-50 %.

- Nghiên cứu kỹ thuật bón thúc cho cây con.

Loài cây khác nhau, giai đoạn sinh tưởng khác nhau thì có nhu cầu loại phân, lượng phân bón khác nhau. Bón phân đúng, bón đủ thì cây sinh trưởng phát triển tốt, ngược lại cây sinh trưởng kém thậm chí còn gây chết cây. Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với sinh trưởng của cây. Bón phân có tác dụng cải tạo lý, hoá tính đất [18]

Vì thế việc nghiên cứu liều lượng phân bón NPK cho cây con phượng vĩ hoa vàng sẽ rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến tỷ lệ sống, sinh trưởng, của cây con phượng vĩ hoa vàng giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của bón thúc NPK đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con giai đoạn 6 tháng tuổi.

Công thức Tỷ lệ sống (%) Do (mm) Hvn (cm) Không bón NPK 97,0 9,8 50,5 Bón 0,5% NPK 98,0 10,2 58,1 Bón 1% NPK 98,0 12,0 62,8 Bón 1,5% NPK 94,9 12,5 63,4 Bón 2% NPK 70,7 - - Ft - 99,88 183,64 F05 - 4,07 4,07 ttính - -2,21 -1,05 t05 - 2,78 2,78 2 t 72,70 - - 2 05 9,48 - -

Qua bảng 4.18 cho thấy: Đường kính gốc và chiều cao của phượng vĩ hoa vàng có sự khác nhau rõ rệt ở các công thức phân bón. Tăng trưởng đường kính gốc và chiều cao cây thấp nhất khi không bón phân, cao nhất khi bón 1,5% NPK. Cây chết nhiều nhất khi bón 2% NPK (tỷ lệ sống chỉ còn 70,7%) do hiện tượng hạn sinh lý. Cây con chết chủ yếu là vào giai đoạn nhỏ dưới 6 tháng tuổi do cây còn non, nồng độ phân cao.

Kết quả phân tích Khi bình phương và phân tích phương sai cho thấy 2 t > 2

05 và Ft > F05. Điều nay chứng tỏ có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây con phượng vĩ hoa vàng ở các nồng độ phân bón khác nhau. Kết quả so sánh 2 công thức cho sinh trưởng của cây con phượng vĩ hoa vàng lớn nhất và lớn nhì (bón 1% và 1,5% NPK) cho thấy cả 2 công thức đều cho cây sinh trưởng tốt nhất (ttính > t05), vì vậy, bón phân cho cây con phượng vĩ hoa vàng với liều lượng 1% hay 1,5% đều cho sinh trưởng của cây là lớn nhất. Do đó chọn công thức bón phân 1% NPK cho cây con phượng vĩ hoa vàng sẽ cho sinh trưởng của cây tốt nhất đồng thời tiết kiệm được kinh phí đầu tư.

4.5.2.2. Cây Muồng hoàng yến (Cassia fistula) có tên khác là bò cạp nước Họ vàng: Caesalpiniaceae

Đặc điểm sinh học: Đây là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng, mọc nhanh, chịu được hạn và mặn, cây con chịu bóng nhẹ. Không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh.

Kỹ thuật gây trồng:

- Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đóng từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đóng ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần.

Chăm sóc cây con: Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây

còn nhỏ, mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần, chỉ để mỗi bầu 1 cây tốt khỏe.

Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện khó khăn khi đem đi trồng.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm

sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần.

Kỹ thuật trồng:

- Chọn cây: Cây con được chọn phải sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh, chiều cao tối thiểu >3 m.

- Khi bứng cây cần có bầu, kích thước bầu phụ thuộc vào chiều cao và đường kính của cây. Trước hoặc sau khi bứng cây cần cắt từ 50 – 70 % số lá trên cây. Khi di chuyển cây chú ý không được làm vỡ bầu.

- Trồng cây: Đối với chỗ đất cao, đặt bầu thấp hơn mặt đất 10 – 20 cm để lấp đất dần trong quá trình chăm sóc. Đối với chỗ đất thấp thường đặt bầu cây ngang mặt đất.

Chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Cây trồng có kích thước lớn nên cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đỡ cây con.

- Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: Phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.

4.5.2.3. Cây Bằng lăng.

Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa. Họ: Tử vi – Lythraceae.

Đặc điểm sinh học: Cây sinh trưởng nhanh có thể chịu được điều kiện ngập úng theo mùa. Cây cho hoa đẹp, ít bị sâu bệnh. Chịu được các điều kiện khắc nghiệt, chống chịu gió bão tốt.

Kỹ thuật gây trồng: Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống:

- Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống (đống cao không quá 50 cm và phải thông gió) từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, mỗi ngày đảo 1 lần..

Xử lý hạt bằng lăng giống: Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KmnO4) nồng độ 0,05 % trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm trong nước 40oC

trong 6 – 8 giờ.

Gieo hạt bằng lăng: Trộn đều hạt với cát khô theo tỷ lệ: 1 phần hạt + 3 phần cát. Khi gieo phải gieo từ từ, nhẹ nhàng để đảm bảo hạt được rải đều trên mặt luống. Sau khi gieo xong phủ 1 lớp (3 – 4 mm) cát mịn phủ lên trên.

Chăm sóc cây con: Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngày tưới 4 – 5 lít/m2/1 lần, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tưới nước phân chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 1 %.

Kỹ thuật trồng:

- Trước khi trồng cần tiến hành đào hố, kích thước hố tối thiểu 1,2 m x 1,2 m x 1,2 m. - Chọn cây: Cây con được chọn phải sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh, chiều cao tối thiểu >3 m.

- Khi bứng cây cần có bầu, kích thước bầu phụ thuộc vào chiều cao và đường kính của cây. Trước hoặc sau khi bứng cây cần cắt từ 50 – 70 % số lá trên cây. Khi di chuyển cây chú ý không được làm vỡ bầu.

- Trồng cây: Đối với chỗ đất cao, đặt bầu thấp hơn mặt đất 10 – 20 cm để lấp đất dần trong quá trình chăm sóc. Đối với chỗ đất thấp thường đặt bầu cây ngang mặt đất.

4.5.2.4. Cây Phượng vĩ.

Tên khoa học: Delonix regia Họ: Ðậu - Fabaceae

Đặc điểm sinh học: Phượng vĩ là loài cây thích hợp và phát triển tốt với khí hậu nhiệt đới, song có thể chịu được các điều kiện khô hạn và không kén đất trồng. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, cây có tuổi thọ không cao, cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng. Sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công.

Kỹ thuật gây trồng:

Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống:

- Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 5 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá.

Kỹ thuật trồng:

- Trước khi trồng cần tiến hành đào hố, kích thước hố tối thiểu 1,2 m x 1,2 m x 1,2 m. - Chọn cây: Cây con được chọn phải sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh, chiều cao tối thiểu >3 m.

- Khi bứng cây cần có bầu, kích thước bầu phụ thuộc vào chiều cao và đường kính của cây. Trước hoặc sau khi bứng cây cần cắt từ 50 – 70 % số lá trên cây. Khi di chuyển cây chú ý không được làm vỡ bầu.

- Trồng cây: Đối với chỗ đất cao, đặt bầu thấp hơn mặt đất 10 – 20 cm để lấp đất dần trong quá trình chăm sóc. Đối với chỗ đất thấp thường đặt bầu cây ngang mặt đất.

4.5.2.5. Cây Sao đen

Tên khoa học: Hopea odorata Họ: Sao Dầu - Dipterocarpaceae

Đặc điểm sinh học: Sao đen sinh trưởng thuận lợi ở các khu vực nhiệt đới ẩm có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Các vùng phân bố tự nhiên của Sao đen thường có nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 - 250C; lượng mưa 1.800 - 2.000 mm/năm. Cây ưa đất ẩm, sâu dày; thích hợp nhất là đất phù sa cổ và sét pha cát của vùng Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố huế (Trang 79 - 91)