Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ thập kỉ XX cho đến nay. Trước đây, cà phê chiếm tới 80% tổng thu nhập từ xuất khẩu, nhưng hiện nay chỉ còn là 20% do giá trị xuất khẩu của các ngành hàng khác tăng mạnh. Mặc dù vị trí của ngành cà phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu, nhưng Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sản lượng tương đối ổn định. Thành tựu này đạt được một phần là nhờ nước này có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê chính xác và được công bố qua “Hội thảo triển vọng thị trường” tổ chức hàng năm tại Brazil. Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy tín trên thị trường thế giới nhờ chất lượng cao. Mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam, nhưng Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến.
Thành tựu này đạt được là nhờ Brazil có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt, do Chính phủ đầu tư toàn bộ. Brazil là nước có sản lượng tiêu thụ cà phê lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ), với gần 50% sản lượng sản xuất ra được tiêu thụ trong nước, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới. Hiện nay, lượng tiêu thụ nội địa vẫn liên tục tăng hàng năm, nhờ triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Đây là một kinh nghiệm rất tốt mà Việt Nam có thể học tập.
- Colombia: Theo số liệu sơ bộ của CGF, trong 5 tháng đầu năm marketing 2005/2006 (10/2005-1/2006), sản lượng cà phê của Colombia ước tăng 5% (310.000 bao) so với cùng kì trước đó. Giá cà phê tăng trên thị trường
quốc tế đã khuyến khích hoạt động đầu tư vào những vùng trồng cà phê có năng suất cao, thay vì chú trọng vào việc mở rộng diện tích trồng. Sản lượng cà phê tại những vùng đất ít màu mỡ của Colombia đang suy giảm, nhưng lượng thiếu hụt này có thể được bù đắp bằng việc gia tăng mật độ cây trồng và năng suất cà phê tại các vùng đất màu mỡ khác. Giá cà phê tăng cao trên thị trường quốc tế cũng khuyến khích việc trồng mới tại các vùng phía Nam Colombia - nơi bắt đầu sản xuất cà phê chất lượng cao. Sản lượng cà phê của Colombia dự đoán, sẽ vẫn duy trì ở mức 11-12 triệu bao/năm. Chính sách sản xuất của CGF được định hướng theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Để thực hiện một phần của chiến lược này, Trung tâm nghiên cứu khoa học Colombia đã phát triển một chiến lược mới nhằm nâng cao hiệu suất hái quả cà phê chín để giảm thiểu thời gian thu hoạch và hạn chế lượng quả cà phê bị rụng.
Được biết, việc hái quả cà phê chín của nông dân chiếm khoảng 40% chi phí sản xuất mặt hàng này. Bên cạnh đó, CGF cũng tích cực khuyến khích các nhà sản xuất cà phê quy mô nhỏ nước này tham gia vào các hoạt động khác nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập. Hiện nay, 90% sản xuất cà phê của Colombia được canh tác trên diện tích dưới 5 ha. Ngoài ra, CGF còn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu các giống cà phê mới với sản lượng và giá trị cao hơn. Việc Mỹ gia nhập tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) đã nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt từ các nhà xuất khẩu cà phê Colombia bởi Mỹ là thị trường tiêu thụ cà phê chủ chốt của nước này. Hiện nay, các nhà xuất khẩu cà phê Colombia đang tăng cường công tác quản lý chất lượng mặt hàng và xuất xứ sản phẩm. Ngành cà phê Colombia tin rằng, với tư cách là thành viên của ICO, Mỹ sẽ giúp cho họ thực hiện việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Guatemala: Guatemala là nước sản xuất cà phê Arabica lớn thứ hai ở Trung Mỹ, diện tích cà phê cả nước năm 1997 là 378.000 manzana (khoảng 265.000 ha). Guatemala có trên 61,000 trang trại cà phê. Tại Guatemala, các chính sách chủ yếu về cà phê được quyết định bởi Hội đồng chính sách cà phê
được tổ chức với các đại biểu của ANACAFE, ngân hàng trung ương và các bộ tài chính, nông nghiệp, kinh tế và ngoại giao, ANACAFE là một tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho các nhà sản xuất cà phê, chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ khuyến nông, thông tin về giá cả, tài chính cho người trồng cà phê, đại diện cho ngành cà phê trong thương thảo với cơ quan nhà nước.
1.2.2. Ở Việt Nam
Theo Phan Quốc Sủng (1999): Diện tích cà phê ở Việt Nam so sánh với năm 1975 thì năm 1995 tăng gấp 13 lần, sản lượng tăng gấp 40 lần. Đến năm 1999 sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp hơn 60 lần.
Bảng 1.1: Diễn biến diện tích và sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1982 đến 2011 (ha, tấn cà phê nhân)
Năm Diện tích
Lượng xuất khẩu
Năm Diện tích
Lượng xuất khẩu
Năm Diện tích
Lượng xuất khẩu 1982 19.800 4.600 1992 135.000 87.500 2002 522.200 702.018 1983 26.500 3.400 1993 140.000 124.300 2003 509.937 693.863 1984 29.500 9.400 1994 115.500 163.200 2004 503.241 889.705 1985 44.600 23.500 1995 205.000 222.900 2005 491.400 800.608 1986 65.600 26.000 1996 285.500 248.500 2006 506.400 961.200 1987 92.300 30.000 1997 385.000 375.600 2007 525.100 996.300 1988 119.900 45.000 1998 485.000 387.200 2008 530.900 1.055.800 1989 123.100 56.900 1999 529.000 464.400 2009 238.500 1.183.523 1990 135.500 68.700 2000 533.000 705.300 2010 554.800 1.170.000 1991 135.000 76.800 2001 535.000 844.452 2011 570.900 1.232.000
Nguồn: VICOFA, Đoàn triệu nhạn trích dẫn 2007; Tổng cục thống kê Số liệu cho thấy diện tích cà phê của Việt Nam liên tục được mở rộng từ năm 2001, đạt diện tích lớn nhất là 570.900 ha (năm 2011) và đó là năm có sản lượng xuất khẩu cao nhất (1.232.000 tấn). Nếu tính riêng nhóm các nước sản xuất cà phê Robusta thì lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chiếm thị phần
34% niờn vụ 2000 - 2001, vỡ vậy cà phờ Việt Nam cú thể gõy ảnh hưởng rất rừ rệt đối với thị trường cà phê Robusta thế giới.
Đến năm 2011, xuất khẩu cà phê đạt 1.232.000 tấn, thu về hơn 2 tỷ USD.
Trong vòng 25 năm qua, đặc biệt là 15 năm trở lại đây, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ một nước có nền sản xuất cà phê nhỏ bé không có tên tuổi trên thị trường cà phê thế giới, đến nay Việt Nam đã là một nước sản xuất cà phê lớn, có sản lượng xuất khẩu hàng năm đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Brasil và là nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Robusta.
Khoảng nửa triệu ha cà phê được trồng trong vòng 15 năm và cho sản lượng hàng năm trên 700 ngàn tấn. Một sự kiện làm không ít người trên thế giới phải ngạc nhiên và khâm phục (Đoàn Triệu Nhạn, 2002).