Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn huyện mai Sơn, tỉnh Sơn La
3.1.8. Phát triển sản xuất cà phê bền vững về mặt xã hội
Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê ở huyện Mai Sơn đã đóng góp trờn 40% GDP của tỉnh và khoảng ẳ số dõn của huyện sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê. Do vậy việc phát triển sản xuất cà phê là nhân tố quan trọng trong việc giải quyết công ăn, việc làm cho một bộ phận lớn người dân của huyện Mai Sơn.
Từ năm 2003 đến năm 2017, lao động trong ngành sản xuất cà phê của huyện Mai Sơn tăng bình quân hàng năm 2,96%. Tỷ lệ lao động bình quân phục vụ trong ngành sản xuất kinh doanh cà phê chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của huyện (32,74%) và lao động trong ngành nông nghiệp (43,35%) của huyện.
3.1.8.2. Tình hình giảm nghèo tại huyện Mai Sơn
Trong những năm qua công tác xoá đói giảm nghèo luôn được Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp tích cực triển khai và thực hiện cùng với sự hưởng ứng rộng rãi trong mỗi tầng lớp nhân dân. Toàn huyện đã nỗ lực
phấn đấu khắc phục khó khăn vươn lên thoát nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua hàng năm. Theo số liệu báo cáo của Sở Lao động Thương binh xã hội của tỉnh Sơn La, từ năm 2011 đến 2015 tổng số hộ nghèo của huyện Mai Sơn theo Quyết định số 09/2011 ngày 30/01/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015;
từ 2016-2017 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Bảng 3.21: Tình hình giảm nghèo ở huyện Mai Sơn
TT Năm Số hộ nghèo Ghi chú
1 2011 8351 Quyết định số 09/2011 ngày
30/01/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015
2 2012 8039
3 2013 7085
4 2014 6308
5 2015 6293
6 2016 9007 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg
ngày 19/11/2015 của Thủ tướng chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
7 2017 7970
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn
Qua bảng số liệu cho thấy theo từng cách tiếp cận tỉ lệ hộ nghèo theo các năm của huyện đã giảm dần, việc xóa đói, giảm nghèo của huyện trong thời gian qua có một phần đóng góp không nhỏ của ngành sản xuất cà phê. Nhờ việc giải quyết công ăn việc làm trong ngành cà phê tạo điều kiện cho một bộ phận không nhỏ dân số huyện Mai Sơn ổn định công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần đáng kể vào việc PTCPBV về mặt xã hội.
3.1.8.3. Thu nhập và đời sống của các hộ dân tại huyện Mai Sơn
Sản xuất kinh doanh cà phê ở huyện Mai Sơn góp phần gia tăng thu nhập cho người dân của huyện. Thu nhập từ sản xuất cà phê chiếm tỉ trọng lớn trong
tổng thu nhập của các hộ (Bảng 3.22).
Bảng 3.22: Tình hình thu nhập và kết cấu thu nhập từ SXCP ở huyện Mai Sơn năm 2017
STT Chỉ tiêu Thu nhập Cơ cấu
(Triệu đồng) (%)
1 Thu nhập bình quân hộ 83,12 100,00
1.1 Thu nhập từ cà phê 63,90 76,88
1.2 Thu nhập khác 19,22 23,12
2 Thu nhập bình quân nhân khẩu 19,66 100,00
2.1 Thu nhập từ cà phê 15,65 79,60
2.2 Thu nhập khác 4,01 20,40
3 Thu nhập bình quân lao động 40,27 100,00
3.1 Thu nhập từ cà phê 31,64 78,57
3.2 Thu nhập khác 8,63 21,43
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018
Số liệu bảng 3.22 cho thấy: Trong năm 2017, thu nhập bình quân hộ đạt 83,12 triệu đồng, thu nhập bình quân nhân khẩu đạt 19,66 triệu đồng; thu nhập bình quân lao động đạt 40,27 triệu đồng. Thu nhập từ cà phê chiếm đến gần 80% tương ứng 63,90 triệu đồng/hộ, 15,65 triệu đồng/nhân khẩu và 31,64 triệu đồng/lao động.
Nhìn chung thu nhập từ cà phê của các hộ trồng cà phê đóng góp một phần quan trọng trong tổng thu nhập của hộ. Tuy nhiên việc tổng hợp kết quả nghiên cứu này chỉ trong một năm 2017, lại tập trung vào các hộ trồng cà phê nên kết quả chỉ mới phản ánh một phần nào đó vai trò của ngành cà phê với PTCPBV về mặt xã hội mà chưa thấy hết một cách tổng thể tầm quan trọng của ngành cà phê với phát triển kinh tế xã hội của huyện Mai Sơn.
3.1.8.4. Tình hình vay nợ của các hộ trồng cà phê
Bảng 3.23 cho thấy, có đến 61,4% số hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất cà
phê và trong những năm qua tỷ lệ này đang có xu hướng tăng. Số tiền vay vốn tối thiểu là 5 triệu đồng (vay ngân hàng chính sách), số tiền vay tối đa trên 100 triệu đồng (vay ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp và PTNT).
Tuy nhiên hộ sản xuất cà phê còn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng.
Những khó khăn thường gặp là: Số lượng vốn vay hạn chế, thủ tục vay phức tạp, mất thời gian đi lại, phải “có” tài sản thế chấp, thái độ làm việc của nhân viên ngân hàng, gặp rủi ro bị các cò ngân hàng lừa, chặt chém tiền hoa hồng làm hồ sơ vay vốn cao. Số hộ vay vốn từ tổ chức tín dụng nhân dân không đáng kể và vốn vay được không lớn.
Bảng 3.23: Tình hình vay nợ của hộ sản xuất cà phê ở huyện Mai Sơn
STT Nguồn vay Số
hộ
Tỷ lệ hộ vay (%)
Tổng tiền vay tối thiểu (triệu đồng)
Tổng tiền vay tối đa (triệu đồng)
Tỉ trọng
tiền vay (%)
Tiền vay BQ hộ (triệu đồng)
1
Không vay nguồn
nào 193 38,60 - - - -
2
Ngân hàng chính
sách 118 23,60 3,00 102,00 31,60 19,18 3 Tổ chức tín dụng 41 8,20 6,00 52,00 4,87 19,10
4
Ngân hàng thương
mại 125 25,00 5,00 101,00 24,42 29,53
5 Cá nhân 10 2,00 7,00 50,00 1,56 19,00
6 Khác 13 2,60 6,50 40,00 1,96 18,04
7 Tổng 500 100,00 0,00 102,00 100,00 23,33 Nguồn: Kết quả điều tra năm 2018
Chỉ có 23,6% hộ vay được vốn ngân hàng chính sách, vì vậy số còn lại
(37,6%) vay từ các ngân hàng thương mại, tư nhân, người bán vật tư hoặc họ hàng, bạn bè với lãi suất cao hơn. Trong đó các đại lý bán vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thường cung cấp vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền vốn cho các hộ trồng cà phê sau đó họ sẽ thu mua cà phê sau thu hoạch.
Những đối tượng này thường cho vay với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất quy định của ngân hàng nhà nước. Người sản xuất cà phê bị phụ thuộc vào đối tượng cho vay như ép bán cà phê với giá được thoả thuận luôn thấp hơn giá thị trường, bất lợi cho người sản xuất cà phê. Những lúc gặp điều kiện bất lợi như mất mùa, giá cà phê xuống quá thấp, hạn hán, sâu bệnh người sản xuất cà phê có thể mất khả năng trả nợ, bị siết nợ, hoặc đáo hạn nợ với lãi suất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
3.1.9. Phát triển sản xuất cà phê bền vững về mặt môi trường