Chỉ tiêu sinh trưởng Tiêu chuẩn
Tuổi cây (tháng) 6-8
Chiều cao (cm) 20-35
Đường kính cổ rễ (mm) Trên 4
Cặp lá thật Trên 5
Nguồn: Quy trình kỹ thuật trồng cà phê
Ngoài những tiêu chí chọn giống trên thì phương pháp chọn cây trồng mới của người dân địa phương thường dựa vào kinh nghiệm và mắt thường. Một cây giống khỏe, không sâu bệnh cho năng suất cao là cây phải có thân cứng cáp, không bị biến dị và được huấn luyện dưới ánh nắng trực tiếp trong vườn ươm từ 15-20 ngày trước khi trồng.
3.1.3.2. Thời vụ trồng
Vì cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh doanh dài nên số lượng trồng mới tại địa phương phụ thuộc vào sâu bệnh, sương muối hoặc hộ sản xuất muốn mở rộng diện tích thì mới trồng mới. Theo quy trình kỹ thuật thời điểm trồng bắt đầu từ đầu mùa mưa và kết thúc trước mùa khô 2-3 tháng. Tại huyện Mai Sơn đa số các hộ dân chỉ trồng mới vào thời điểm vụ hè từ tháng 4-6 sau khi mưa xuống. Một số ít hộ trồng vào thời điểm vụ thu từ tháng 7-9. Thời điểm này cây cà phê có sức sống phát triển mạnh nên người dân có thể trồng mới.
Phần lớn kỹ thuật trồng mới được người dân dựa vào những kiến thức kinh nghiệm của gia đình, hàng xóm. Một số hộ dân được đi tập huấn kỹ thuật
cũng áp dụng kiến thức vào vườn sản xuất cà phê của hộ. Điều đó cho thấy người dân cũng đã quan tâm đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê để đạt được năng suất tốt hơn.
Trung bình mật độ trồng của huyện Mai Sơn từ 5.400 cây đến 5.800 cây/ha. Tùy thuộc vào các vườn của các hộ có trồng xen cây khác hay không.
3.1.3.3. Các biện pháp kỹ thuật
- Làm cỏ: Nhìn vào bảng 3.8 có thể thấy mức độ làm cỏ của các hộ có thu nhập khá, giàu lớn hơn các hơn các hộ thu nhập trung bình. Cho thấy các hộ có thu nhập khá giàu đầu tư bỏ nhiều kinh phí và thời gian chăm sóc nhiều hơn. Bảng 3.8: Mức độ làm cỏ ĐVT: % Mức độ tiến hành làm cỏ Xã Mường Chanh Xã Chiềng
Chung Xã Chiềng Ban
Trung bình Khá giàu Trung bình Khá giàu Trung bình Khá giàu Thường xuyên 22,73 12,50 30,09 20,00 40,00 33,33 Thỉnh thoảng 77,27 87,50 60,91 80,00 60,00 66,67
Nguồn: Số liệu điều tra 2018
Mức độ làm cỏ của các hộ gia đình phụ thuộc vào nguồn nhân lực, thời gian và tài chính của hộ. Đối với các hộ gia đình có diện tích trồng lớn thường thuê lao động bên ngoài làm cỏ với giá 120.000 đến 150.000 đồng/ngày/8 tiếng. Những hộ gia đình đó thường tập trung vào những hộ khá, giàu. Còn đối với những hộ có thu nhập trung bình do không có điều kiện thuê lao động ngoài, mức độ làm cỏ phụ thuộc vào thời gian rảnh rỗi của hộ hoặc kết hợp các công việc chăm sóc khác như bón phân, tỉa cành cho cây cà phê.
- Bón phân: Vườn cà phê muốn đạt năng suất cao cần phải đầu tư phân bón và công chăm sóc. Theo ý kiến của một số người dân có kinh nghiệm sản
xuất cà phê lâu năm tại xã Chiềng Ban, nếu cà phê có bón phân cho năng suất 11 đến 12 tấn quả tươi/ha đối với vườn cà phê không bón phân chỉ cho 5 đến 6 tấn quả tươi/ha.
Bảng 3.9: Tỷ suất bón phân các hộ điều tra Xã Mường Xã Mường Chanh Xã Chiềng Chung Xã Chiềng Ban Trung bình Khá giàu Trung bình Khá giàu Trung bình Khá giàu Trung bình số mảnh trồng cà phê 3,09 3,75 2,68 3,75 3,07 2,80 Trung bình số lần bón/năm 1,73 2,07 1,5 1,7 1,54 1,75
Năng suất (tấn/ha) 11,7 15 7,9 12,7 14,4 18
Nguồn: Số liệu điều tra 2018
Trung bình các hộ sản xuất đều bón phân 1 đến 2 lần/năm cho cây cà phê. Qua số liệu điều tra cho thấy những hộ khá giàu có tỷ suất bón phân nhiều hơn cho năng suất cao hơn những hộ có thu nhập trung bình.
Thời kỳ bón phân được chia làm 2 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản (năm thứ 1 đến năm thứ 3): Giai đoạn này tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình bón nhiều hay ít. Trước khi trồng mới hộ sản xuất sẽ bón lót một lượng phân chuồng, sau đó sẽ bón thúc NPK. Thông thường các hộ sản xuất khá, giàu ngoài bón lót phân chuồng còn bổ sung bón thêm ure, supe lân và một ít hàm lượng kali cho cây trước khi bón thúc NPK.
Bảng 3.10: Lượng phân bón sử dụng thời kỳ kiến thiết cơ bản Loại phân Số hộ bón Loại phân Số hộ bón (hộ) Số lượng (kg) Urê 12 554,16 Supe lân 5 1060
Lân nung chảy 0 0
Kali 11 500
NPK 82 1569,51
Phân chuồng 83 4077,11
Phân hữu cơ đã qua xử lý 0 0
Phân khác 25 996
Nguồn: số liệu điều tra năm 2018
Qua khảo sát thì thấy số hộ có bón lót phân chuồng chiếm đến 92,2 % số hộ, số hộ bón thúc bằng NPK tổng hợp chiếm 91% số hộ. Tính trên các hộ có bón các loại phân thì trung bình các hộ có bón phân chuồng bón với số lượng khoảng hơn 4 tấn/ha, bón thúc NPK hơn 1,5 tấn/ha. Đến năm thứ 3 cây cho quả bói nhưng số lượng ít nên hộ sản xuất không tính vào thời kỳ thu hoạch.
Giai đoạn kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi): Bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi cây cà phê bước vào thời kỳ cho quả đều và nhiều hơn. Những năm trở về sau hộ sản xuất chỉ bón thúc NPK hàng năm từ 1 - 2 lần/vụ.
Nhìn vào bảng 3.11 ta thấy số hộ có bón thúc NPK chiếm 87,8%, số hộ bón thúc ure chiếm 34,4%, các hộ bón các loại phân khác chiếm 15,6% trên tổng số các hộ. Tính trên các hộ khảo sát có bón phân NPK, trung bình mỗi hộ sản xuất bón khoảng 1,7 tấn NPK/ha. Các hộ có bón thúc ure bình quân 403 kg/ha, bón kali 483 kg/ha và phân khác là 907 kg/ha.
Bảng 3.11: Lượng phân bón sử dụng thời kỳ kinh doanh Loại phân Số hộ bón Loại phân Số hộ bón (hộ) Số lượng (kg) Ure 31 403,22 Supe lân 4 1375
Lân nung chảy 0 0
Kali 6 483,33
NPK 79 1729,12
Phân chuồng 1 2000
Phân hữu cơ đã qua xử lý 0 0
Phân khác 14 907,14
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018
Do diện tích trồng cà phê tập trung ở khu vực triền dốc đồi núi cao nên kỹ thuật bón phân của người dân tùy vào từng mảnh trồng cũng khác nhau. Với khu vực trồng ở vùng cao, dốc người dân bón phân ở phía cao hơn trên gốc cây cà phê với khoảng cách 40 cm để phân có thể trôi xuống và ngấm vào rễ. Còn với khu vực cà phê được trồng ở vùng bằng, thấp thì hộ bón xung quanh gốc. Thời điểm bón phân vào tháng 4 hoặc tháng 8 khi khi thời tiết không mưa, tránh trường hợp trôi phân.
- Tưới tiêu: Do điều kiện địa hình của tỉnh, các vườn cà phê được trồng ở vùng đồi núi cao nên người dân không thể đưa nguồn nước tưới lên được. Hầu hết diện tích cà phê của Sơn La đều phụ thuộc vào nguồn nước mưa hàng năm. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cà phê.
Từ cuối tháng 10/2014 đến nay trên địa bàn tỉnh Sơn La đã triển khai thí điểm mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ ISRAEL cho cây Cà phê tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn La 6 hộ, 6 ha; Các hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật và quy trình vận hành tưới ẩm cho cà phê.
Tuy nhiên công nghệ tưới nhỏ giọt cho cà phê mới thực hiện mô hình thí điểm, chưa nhân rộng ra sản xuất đại trà do kinh phí đầu tư lớn. Tới nay, mặc dù đang trong thời gian thu hoạch chưa cho kết quả năng suất của mùa vụ nhưng qua mắt thường của người dân địa phương cho thấy vườn cà phê thuộc diện tích có tưới ẩm cho quả bóng, mọng, đẹp và tỷ lệ quả chín đều hơn đối với những vườn cà phê không tưới. Dưới đây là hình ảnh thực tế so sánh quả cà phê được tưới ẩm và không được tưới ẩm tại Tong Chinh - xã Chiềng Ban - huyện Mai Sơn.
Quả cà phê có áp dụng công nghệ tưới ẩm
Quả cà phê không áp dụng công nghệ tưới ẩm
Hình 3.2: Hình ảnh quả cà phê
- Trồng xen: Yêu cầu sinh thái của cây cà phê chè là cần ánh sáng tán xạ, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu thẳng vào cây nên việc trồng xen là cần thiết đối với vườn cà phê nếu muốn đạt năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên tại các khu vực trồng cà phê việc trồng xen của người dân nhằm mục đính tăng thu nhập là chính. Người dân sản xuất chưa quan tâm đến việc che bóng và chắn gió cho cây cà phê.
Bảng 3.12: Tỷ lệ trồng xen tại huyện Mai Sơn
ĐVT: %
Xã Mường Chanh Xã Chiềng Chung Xã Chiềng Ban Trung bình Khá giàu Trung bình Khá giàu Trung bình Khá giàu Tỷ lệ trồng xen Có 100,00 100,00 71,43 50,00 60,00 46,67 Không 0,00 0,00 28,57 50,00 40,00 53,33
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018
Bảng 3.12 cho thấy tại các xã trồng cà phê thuộc xã Mường Chanh 100% hộ dân đều trồng xen. Các loại cây trồng xen là mận hậu, nhãn chín sớm, những loại cây này được đa số mọi người trồng do phù hợp với chất đất và cho giá trị sản phẩm cao. Còn ở xã Chiềng Chung và Chiềng Ban tỷ lệ các hộ trồng xen tập trung nhiều ở các hộ thu nhập trung bình. Loại cây trồng xen ở các huyện này thường là nhãn chín sớm cho giá thành sản phẩm cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
- Tỉa cành, tạo tán: Tỉa cành tạo tán là một công đoạn quan trọng cho cây cà phê. Việc tỉa cành giúp cho cây cà phê phát triển tốt hơn, tập trung dinh dưỡng nuôi những cành thiết yếu cho ra quả đạt năng suất tốt hơn. Trên thực tế, qua khảo sát việc tỉa cành, tạo tán cây cà phê của người dân được thực hiện chủ yếu vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 3 sau tết chính là thời điểm sau khi thu hoạch xong một mùa vụ.
Người trồng cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn tỉa cành tạo tán khi cây cà phê được 4 năm tuổi trở lên, tức là giai đoạn cây cà phê bước vào thời kỳ kinh doanh cây bắt đầu cho quả nhiều nhất.
Những cành tỉa là những cành thừa, cành mọc thẳng đứng hoặc cành bị sâu. Do đặc điểm sinh trưởng cây cà phê phát triển mạnh nên sau mỗi đợt mưa, các cành có sức phát triển rất tốt và không theo một quy luật nhất định. Thường trên một cành cấp 1, mỗi hộ chỉ để khoảng 2 đến 3 cành cấp 2 để cây có thể tập trung dinh dưỡng cho những cành đó ra quả.
- Sâu bệnh: Tình hình sâu bệnh hại cà phê
Kết quả điều tra, đánh giá sâu hại từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch cho thấy: năm 2018 xuất hiện 10 loài sâu gây hại, trong đó có 4 loài gây hại chủ yếu là Mọt đục quả, Bọ xít muỗi, Sâu đục thân mình trắng và rệp mềm xanh, nâu. Trong 4 loài sâu hại chủ yếu có 2 loài gây hại nặng là Mọt đục quả và Bọ xít muỗi.
Bảng 3.13. Thành phần sâu hại và mức độ phổ biến
STT Tên Việt
Nam Tên khoa học
Mức độ phổ biến Xã Chiềng ban Xã Chiềng Chung Xã Mường Chanh
1 Sâu róm Euproctis pseudoconspersa
Strand - - - 2 Sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevrolat + + + 3 Mọt đục
quả Stephanoderes hampei Fer. ++ +++ +++
4 Rệp mềm
xanh Coccus viridis Green ++ +++ +++ 5 Rệp sáp
mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus ++ +++ +++
6
Rệp sáp hình bán
cầu
Saissetia coffeae Walker ++ ++ +
7 Rệp muội
nâu Toxoptera aurantii + + +
8 Ve sầu Chưa định danh + ++ +
9 Mối Macrotermes sp. - - -
10 Bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterh + +++ +++
Nguồn: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn 2018 Ghi chú : - rất ít (0-5% số lần bắt gặp)
+ bắt gặp ít (6-25% số lần bắt gặp)
++ bắt gặp trung bình (26-50% số lần bắt gặp) +++ bắt gặp nhiều nhất (> 50% số lần bắt gặp)
Thống kê thành phần bệnh hại cà phê nhóm nghiên cứu thu được kết quả sau:
Kết quả điều tra cho thấy bệnh hại cây cà phê được ghi nhận là 3 bệnh, trong đó 2 bệnh do nấm gây hại bao gồm bệnh thán thư (Khô cành khô quả), bệnh đốm mắt cua và 1 bệnh sinh lý được thống kê do thiếu Bo. Trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy bệnh gây hại ở mức trung bình, mức độ phổ biến bệnh hại bắt gặp từ 26 - 50%.
Bảng 3.14. Thành phần bệnh hại và mức độ phổ biến
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Mức độ phổ biến Chiềng Ban Chiềng Chung Mường Chanh 1 Thán thư Colletotrichum spp. ++ ++ ++ 2 Đốm mắt cua Cercospora coffeicola + ++ + 3 Thiếu Bo + + ++
Nguồn: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn 2018
- Thu hoạch, bảo quản: Đặc điểm quả chín của cà phê chè ở Sơn La khác với cà phê vối được trồng ở khu vực Tây Nguyên. Đối với cà phê vối quả chín đồng loạt nên khi thu hoạch người dân có thể tuốt hết cả cành, nhưng đối với cà phê chè quả chín liên tục trong một thời gian dài nên khi thu hoạch người dân chỉ lựa chọn hái những quả chín. Đây là yếu tố thuận lợi của cà phê chè, khi thu hoạch sẽ có tỷ lệ quả chín cao hơn so với cà phê vối do được lựa chọn.
Tỷ lệ quả chín khi thu hoạch huyện Mai Sơn rất cao, đều đạt trên 95%, trong đó tỷ lệ quả chín sau thu hoạch của Mai Sơn cao nhất với 95,7%. Sau khi thu hoạch tùy vào giá bán quả tươi hoặc cà phê thóc khô từng thời điểm, người dân có thể bán ngay tại vườn cho thương lái hoặc về tự chế biến với điều kiện
đẩy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ.
3.1.4. Các hình thức tổ chức sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tỉnh Sơn La
Diện tích sản xuất cà phê hiện nay 100% tập trung tại các hộ gia đình, diện tích nhỏ lẻ, manh mún, nên rất khó để hình thành một nền sản xuất tập trung; đã hình thành mối liên kết sản xuất cà phê giữa các hộ trồng cà phê với các Công ty thu mua quả tươi, thu mua nhân cho các hộ gia đình thông qua hợp đồng sản xuất, thu mua cà phê.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến - Chi nhánh Sơn La là thành viên 4C của tổ chức Quốc tế, xây dựng vùng nguyên liệu cà phê bền vững tuân thủ theo Bộ qui tắc 4C (Tiêu chuẩn quốc tế), đã được tổ chức 4C Quốc tế cấp chứng chỉ cho 3.176 hộ dân với 2.930,3 ha, tháng 7 năm 2015; tổ chức UTZ cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ cho 2189 hộ, 5.072 ha, sản lượng 17.000 tấn/năm.
Công ty trách nhiệm sản xuất và thương mại Cát Quế được tổ chức UTZ cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ 1.201 hộ, diện tích 1033,5 ha, 4131 tấn/năm.
Hợp tác xã Bích Thao đang xây dựng vùng nguyên liệu đề nghị tổ chức UTZ cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ cho khoảng 300 hộ với diện tích 500 ha.
3.1.5. Chuỗi giá trị cà phê
Trong thực tế sản xuất cà phê, người nông dân sản xuất cà phê gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn trong việc nâng cao năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, đồng thời sản phẩm cà phê làm ra có giá thành tương đối cao. Theo kết quả tính toán sơ bộ đối với 01 tấn cà phê nhân của các hộ năm 2017 như sau:
Tổng chi phí sản xuất bình quân cho 01 tấn cà phê nhân: 22,83 triệu đồng. Giá bán 01 tấn cà phê nhân xô bình quân: 47,50 triệu đồng.
Lợi nhuận bình quân: 24,67 triệu đồng/tấn; Tỷ lệ lợi nhuận kinh tế/chi phí: 108,03%;