Giải pháp áp dụng các mô hình tồn kho vào quản trị tồn kho của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH COMPASS II​ (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ

3.1.1 Giải pháp áp dụng các mô hình tồn kho vào quản trị tồn kho của công ty

Qua tìm hiểu thực tế công tác quản trị hàng tồn kho của công ty em nhận thấy công ty chưa áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho nào.. Công ty tiến hành mua nguyên vật liệu cũng như hàng hóa dựa trên kế hoạch đã định vào đầu kỳ kinh doanh, các quyết định này chủ yếu dựa trên các đơn đặt hàng của đối tác và khách hàng, và qua kinh nghiệm của nhà quản trị. Do đó công tác quản trị hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả và rất có thể dẫn đến những rủi ro không thể lường trước trong tương lai. Do vậy việc áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho EOQ là một điều thật sự cần thiết. Khi hoàn thiện mô hình này giúp công ty có những dự báo chính xác về :

- Khi nào thì tiến hành đặt hàng ?

- Đặt hàng lượng bao nhiêu thì chi phí là thấp nhất ? 3.1.1.2 Nội dung của giải pháp

Do công ty có nhiểu điều kiện phù hợp với giả định của mô hình sản lượng kinh tế cơ bản ( EOQ). Ta sẽ áp dụng mô hình này để quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu tồn kho.

Với phương pháp quản trị hàng tồn kho này giúp công ty xác định được lượng đặt hàng tối ưu. Phương pháp này giúp công ty đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra thông suốt, có đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng vẫn đảm bảo được việc tiết kiệm chi phí. Để áp dụng mô hình này ta giả định rằng:

- Số lượng hàng mỗi lần cung cấp là Q.

- Nhu cầu phải được biết trước và không đổi.

- Phải biết khoảng thời gian đặt hàng đến khi nhận được hàng và thời gian này không thay đổi.

- Lượng hàng trong mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng.

- Không có việc khấu trừ theo sản lượng

- Sự thiếu hụt hàng hóa hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện.

Theo mô hình này ta có lượng đặt hàng tối ưu là :

 Áp dụng thực tế vào công ty , ta có các thông tin :

Trung bình 1 lần đặt hàng có giá trị 100,000 USD = 2,000,000,000 VND Giá trị trung bình một đơn vị nguyên vật liệu nhập khẩu :

25,000+35,000+38,000

3 =32,700 đồng

Lượng đặt hàng trung bình mỗi lần : 2,000,000,000/32,700 = 61,162 kg

=> Nhu cầu nguyên vật liệu trung bình 1 năm (D) : 61,162 x 8 = 489,296 kg Và S = 12,000,000 đồng/lần

H = 6,700 đồng/kg

Từ đó ta có sản lượng đặt hàng tối ưu là : Q* = √2 x 12,000,000 x 489,296

6,700 = 41,865 kg Suy ra số lần đặt hàng tối ưu trong năm là 489,296

41,865 = 11 lần Thời gian giữa mỗi lần đặt hàng là 360/11 = 33 ngày

Như vậy, lượng đặt hàng tối ưu thấp hơn lượng đặt hàng trung bình của công ty và số lần đặt hàng của công ty là 11 lần/năm. Xét về tổng thể, đây cũng không phải là sự chênh lệch lớn. Hơn nữa, giữa kế hoạch sản xuất và thực tiễn sản xuất diễn ra trong tháng không hoàn toàn trùng nhau. Vì thế, nhu cầu ở đây chỉ có thể xem xét ở khía cạnh bình quân hóa.

Lượng vật tư cần dùng trong 1 ngày đêm (d) = D

300 = 489,296

300 = 1,630 kg (1 năm làm việc là 300 ngày)

Thời gian vận chuyển (L) là 45 ngày

=> Điểm đặt hàng lại (ROP) là : d x L = 1,630 x 45 = 73,394.4 kg Từ đó ta đưa ra giải pháp như sau :

- Công ty nên xác định lượng đặt hàng tối ưu cho mình trước khi bước vào một năm tài chính mới. Điều này rất quan trọng vì hiện nay lượng đặt hàng của công ty chưa đạt mức tối ưu nên chưa tối thiểu hóa được chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.

dụng cách đặt hàng mỗi đơn đặt hàng là 41,865 kg và một năm đặt hàng 11 lần, mỗi lần cách nhau 33 ngày sẽ giúp công ty cải thiện được vấn đề về : lượng hàng tồn trữ quá nhiều, gây ứ đọng và phát sinh nhiều chi phí tồn trữ, tối thiểu hóa được tổng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho

- Điểm đặt hàng lại (ROP) cho biết khi lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu là 73,394.4 kg thì công ty nên tiến hành đặt hàng thêm.

 Một giải pháp khác mà công ty cũng cần xem xét để có thể giảm các chi phí liên quan đến tồn kho, đó là giải pháp áp dụng kết hợp mô hình EOQ và mô hình khấu trừ theo sản lượng.

Hiện nay, công ty chưa được hưởng mức giá khấu trừ theo sản lượng vì hiện nay công ty đang tiến hành mua nguyên vật liệu trực tiếp từ công ty mẹ. Tuy nhiên, để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, công ty có thể tìm kiếm những nhà cung cấp mới để mua nguyên vật liệu với mức giá được khẩu trừ theo sản lượng.

Ví dụ như : có các thông tin sau của công ty Giá mua : 32,700 đồng/kg

Nhu cầu năm (D) = 489,296 kg

Chi phí 1 lần đặt hàng (S) = 12,000,000 đồng

Chi phí lưu kho hàng năm (H) = 20% giá mua (I x P) Lượng đặt hàng tối ưu (Q*) = 41,865 kg

Nếu công ty đặt mua mỗi lần 100,000 kg sẽ được hưởng chiết khấu 8%

Giải pháp :

Nếu đặt mua mỗi đơn hàng 41,865 kg thì chi phí một năm cho tồn kho sẽ là : Cmh = 489,296 x 32,700 = 16,000,000,000 đồng

Cđh = 12,000,000 x 11 = 132,000,000 đồng Ctt = 20% x 32,700 x 41,865

2 = 136,898,550 đồng

Tổng chi phí : TC1 = 16,000,000,000 + 132,000,000 + 136,898,550

= 16,268,898,550 đồng

Nếu đặt mỗi đơn hàng 100,000 kg với giá chiết khấu 8% thì chi phí 1 năm cho hàng tồn kho sẽ là :

Cmh = 16,000,000,000 x 92% = 14,720,000,000 đồng Cđh = 12,000,000 x (489,296/100,000) = 58,715,520 đồng Ctt = 20% x 92% x 32,700 x 100,000

2 = 300,840,000 đồng Tổng chi phí TC2= 14,720,000,000 +58,715,520 + 300,840,000 = 15,079,555,520 đồng

=> Công ty nên đặt hàng với lượng 100,000 kg thép mỗi đơn hàng. Như vậy công ty sẽ tiết kiệm được 1 số tiền là 16,268,898,550 - 15,079,555,520=1,189,343,030 đồng.

Qua ví dụ trên có thể thấy rằng mô hình chiết khấu cũng có thể được áp dụng tại Compass II vì ưu điểm của nó là công ty có thể giảm chi phí hàng tồn kho 1 năm nếu đặt hàng đủ lớn để hưởng tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Tuy nhiên, công ty phải cân nhắc xem có thể áp dụng mô hình này cho những loại hàng tồn kho nào, so sánh xem chi phí nào tăng lên ( như chi phí lưu kho), chi phí nào giảm đi ( như chi phí mua hàng). Có những loại hàng tồn kho nếu để lâu sẽ làm giảm gí trị, kết quả là dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại tăng lên, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

3.1.1.3 Kết quả dự kiến đạt được

Vậy giải pháp áp dụng mô hình EOQ đã giúp công ty giải quyết được 2 vấn đề là : khi nào thì tiến hành đặt hàng là hợp lí và đặt hàng lượng bao nhiêu thì chi phí thấp nhất. Đó là : công ty nên đặt trung bình khoảng 41,865 kg/đơn hàng và một năm đặt hàng 11 lần, mỗi lần cách nhau 33 ngày. Và khi hàng trong kho còn khoảng 73,394.4 kg thì công ty nên chuẩn bị tiến hành đơn đặt hàng mới.

Việc mua hàng với số lượng lớn với mức giá chiết khấu thích hợp sẽ giúp công ty giảm thiểu được hơn các chi phí liên quan đến tồn kho. Nếu có điều kiện, công ty cũng nên tìm kiếm thêm cho mình một nhà cung cấp đáng tin cậy có áp dụng chính sách chiết khấu giá theo sản lượng.

Việc áp dụng các mô hình tồn kho sẽ giúp công ty giảm thiểu được chi phí tồn kho, từ đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và lợi nhuận cho công ty.

3.1.2 Giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kho chứa của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH COMPASS II​ (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)